Danh mục
KHBD LIAHJ SỬ 6 TUẦN 14,15
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 12/12/24 23:28
Lượt xem: 1
Dung lượng: 27.8kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 10/12/2024 Ngày giảng: 12,19/12/2024 Tiết 22,23 BÀI 12. SỰ HÌNH THÀNH VÀ BƯỚC ĐÁU PHÁT TRIỂN CỦA CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIÊN Ở ĐÕNG NAM Á (TỪTHẾ KÌ VII ĐẾN THÊ KỈ X) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Trình bày được quá trình hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X). - Kể tên được một số quốc gia phong kiến Đông Nam Á. - Phân tích được tác động chính của quá trình giao lưu thương mại ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á đến thế kỉ X. 2. Năng lực - Đọc và chỉ được ra thông tin quan trọng trên lược đố. - Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV 3. Phẩm chất Tự hào về Đông Nam Á từ xa xưa đã là điểm kết nối quan trọng trên tuyến đường thương mại giữa phương Đông và phương Tây, đây là nẽn tảng để Đông Nam Á phát huy những lợi thế sẵn có, hoà nhập vào thương mại Thái Bình Dương sôi động bậc nhất thế giới hiện nay. B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Giáo án soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS. - Lược đồ Các quốc gia sơ lờ và phong kiến ở Đông Nam Á treo tường hoặc file trình chiếu. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Học sinh - SGK. - Tranh, ảnh, tư liệu (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cẩu của GV. III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Khởi động a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Tổ chức thực hiện: GV có thể sử dụng Hình 1. Một số sản phẩm gia vị chủ yếu ở Đông Nam Á (tr.55, SGK), yêu cấu HS nhận biết tên của các loại gia vị trong hình. Từ đó, GV dẫn dắt: Không chỉ là quê hương của cây lúa nước, Đông Nam Á còn có rất nhiều cây hương liệu và gia vị quý. Do đó, với lợi thế về vị trí địa lí, các thương cảng Đông Nam Á đã trở thành những trung tâm buôn bán gia vị khá sôi động, nơi gặp gỡ giao lưu của thương nhân từ nhiều nơi trên thế giới. Dựa trên nền tảng những quốc gia sơ kì, các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á đã được hình thành ra sao và sự phát triển kinh tế, sự hoàn thiện về bộ máy chính trị của các vương quốc đó thể hiện thế nào? Đó là những nội dung chính của bài học này. 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến a. Mục tiêu: Quá trình hình thành các vương quốc phong kiến b. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Bước 1: - GV có thể yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 1 (tr.52) và đọc thông tin: Nêu tên và xác định nơi hình thành các vương quốc phong kiến Đông Nam Á trên lược đồ. Bước 2: HS kể được: quốc gia Đại Cồ Việt (Bắc Việt Nam); các vương quốc Sri Kse-tra của người Môn và Pa-gan của người Miến (ở lưu vực sông I-ra-oa-đi); Vương quốc Đra-ra-va-ti của người môn, Chân Lạp của người Khơ-me (ở lưu vực sông Chao Phray-a); Vương quốc Sri Vi-giay-a của người Mã Lai (trên đảo Xu-ma-tra); Vương quốc Ka-lin-ga của người In-đô-nê-xi-a (trên đảo Gia-va). Bước 3: - GV có thể mở rộng: Em có nhận xét gì về phạm vi hình thành các vương quốc phong kiến này? - HS rút ra được nhận xét: các vương quốc phong kiến hình thành trên cơ sở các quốc gia sơ kì trước đây. B4: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến - Thời gian hình thành: Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X. - Quá trình hình thành: Trên cơ sở những quốc gia sơ kì với nhiều bộ tộc cùng sinh sống, dần dẩn đã hình thành những quốc gia lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt. Bộ máy nhà nước của các vương quốc phong kiến dần được tổ chức quy củ hơn, quyền lực của nhà vua được tăng cường, quân đội, luật pháp ngày càng hoàn thiện. Hoạt động 2. Hoạt động kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thê kỉ X a. Mục tiêu: HS nắm được hoạt động kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thê kỉ X b. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Bước 1: - GV có thể phát Phiếu học tập yêu cầu HS viết ra những từ/cụm từ trong đoạn tư liệu nói về sự phát triển kinh tế của các vương quốc Đông Nam Á (đó là: đế quốc, đông dân cư, dầu thơm, cây thuốc, không một ông vua nào có được, long não, trầm hương, đinh hương, sa nhân,...). Bước 2: - Sau đó GV đặt câu hỏi: Từ tư liệu đó, cho biết thương nhân nước ngoài bị hấp dẫn bởi những sản vật nào của Sri Vi-giay-a? + HS trả lời được: dầu thơm, cây thuốc, long não, trầm hương, đinh hương sa nhân,... Bước 3: + Sau đó, GV có thể mở rộng giới thiệu cho HS về Vương quốc Sri Vi-giay-a (thông qua mục Em có biết). HS đọc hiểu được ý chính của đoạn tư liệu là giới thiệu sự giàu có, phong phú về sản vật của nhiều nước Đông Nam Á thông qua ghi chép của thương nhân nước ngoài. Bước 4: - GV hỏi HS: Thông qua đoạn tư liệu và SGK, hãy trình bày hoạt động kinh tê'chính của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X. Yu cẩu cần đạt: HS nêu được trong những thế kỉ từ VII đến X, các vương quốc phong kiến đạt được sự phát triển kinh tế khá mạnh mẽ trên các lĩnh vực chủ yếu như nông nghiệp (chủ yếu nằm ở lục địa (Chăm-pa, Chân Lạp), ở lưu vực sông Chao Phray-a, I-ra-oa-đi và thương mại biển (Sri Vi-giay-a, Ka-lin-ga, Ma-ta-ram). Nhiều quốc gia có những thương cảng trở thành điểm kết nối quan trọng trên tuyến đường buôn bán quốc tế Á-Âu. 2. Hoạt động kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thê kỉ X - Nền kinh tế các vương quốc phong kiến Đông Nam Á tiếp tục phát triển: + Nông nghiệp vẫn là nến tảng chủ yếu. + Thương mại biển thịnh đạt hơn, tạo nền tảng cho sự kết nối buôn bán châu Á và châu Âu, mà sau này gọi là Con đường gia vị. Nhiều vương quốc phong kiến trở thành những đế quốc hàng hải như Phù Nam, Sri Vi-giay-a,... => Điểm giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các châu lục. 3. Luyện tập – vận dụng a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về b. Tổ chức thực hiện: Câu 1. HS cần phân tích được những ý chính sau đây: - Vị trí địa lí thuận lợi: nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nối các quốc gia phương Đông với Địa Trung Hải. - Điểu kiện tự nhiên thuận lợi: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, đất đai tương đối màu mỡ, khí hậu gió mùa, nhiều sản vật phong phú. Câu 2. HS cấn phân tích được những tác động của hoạt động giao lưu thương mại đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á, theo các ý dưới đây: - Các quốc gia Đông Nam Á trở thành những điểm dừng chân lí tưởng cho các tuyến buôn bán đường biển kết nối Á - Âu. - Thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc trong khu vực, xuất hiện một số thương cảng sầm uất như Đại Chiêm, Pa-lem-bang. Câu 3. Thông qua phép tính đơn giản, so sánh liên hệ với giá cả một số loại gia vị mà em biết hiện nay (gừng, nghệ tây,...), HS sẽ thấy được giá cả của các loại gia vị vào khoảng thế kỉ X đắt đỏ như thế nào. 4. Hướng dẫn về nhà - Học bài và hoàn thiện các câu hỏi cuối bài. - Chuẩn bị nội dung bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á.... ************************************

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.