Danh mục
KHBD Tự chon Văn 9 tuần 29
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 13/04/24 23:20
Lượt xem: 1
Dung lượng: 29.8kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 10/04/2024 Ngày dạy: /4/2024 Tiết 28 ÔN TẬP VĂN BẢN: VIẾNG LĂNG BÁC (Viễn Phương) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Ôn lại các kiến thức về tác giả, tác phẩm. - Cảm nhận đư¬ợc cảm xúc chân thành, tha thiết của ngư¬ời con miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu - Thấy đ¬ược sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả thể hiện trong bài thơ. * HS khuyết tật: hệ thống được 60-70% kiến thức. 2. Năng lực - Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy: trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực thẩm mĩ: cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng. * HS khuyết tật: Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực văn học, làm việc nhóm. 3. Phẩm chất - Tình cảm yêu kính, tự hào, biết ơn Bác. - Trung thành, kiên cường, bất khuất… II. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức 2. Tổ chức ôn tập: *HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG (3 phút) Cách 1: - GV cho hs quan sát một số bức tranh về chủ tịch Hồ Chí Minh, yêu cầu hs nhận xét-- Từ câu trả lời của hs , gv gới thiệu vào bài ôn -> Ghi tên bài * HOẠT ĐỘNG : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC *Thời gian 15 phút a) Mục tiêu: HS ôn lại nội dung, nghệ thuật đoạn trích b) Nội dung: HS quan sát để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt Bước 1: Giao nhiệm vụ: - Nhóm 1: Thuyết trình về tác giả , hoàn cảnh sáng tác ? - Nhóm 2: Thể loại, phương thức biểu đạt, bố cục, mạch cảm xúc? - Nhóm 3: Nội dung, nghệ thuật - Bước 2 : Đại diện HS trả lời (GV chú ý hoạt động của HS khuyết tật) Bước 3 : HS các nhóm nhận xét về phần trả lời Bước 4 : GV nhận xét , chiếu kết quả trên bảng . Dự kiến kết quả: * Nhóm 1 : Thuyết trình về tác giả , hoàn cảnh sáng tác 1. Tác giả - Tên thật là Phan Thanh Viễn sinh 1928 quê ở huyện Chợ Mới tỉnh An Giang - Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lư¬ợng văn nghệ giải phóng Miền Nam từ những ngày đầu. - Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và thơ mộng. - Các tác phẩm chính của ông: Mắt sáng học trò; Đám cư¬ới giữa mùa xuân; Như¬ mây mùa xuân. 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác: 4/1976 khi lăng Bác vừa khánh thành - Bài thơ đ¬ược in trong tập “ Nh¬ư mây mùa xuân” – 1978 *Nhóm 2: Thể loại, phương thức biểu đạt, bố cục, mạch cảm xúc - Thể loại: thơ tự do 8 chữ - PTBĐ: Biểu cảm (trữ tình) - Bố cục: + Khổ 1:Tâm trạng của tác giả khi đứng trước lăng + Khổ 2, 3: Tâm trạng của tác giả khi ở trong lăng + Còn lại: Nguyện ước của tác giả. - Mạch cảm xúc: vận động theo hành trình vào lăng viếng Bác: Cảm xúc trước cảnh vật bên ngoài lăng Bác, cảm xúc khi hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác, cảm xúc khi vào trong lăng viếng Bác và cảm xúc khi rời lăng Bác ra về. *Nhóm 3: Nội dung, nghệ thuật. 1. Nghệ thuật: - Bài thơ có giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, phù hợp với nội dung, cảm xúc của bài. - Viết theo thể thơ tám chữ có đôi chỗ biến thể, cách gieo vần và nhịp điệu linh hoạt. - Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ, kết hợp cả hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao. - Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các ẩn dụ, điệp từ có hiệu quả nghệ thuật. 2. Nội dung: Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giảvà của mọi người khi vào lăng viếng Bác. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG *Thời gian: 27 phút a) Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bài tập. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: Bài tập 1 Cuộc đời Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu tác phẩm của mình, một nhà thơ viết: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác 1. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo 2. Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy. 3. Từ những câu đã dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên”? Bài tập 2 Cho khổ thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân 1. Việc sử dụng cấu trúc sóng đôi và nghệ thuật ẩn dụ ở hai câu đầu có tác dụng như thế nào? 2. Ý nghĩa của từ “rất đỏ” trong câu thơ thứ hai là gì? 3. Vì sao tác giả không dùng từ “vòng hoa” mà lại dùng từ “tràng hoa”? Điệp từ “ngày ngày” có ý nghĩa gì? 4. Vì sao không dùng từ bác bảy mươi chín tuổi mà lại là “bảy mươi chín mùa xuân”? 5. Chép 2 câu thơ có cặp hình ảnh mặt trời trong một đoạn thơ mà em đã đọc trong chương trình ngữ văn lớp 9. Cho biết hình ảnh mặt trời thứ hai trong đoạn thơ ấy dùng với nét nghĩa gì? 6. Viết đoạn văn từ 10 đến 15 câu phân tích khổ thơ trên? 1. Ôn tập kiến thức cơ cơ bản 1. Tác giả - Tên thật là Phan Thanh Viễn sinh 1928 quê ở huyện Chợ Mới tỉnh An Giang - Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lư¬ợng văn nghệ giải phóng Miền Nam từ những ngày đầu. - Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và thơ mộng. 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác: 4/1976 khi lăng Bác vừa khánh thành - Bài thơ đ¬ược in trong tập “ Nh¬ư mây mùa xuân” – 1978 - Thể loại: thơ tự do 8 chữ - PTBĐ: Biểu cảm (trữ tình) - Bố cục: + Khổ 1:Tâm trạng của tác giả khi đứng trước lăng + Khổ 2, 3: Tâm trạng của tác giả khi ở trong lăng + Còn lại: Nguyện ước của tác giả. - Mạch cảm xúc: vận động theo hành trình vào lăng viếng Bác: Cảm xúc trước cảnh vật bên ngoài lăng Bác, cảm xúc khi hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác, cảm xúc khi vào trong lăng viếng Bác và cảm xúc khi rời lăng Bác ra về. 3. Nội dung, nghệ thuật. 1. Nghệ thuật: - Bài thơ có giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, phù hợp với nội dung, cảm xúc của bài. - Viết theo thể thơ tám chữ có đôi chỗ biến thể, cách gieo vần và nhịp điệu linh hoạt. - Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ, kết hợp cả hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao. - Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các ẩn dụ, điệp từ có hiệu quả nghệ thuật. 2. Nội dung: Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giảvà của mọi người khi vào lăng viếng Bác. II. Luyện tập Bài tập 1 1. 2. Trích trong tác phẩm “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương - Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, tác giả từ miền Nam ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ "Viếng lăng Bác” được sáng tác trong dịp đó. 3. Trình tự cảm xúc và tình cảm của tác giả với Bác: - Cảm xúc trong bài thơ được biểu hiện theo trình tự từ ngoài vào trong, rồi lại trở ra ngoài, hợp với thời gian một chuyến viếng lăng Bác. Bài tập 2 1. Cấu trúc sóng đôi giúp làm nổi bật hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” sóng đôi với hình ảnh mặt trời của thiên nhiên - “mặt trời đi qua trên lăng”. - Nghệ thuật ẩn dụ “mặt trời trong lăng rất đỏ” vừa ca ngợi sự vĩ đại của Bác vừa thể hiện sự tôn kính biết ơn sâu nặng của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác. 2. Màu sắc “rất đỏ” làm cho câu thơ có hình ảnh đẹp, gây ấn tượng sâu sắc bởi, mặt trời của thiên nhiên, tượng trưng của nguồn nóng, nguồn sáng, nguồn sự sống ấy, không phải bao giờ cũng nguyên vẹn thế đâu, không phải ngày nào cũng ấm nóng, đỏ rực. Nhưng vầng mặt trời Bác Hồ của ta thì mãi mãi đỏ thắm, mãi mãi là nguồn sưởi ấm, nguồn sáng soi đường cho con người Việt Nam hôm nay và mai sau. 3. Dùng “tràng hòa” vì dòng người vào lăng viếng Bác xếp hàng dài trông như một tràng hoa vô tận và những bông hoa trong tràng hoa ấy, sẽ mãi tươi thắm để dâng lên cho Người. - Điệp từ “ngày ngày” thể hiện ý hiện thực về một “mặt trời trong lăng rất đỏ” ấy mãi mãi cứ xảy ra như vậy, không thể nào khác được. 4. “bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng: con người bảy mươi chín mùa xuân ấy đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã làm nên những mùa xuân yên bình cho đất nước. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Về nhà: Học bài, hoàn thành bài tập. - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập: Nói với con + Đọc lại bài thơ + Tác giả, tác phẩm; nội dung và nghệ thuật --------------------------------- Ngày soạn: 6/04/2024 Ngày giảng: 13/04/2024 Tiết 29 ÔN TẬP VĂN BẢN NÓI VỚI CON - Y Phương- I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1/Kiến thức: -Tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của quê hương xứ sở - Hình ảnh và cách diễn đạt độc đáo của tác giả trong bài thơ. * HS khuyết tật: hệ thống được 60-70% kiến thức. 2/Phẩm chất: - Yêu và tự hào về quê hương xứ sở - Yêu và trân trọng tình cảm gia đình: tình cha con, tình mẫu tử. Phấn đấu sống và cống hiến xứng đáng với những tình cảm cao đẹp ấy. 3/ Năng lực: - Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, năng lực hợp tác trong làm việc nhóm. - Năng lực chuyên biệt: +Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. Thể hiện những suy nghĩ cảm nhận về một hình ảnh thơ, khổ thơ, tác phẩm thơ. +Đọc liên hệ, mở rộng nêu suy nghĩ cảm nhận. * HS khuyết tật: Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực văn học, làm việc nhóm. II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1.Chuẩn bị của giáo viên: - Lập kế hoạch dạy học. - Học liệu: tài liệu, máy chiếu, các tài liệu về Y Phương và tình cảm gia đình,...phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU *Thời gian: 2 phút * Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu thấy được ý nghĩa thiêng liêng cao đẹp của tình cảm gia đình đặc biệt là tình phụ tử. * Nhiệm vụ: HS theo dõi, thực hiện yêu cầu của GV. * Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. * Cách tiến hành: - GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Em hãy kể tên những văn bản, đọc bài ca dao em biết viết về tình cảm gia đình? - Dự kiến trả lời: HS kể... - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Nghe câu hỏi và trả lời - GV nhận xét, chốt và dẫn vào bài HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: 15 phút * Mục tiêu: Giúp HS ôn, củng cố khái niệm phép lập luận phân tích và tổng hợp * Nội dung: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập. * Sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS. * Tổ chức thực hiện: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: - Gv chia lớp làm 4 nhóm. Yêu cầu: + Nhóm 1+3. Nhắc lại những nét cơ bản về tác giả, hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ văn bản của bài thơ + Nhóm 2+4. Nhắc lại thể thơ, bố cục, mạch cảm xúc của bài thơ 2. Thực hiện nhiệm vụ 3. Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu Hs đại diện các nhóm trả lời (GV chú ý hoạt động của HS khuyết tật) Dự kiến sản phẩm 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng 1. Tác giả - Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày. - Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi. 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác năm 1980, khi đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi nói riêng vô cùng khó khăn, thiếu thốn. - Xuất xứ: Trích trong tập: “Thơ Việt Nam 1945-1985.”. - Thể thơ: tự do - PTBĐ: Biểu cảm - Bố cục: 3 phần Phần 1: từ đầu đến “trên đời”: Nói với con về cội nguồn sinh dưỡng Phần 2: tiếp theo đến “phong tục”: Nói với con về vẻ đẹp của người đồng mình Phần 3: Bốn câu thơ cuối: Lời dặn dò của cha - Mạch cảm xúc: Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mở rộng ra là tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên lẽ sống. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (25 phút) *Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học về thơ để phân tích, cảm thụ hình ảnh trong đoạn thơ, khổ thơ. *Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày. *Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân *Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. *Cách thức tiến hành. 1.GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ Cho đoạn thơ sau: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con 1. Hãy nêu tên tác giả, tác phẩm? 2. Nêu mạch cảm xúc và ý nghĩa nhan đề của tác phẩm đã xác định được ở câu 1? 3. Hãy chỉ ra một thành ngữ trong đoạn trên? 4. 4. Hãy viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu theo kiểu diễn dịch để nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên. Trong đoạn văn, em hãy sử dụng ít nhất hai phép liên kết câu (gạch dưới những từ ngữ này) Bài tập 1 * Gợi ý giải 1. Bài “Nói với con” của Y Phương 2. Mạch cảm xúc: từ tình cảm gia đình mở rộng ra là tình cảm với quê hương, từ các kỷ niệm nâng lên thành lẽ sống - Ý nghĩa nhan đề: là lời tâm sự của tác giả với người con gái của mình, cũng là lời tâm sự của tác giả với chính tác giả. 3. Thành ngữ: Lên thác xuống ghềnh 4. Tham khảo: Trong những câu thơ trên, bằng những hình ảnh cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt đồng thời ngợi ca những phẩm chất cao đẹp của con người và rừng núi quê hương. Từng bước đi, từng tiếng nói tiếng cười của con được cha mẹ mừng vui đón nhận: “Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười” Những câu thơ có cách diễn đạt thật độc đáo đã cho thấy tình yêu thương của cha mẹ đối với con. Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ. Và không chỉ có vậy, thời gian trôi qua, con còn dần trường thành trong vòng tay ấm áp của quê hương. Đó là những “người đồng mình” rất cần cù và lạc quan. Các từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện: cài nan hoa, ken câu hát đã miêu tả cụ thể những đức tính quý báu ấy của bà con làng bản. Rừng núi quê hương không chỉ thơ mộng, trữ tình mà còn vô cùng khoáng đạt: “cho hoa”, “cho những tấm lòng”. Thiên nhiên vĩ đại đã góp phần nuôi con khôn lớn, nâng đỡ con về cả tâm hồn và lối sống. Chú thích * “Và” - phép liên kết câu dùng quan hệ từ. “Đó” - phép thế. Bài tập 2. Cho đoạn thơ sau: Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? Câu 2: Chỉ ra hàm ý trong hình ảnh thơ “Lên đường” và “Không bao giờ nhỏ bé” trong đoạn trích trên. Qua đây, em hiểu điều gì về mong ước của người cha đối với con? Câu 3: Trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, tác giả Vũ Khoan cũng đã có những lời khuyên tương tự cho thế hệ trẻ: “Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu”. Từ đoạn thơ trên và với những hiểu biết xã hội của mình, em hãy cho biết thế hệ trẻ ngày nay cần phải làm thế nào để "Không bao giờ nhỏ bé được" khi chuẩn bị hành trang vào tương lai. Trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn trong khoảng nửa trang giấy thi. * Gợi ý giải 1. Trích trong “Nói với con” của Y Phương - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác năm 1980, thời điểm đó đất nước ta tiếp tục bị kẻ thù gây chiến: chiến tranh Biên giới Tây Nam; chiến tranh Biên giới phía Bắc; Mĩ tiến hành bao vây cấm vận nên tình hình nước ta gặp nhiều khó khăn về kinh tế-xã hội, làm cho đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi nói riêng vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Đó là lời tâm sự với con gái đầu lòng mà cũng là tâm sự của chính tâm hồn tác giả. Khi hoàn cảnh bấy giờ ông dường như không biết lấy gì để vịn, để tin và cần có một mạch nguồn để con người tin vào đó là văn hóa 2. Hàm ý của: + “Lên đường”: Con đã lớn khôn và hãy mang theo ý chí, truyền thống quê hương làm hành trang lên đường + “Không bao giờ nhỏ bé”: Khắc sâu trong lòng con về những phẩm chất cao đẹp của quê hương. - Qua đó thể hiện mong ước của người cha: Con đã lớn khôn và có thể bước vào một cuộc đời mới, trong hành trang con đi có một thứ quý giá hơn mọi thứ trên đời, đó chính là ý chí, nghị lực, niềm tin và truyền thống quê hương. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG *Thời gian: 3 phút *Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để áp dụng vào cuộc sống thực tiễn *Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày. *Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân *Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. *Cách thức tiến hành. 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Suy nghĩ của em về tình cảm cha mẹ dành cho mình - 2 HS trả lời. 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ + Nghe yêu cầu + Trình bày cá nhân - GV chốt: Tình cảm cha mẹ dành cho chúng ta vô cùng to lớn, không gì kể hết và so sánh được… * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Về nhà: Học bài, hoàn thành bài tập. - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập: Sang thu + Đọc lại bài thơ + Tác giả, tác phẩm; nội dung và nghệ thuật

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.