Danh mục
KHBD Ngữ văn 9 tuaanf,4 tiết 13,14,
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 22/09/23 22:12
Lượt xem: 6
Dung lượng: 86.4kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 20/9/2023 Ngày giảng: 23/9/2023 Tiết 13 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tiếp) I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: + Mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp. + Những trường hợp không tuân thủ hội thoại. * HSKT: hiểu được mối quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp; hiểu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại trong giao tiếp. 2. Năng lực: + Ra quyết định: lựa chọn cách vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp của bản thân. + Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp đảm bảo các phương châm hội thoại. * HSKT: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học. 3. Phẩm chất: + Giáo dục học sinh có thái độ lịch sự trong giao tiếp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập 2. Chuẩn bị của học sinh: Các phương châm hội thoại (Đọc, tìm hiểu, trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn SGK). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU * Thời gian: 3 p a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh thể hiện tiểu phẩm 1"Chào hỏi" sgk/36( phần học sinh chuẩn bị ở nhà) - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 3 phút - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt: đây là phương châm hội thoại không phù hợp với tình huống giao tiếp, tạo tình huống gây cười. Chúng ta cần sử dụng các phương châm hội thoại như thế nào cho có hiệu quả bài học hôm nay sẽ giúp ta có câu trả lời. HĐ CỦA THẦY VA TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. Hoạt động 1: Tìm hiểu Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp * Thời gian: 7 p a. Mục tiêu: hiểu được mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV yêu cầu HS: Nhắc lại tiểu phẩm1 (SGK-36) và trả lời câu hỏi: ? Anh chàng trong câu truyện được giới thiệu trong hoàn cảnh như thế nào? . ? Anh ta có thực hiện đúng lời dặn ấy không? Thực hiện như thế nào? ? Theo em tại sao khi chàng rể ra hiệu thì người đốn cành lại dừng việc, lật đật trèo xuống ? ? Trong tình huống này chàng rể đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? ? Hãy tìm những tình huống mà lời hỏi thăm như trên được dùng một cách thích hợp bảo đảm tuân thủ là người có phong cách lịch sự? ? Từ câu chuyện trên em rút ra bài học gì trong giao tiếp? ? Em hiểu thế nào là đặc điểm của tình huống giao tiếp? ? Đặc điểm của tình huống giao tiếp bao gồm các yếu tố nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. (HSKT) Kết quả mong đợi: + Anh chàng được giới thiệu: Ở nhà vợ tại một vùng quê. Được người nhà dặn là phải luôn chào hỏi mọi người xung quanh. . + Anh chàng thực hiện đúng lời dặn, thấy người đốn cành trên một cây cao cũng vẫy xuống để chào. Chàng rể đã vi phạm: Không tuân thủ phương châm lịch sự vì không phù hợp với tình huống giao tiếp. Gây phiền hà, ảnh hưởng công việc của người khác. + Nếu anh chàng đốn cành dưới đất hoặc đang đi trên đường thì lời chào phù hợp, lịch sự. - Đặc điểm của tình huống giao tiếp : + Nói với ai. ( Đối tượng giao tiếp) + Nói khi nào. (Thời điểm giao tiếp) + Nói ở đâu. ( Địa điểm giao tiếp) + Nói để làm gì. ( Mục đích giao tiếp) - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS. GV chuẩn kiến thức và ghi bảng Hoạt động 2: Tìm hiểu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại * Thời gian: 8 p a. Mục tiêu: HS nắm được những nguyên tắc khi vận dụng PC hội thoại. b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV phâ công làm việc nhóm: * Nhóm 1: GV gọi học sinh đọc yêu cầu phần 1 (SGK - 37) Các ví dụ 1 (SGK- 8), truyện cười “ Quả bí khổng lồ” (SGK-9), đọc 1 số thành ngữ (SGK- 21), truyện “ người ăn xin” (SGK-22). ? Trong các ví dụ đã phân tích trên khi học về các phương châm hội thoại, trong những tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ * Nhóm 2: HS đọc đoạn đối thoại phần 2, chú ý từ in đậm. ? Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn hay không ? ? Trong tình huống này thì phương châm hội thoại nào không được tuân thủ ? ? Vì sao Ba trả lời như vậy mà không tuân thủ phương châm hội thoại đã nêu ? ? Vậy Ba đã tuân thủ phương châm nào trong trường hợp này? * Nhóm 3: gọi học sinh đọc phần 3 trong (SGK-37) ? Khi bác sĩ nói với một người mắc bệnh nan y về tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân đó thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ ?? Tại sao bác sĩ phải làm như vậy? ? Em hãy tìm những tình huống giao tiếp khác mà phương châm hội thoại cũng không được tuân thủ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Nhóm 2: + Phương châm về lượng không được tuân thủ vì Ba không cung cấp đủ thông tin như An mong muốn là năm nào-> cụ thể, rõ ràng chứ không phải chung chung đầu TK 20. + Vì Ba không biết cụ thể, chắc chắn, chính xác chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào nên không dám khẳng định, không dám trả lời An..... + Ba tuân thủ phương châm về chất (Ba trả lời chung chung, không nói những điều mà chưa có bằng chứng xác thực, không biết chính xác, chắc chắn.) Nhóm 3: + Bác sĩ chỉ có thể nói thật với người nhà bệnh nhân. Tình huống tương tự: + Giả thiết người chiến sĩ, người lính, nhà hoạt động Cách mạng khi bị rơi vào tay địch. Không khai thật hết những thông tin bí mật mà mình biết về đơn vị hay những bí mật quân sự vì có thể dẫn đến hậu quả rất tệ hại -> vi phạm phương châm về chất vì điều đó có lợi cho đơn vị, cho nhân dân đất nước thì vẫn phải làm. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: Trong bất kì tình huống giao tiếp nào nếu có một yêu cầu nào đó quan trọng hơn, cao hơn yêu cần tuân thủ 1 phương châm hội thoại khác thì người nói có thể không tuân thủ một phương châm hội thoại nào đó. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP * Thời gian: 19 p a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV phân công: Tổ 1,3 : bài 1 Tổ 2,4 : bài 2 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: 1. Ngữ liệu sgk/36 + Truyện cười: " Chào hỏi" + Chàng rể không tuân thủ phương châm lịch sự vì lời chào không đúng lúc, đúng chỗ, không phù hợp với tình huống giao tiếp ( áp dụng máy móc) -> Cần vận dụng các phương châm hội thoại phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp 2.Ghi nhớ: (SGK-36) II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại: 2.Ngữ liệu + Tình huống trong truyện " Người ăn xin" phương châm lịch sự được tuân thủ. + Tất cả các tình huống còn lại không tuân thủ PC hội thoại. + Nhân vật Ba: Vi phạm phương châm về lượng để đảm bảo phương châm về chất. + Bác sĩ: vi phạm phương châm về chất để người bệnh không rơi vào trạng thái bi quan, tuyệt vọng. + Người nói muốn người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý khác. + Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác nhau. 2. Ghi nhớ: (SGK- 37) II. Luyện tập: Bài tập số1 (SGK-37) Ông bố không tuân thủ PCCT vì cậu bé chỉ 5 tuổi chưa biết cuốn sách Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” cho nên sẽ không tìm được quả bóng.=> Cách nói không rõ, không phù hợp đối tượng. Bài tập số 2: (SGK- 38) Lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt không tuân thủ PC lịch sự. + Qua tìm hiểu nội dung câu chuyện: Sự giận dữ và nói năng nặng nề như vậy là không có lí do chính đáng. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG * Thời gian: 5 p a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. GV nêu yêu cầu: ? Để không vi phạm các phương châm hội thoại cần phải làm gì? ? Những nguyên nhân nào dẫn tới sự vi phạm phương châm hội thoại? c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS + Nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp. + Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp . + Phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn . + Muốn gây sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó... d. Tổ chức thực hiện: * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 03 p + Học bài, Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết về thảm họa hạt nhân. + Chuẩn bị cho Viết bài Tập làm văn số 1 ( Văn thuyết minh ): ( Xem lại các kiến thức liên quan đến thể loại văn thuyết minh, Bố cục bài văn thuyết minh theo các dạng đề khác nhau ( Con vật, cây cối), các yếu tố cần kết hợp trong văn bản thuyết minh: Biện pháp tu từ, các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự. Tìm hiểu đề và tìm ý cho những đề trong SGK - 42, chú ý tới hai đề: Con trâu ở làng quê Việt Nam và Thuyết minh về cây lúa. Ngày soạn :20/9/2023 Ngày dạy :26/9/2023 Tiết 14 +15+ 16 Văn bản: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG Trích: “Truyền kỳ mạn lục – Nguyễn Dữ 1.Kiến thức: + Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì. + Hiện thực về số phận người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ. + Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể truyện. + Mối liên hệ giữa tác phẩm và Vợ chàng Trương. * HSKT Nhìn 9D3: nắm được hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ. - Hiểu được sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện. 2. Năng lực: + Giao tiếp: Trình bày, suy nghĩ, nhận xét đánh giá, liên hệ thực tế * HSKT Nhìn 9D3: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học. 3. Phẩm chất: + Biết thể hiện thái độ chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình trên thế giới. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: + Sưu tầm Tác phẩm Truyền kì mạn lục"( bản dịch của Ngô Văn Triện) sưu tầm ảnh đền thờ Vũ Nương bên sông Hoàng Giang. + Tham khảo các tư liệu có liên quan: + Chân dung Nguyễn Dữ 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc kỹ văn bản, tìm hiểu các nội dung đã được hướng dẫn ở tiết trước. Soạn bài theo câu hỏi SGK, thêm phần tóm tắt, tìm hiểu thêm tác giả, tác phẩm Truyền kì mạn lục, các tác phẩm có cùng nội dung tư tưởng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU * Thời gian: 3 p a. Mục tiêu: : - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh. b. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS: Đọc những bài thơ/ ca dao viết về đề tài người phụ nữ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt: Người phụ nữ VN vốn có nhiều phẩm chất tốt đẹp song lại phải chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội, đặc biệt là xã hội phong kiến. Chính vì lẽ đó mà họ đi vào thơ văn với những nét đẹp phẩm hạnh nhưng cũng biết bao cay đắng, truân chuyên. Vũ Nương trong đoạn trích Chuyện người con gái Nam Xương là một trong những nhân vật như thế. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích này để tự hào và trân quý phụ nữ Việt hơn. HĐ CỦA THẦY VA TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. Hoạt động 1: Tìm hiểu chung * Thời gian: 7 p a. Mục tiêu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Giáo viên yêu cầu HS : ? Hãy nêu một số nét cơ bản về tác giả ? ? Em hiểu gì về thể loại truyền kì mạn lục ? * Giáo viên giới thiệu chân dung nhà văn và bổ sung: - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. (chú ý HS khuyết tật) - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV bổ sung: * Giáo viên giới thiệu chân dung nhà văn và bổ sung: (chiếu slide) - Nguyễn Dữ là con của Nguyễn Tướng Phiên (Tiến sĩ năm Hồng Đức thứ 27, đời vua Lê Thánh Tông 1946 Quê: huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông là học trò của Nguyễn Sinh Khiêm.Tuy học rộng, tài cao nhưng Nguyễn Dữ tránh vòng danh lợi, chỉ làm quan một năm rồi về sống ẩn dật ở quê nhà . - Hiện chưa rõ cụ thể năm sinh, năm mất nhưng theo các tài liệu dự đoán ông sống vào nửa đầu TK 16, là học trò giỏi của Tuyết giang phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chế độ pk nhà Hậu Lê sau một thời kì phát triển rực rỡ cuối thế kỉ 15 đã bắt đầu lâm vào khủng hoảng, chính sự suy yếu, tập đoàn phong kiến Lê- Trịnh – Mạc tranh giành quyền lực gây loạn lạc liên miên. Chán nản trước thời cuộc, lại ảnh hưởng từ thầy học, sau khi đi hương cống Nguyễn Dữ làm quan một năm rồi ở ẩn vùng rừng núi Thanh Hoá. Đó là cách phản kháng của người trí thức đương thời. - Truyện truyền kì thường mô phỏng những cốt truyện dân gian hoặc dã sử vốn được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân ( cũng có khi cốt truyện là của Trung Quốc nhưng lại được phát triển trên cơ sở bối cảnh của xã hội Việt Nam. Hầu hết các nhân vật đều là người nước ta, sự việc diễn ra hầu hết ở nước ta ). Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của truyền kì mạn lục, có nguồn gốc từ một truyện dân gian trong “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam ” được gọi là truyện “ Vợ chàng Trương”-> Có thể nói Nguyễn Dữ đã gửi gắm vào tác phẩm những tâm tư, tình cảm, nhận thức và khát vọng của người trí thức có lương tri trước những vấn đề lớn của thời đại, của con người. Cái chết bi thảm của Vũ Nương đã từng làm rung động bao tâm hồn thi sĩ, để lại nhiều bài thơ viếng Vũ Thị rất hay như bài thơ của Lê thánh Tông trong phần đọc thêm – Sgk tr/52. - Tác phẩm được chuyển thể thành vở chèo “ Chiếc bóng oan khiên” Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản * Thời gian: 102 p a. Mục tiêu: Giúp HS biết cách đọc, , tóm tắt văn bản, nắm được kết cấu-bố cục, phân tích nghệ thuật và nội dung văn bản, biết bình giá những chi tiết truyện có giá trị b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Giáo viên cho học sinh xác định giọng đọc : Đọc chính xác, rõ ràng, giọng điệu kêu gọi thống thiết ( chú ý con số, thuật ngữ, tên riêng ). * Giáo viên yêu cầu HS đọc bài (chú ý HS khuyết tật) ? Tìm hiểu chú thích từ 1 đến 6? ? Văn bản được viết theo thể loại nào? phương thức biểu đạt chính ? ? Truyện kể về ai? Kể về việc gì? ? Truyện có thể chia làm mấy phần? Nêu ý từng phần? ? Tóm tắt ngắn gọn Chuyện người con gái Nam Xương - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Hs tóm tắt truyện: + Trương Sinh và Vũ Nương lấy nhau, đang sum họp đầm ấm, đất nước xảy ra nạn binh đao, Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà phụng dưỡng mẹ già, nuôi con nhỏ. Để dỗ con, nàng thường chỉ vào cái bóng của mình trên tường và bảo là cha nó. Khi Trương Sinh trở về thì con đã biết nói. đứa bé ngây thơ kể với Trương Sinh về chuyện người cha đêm đêm đến với mẹ con nó. Chàng nổi máu ghen mắng nhiếc vợ thậm tệ rồi đánh đuổi vợ đi khiến nàng phẫn uất chạy ra bến Hoàng Giang đâm đầu xuống sông tự tử. Khi hiểu ra nỗi oan của vợ, Trương Sinh đã lập đàn giải oan cho vợ ở nơi ấy. Bến sông hiện nay ở Lí Nhân – Hà Nam vẫn còn đền thờ Vũ Nương. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: * Giáo viên: Đặc trưng của văn bản tự sự trung đại Việt Nam nổi bật là: cách xây dựng tình huống truyện như kịch,các tình tiết tiêu biểu xoay quanh các nhân vật chính chứ không phải ở ngôn từ + Câu chuyện kể về số phận oan nghiệt của người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh dưới chế độ phong kiến, chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ, bị sỉ nhục, bị đẩy đến bước đường cùng-> Tự kết liễu cuộc đời mình. Tác phẩm còn thể hiện mơ ước ngàn đời của nhân dân: Người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng, dù chỉ là ở một thế giới huyền bí. Bố cục : + Đoạn 1: Từ đầu đến “lo liệu như cha mẹ đẻ mình” -> Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách và phẩm hạnh của nàng. + Đoạn 2: Tiếp đến “ đã qua rồi” -> Nỗi oan khuất và cái chết bị thảm của Vũ Nương. + Đoạn 3: Còn lại -> Vũ Nương được giải oan. Nhiệm vụ 2: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV phân công HS thảo luận theo nhóm: Nhóm 1: ? Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh khác nhau n.t.nào? ? Vũ Nương được giới thiệu n.t.nào? ? Qua cách giới thiệu của tác giả, em thấy Vũ Nương là người như thế nào? Cách giới thiệu của tác giả về nhân vật chính như thế nào? Nhóm 2 : ? Vũ Nương xử sự n.t.nào trong cuộc sống trước tính hay ghen của T.Sinh? ? Em hãy tìm chi tiết miêu tả cử chỉ, lời nói của Vũ Nương khi tiễn chồng đi lính ? ? Qua cử chỉ và lời dặn dò ấy giúp em hiểu gì về tình cảm của Vũ Nương với chồng ? Nhóm 3 : ? Khi Trương Sinh đi vắng, tình cảm của nàng đối với chồng đựơc thể hiện qua câu văn nào? ? Em hiểu tâm trạng của nàng lúc đó ra sao? ? Qua đó ta thấy tình cảm của Vũ Nương đối với chồng ntn? ? Khi chàng ra trận, ở nhà nàng đối xử với mẹ chồng ra sao? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: + Vũ Nương ý thức được thân phận mình xuất thân từ con nhà kẻ khó. Nàng ý tứ, cư xử đúng mực, nết na hiền dịu. Vì vậy hạnh phúc gia đình vẫn được bảo vệ. + Những cử chỉ và lời dặn dò đầy tình nghĩa thể hiện sự thông cảm trước nỗi vất vả mà chồng sẽ phải chịu đựng vừa nói lên nỗi khắc khoải nhớ nhung của mình. *Giáo viên bình: Câu văn biền ngẫu như nhịp đập của trái tim. Trái tim ấy giàu tình yêu thương, biết chịu đựng, chờ đợi để yên lòng người đi xa, thật đáng trân trọng. Trong những ngày tháng xa chồng, tình cảm của nàng lại càng đáng trân trọng hơn. Nhiệm vụ 3 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi, HS thảo luận theo phiếu học tập ? Khi chồng trở về, Vũ Nương bị nghi oan ntn? ? Nguyên nhân dẫn tới bi kịch của Vũ Nương? ? Những yếu tố nào đã khiến cho tính đa nghi của Tr. Sinh trở nên mù quáng? ? Vũ Nương đã làm gì khi bị chồng nghi oan? * GV yêu cầu HS : Hãy đọc những lời thoại của Vũ Nương và phân tích ý nghĩa từng lời thoại đó? ? Kịch tính truyện được đẩy lên cao hơn bởi hành động nào của Vũ Nương? ? Vì sao Vũ Nương phải tìm đến cái chết? ? Qua bi kịch của Vũ Nương, em có suy nghĩ gì về số phận của người phụ nữ xưa? ? Em có nhận xét gì, suy nghĩ gì về hành động tự trẫm mình xuống dòng sông tự vẫn của Vũ nương - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức và bổ sung: * Giáo viên liên hệ với số phận người phụ nữ Vn qua khi xưa: thơ H.X.Hương “ Bảy nổi ba chìm với nước non, rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. + Truyện Kiều: Đạm Tiên:tài sắc khi chết đi nấm mồ vô chủ, không ai hương khói,tài sắc vẹn toàn như T.Kiều mà 15 năm lưu lạc, bị dập vùi,chìm nổi... => Có thể nói hạnh phúc gia đình là điều quí giá nhất đối với nàng, là điều nàng sẵn sàng hi sinh mọi thứ để đánh đổi, nàng hết chăm lo vun đắp hạnh phúc nhưng giờ đều tan vỡ, nàng không thể cứu vãn trước người chồng đa nghi, bảo thủ và độc đoán như Trương Sinh. + Hành động tự vẫn là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự. + Đây không phải là hành động bột phát như truyện cổ tích miêu tả (Vũ Nương chạy một mạch ra bến H.Giang đâm đầu xuống nước) Mà đây là hành động có sự chỉ đạo của lí trí, có sự chuẩn bị, sắp đặt và cũng thể hiện dụng ý của nhà văn. 🡪 Đây là một hiện tượng không hiếm trong văn học mà thực tế đời sống xã hội phong kiến sau này trong truyện Kiều của Nguyễn Du -> Nàng Kiều cũng trẫm mình xuống sông Tiền Đường khi quá đau khổ. * Giáo viên kết luận: Vũ Nương - người phụ nữ đáng thương, đáng trân trọng. Với nàng, không còn con đường nào khác, nàng đã hành động quyết liệt nhất sau bao đắng cay, giãi bày, đấu tranh và van nài. Còn ngày nay, nếu ai đó bị rơi vào hoàn cảnh tương tự chắc sẽ không như V.N - tìm đến cái chết tuyệt vọng, mà phải bình tĩnh kiên trì, tìm mọi cách bằng lời nói, việc làm cụ thể để tự bảo vệ, minh oan cho mình, chống lại tất cả bất công phi lý, độc đoán, nhẫn tâm. A. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: Nguyễn Dữ + Sống ở thế kỷ 16 + Học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm + Học rộng, tài cao 2. Tác phẩm: + Truyền kì mạn lục (Sgk- 49) Gồm 20 truyện. Viết bằng chữ Hán. + Truyện thứ 16 của tập "Truyền kỳ mạn lục" + Nhân vât mà Nguyễn Dữ lựa chọn để kể: Những người phụ nữ, tri thức, ở đây là Vũ Nương. B. Đọc hiểu văn bản: 1. Đọc- chú thích: 2. Kết cấu - bố cục: + PTBĐ chính: tự sự (kết hợp miêu tả, biểu cảm) + Bố cục : 3 phần 3. Phân tích: a Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương: + Tính cách: Thùy mị, nết na + Ngoại hình: xinh đẹp * Đối với chồng: + Thuận hòa, giữ gìn khuôn phép để cuộc sống gia đình êm đẹp. + Khi chồng ra trận: Lo lắng, ân cần, cảm thông, thủy chung -> Sử dụng câu văn biền ngẫu => Tình cảm yêu thương chồng tha thiết, mong mỏi cuộc sống bình yên * Đối với mẹ chồng & con trai: + Lấy lời ngọt ngào khuyên lơn, lo thuốc thang, chăm sóc khi mẹ chồng ốm đau. + Lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất. + Đối với con trai: Nuôi dạy, chăm sóc, an ủi khi cha vắng nhà Vũ Nương là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, đức hạnh,đảm đang, hiếu thảo, thủy chung, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình, rất mực yêu thương con. (nàng hội tụ các phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ xưa: công- dung- ngôn -hạnh) * Nỗi oan của Vũ Nương: + Nguyên nhân: Trương Sinh ghen tuông, ngờ vực. đa nghi vợ không thủy chung + Hành động của Vũ Nương: Phân trần, thanh minh để hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. + Đau đớn, thất vọng, không thể thanh minh =>Tự vẫn để bảo toàn danh dự, nhân phẩm => Phản ánh sự bế tắc, vô vọng của Vũ Nương. Tố cáo XHPK nam quyền, xem trọng quyền uy của người giàu. ->Thể hiện niềm cảm thông của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Nhiệm vụ 4 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV đặt câu hỏi: Sau khi Vũ Nương tự vẫn Trương Sinh biết vợ bị oan nhờ chi tiết nào? ?Em hãy phân tích ý nghĩa của cái bóng (được nhắc lại nhiều lần) trong tác phẩm? ? Vũ Nương bị nghi oan vì cái bóng và được minh oan cũng nhờ cái bóng. Theo em chi tiết này có phải là tình tiết trung tâm của câu chuyện không? Vì sao? ? Vậy cái bóng thể hiện tài năng gì của nhà văn Nguyễn Dữ ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Trương sinh biết được sự thật: nhờ chi tiết cái bóng Ý nghĩa chi tiết: + Với bé Đản: Là người đàn ông xa lạ + Đối với Vũ Nương: Là nguyên nhân dẫn đến nỗi oan + Đối với T.Sinh: Là bằng chứng về sự hư hỏng của vợ, là sự thật về tội lỗi mình gây ra cho vợ. 🡪 đây là chi tiết đặc sắc. Nếu không có nó sẽ theo tình huống khác, bi kịch sẽ kém hấp dẫn. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV bổ sung: + Chi tiết chiếc bóng là chi tiết nghệ thuật xây dựng mâu thuẫn trong truyện lên đỉnh điểm thắt nút là cái bóng mà cởi nút cũng là cái bóng * Giáo viên: Vũ Nương dùng cái bóng để dỗ con, cho nguôi nỗi nhớ chồng nhưng mang tai hoạ.Cái bóng xuất hiện lần 2 lại để gieo oan và để giải oan cho nàng .Thầy Vũ Hiền Lương đã có bài thơ “ Bóng gieo oan rồi bóng lại giải oan Con người thực cả hai đều đau khổ Chuyện đời xưa ngàn năm sau còn nhớ Bởi mỗi người đều có bóng mang theo” Nhiệm vụ 5: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV yêu cầu Hs thảo luận theo cặp đôi các câu hỏi: ? Tóm tắt phần Vũ Nương sống dưới thuỷ cung? ? Khi gặp Phan Lang ở dưới thuỷ cung Vũ Nương đã nói gì? ? Qua đó cho ta hiểu thêm vẻ đẹp nào của Vũ Nương? ? Vũ Nương nhắn gửi Phan Lang với Trương Sinh lập đàn... nhưng cuối cùng chỉ hiện về trên sông nước nói vọng vào chi tiết đó có ý nghĩa gì? ? Vũ Nương trở về được miêu tả như thế nào? ? Em có nhận xét gì về các chi tiết: Vũ Nương sống dưới thuỷ cung, gặp Phan Lang, trở về? ? Cách thức đưa các yếu tố kì ảo vào trong truyện của Nguyễn Dữ? Tác dụng của nó? ? Qua việc xây dựng nhân vật cho ta thấy thái độ của tác giả đối với nhân vật Vũ Nương? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV bổ sung: Cách thức đưa các yếu tố kì ảo vào trong truyện của Nguyễn Dữ và tác dụng: + Các yếu tố được đưa vào xen kẽ với nhiều yếu tố thực về địa danh đò Hoàng Giang, ải Chi Lăng, thời đại nhà Hồ, quân Minh x.lược... ->Thế giới kì ảo lung linh mơ hồ trở nên gần gũi với cuộc đời thực, làm tăng độ tin cậy. + Tạo kết thúc có hậu, thể hiện ước mơ của nhân dân: Khát khao được phục hồi danh dự, nhân phẩm. + Thức tỉnh người đọc: Chỉ vì sự ghen tuông mù quáng, vì sự hồ đồ, vũ phu mà kẻ làm chồng đã đẩy một người vợ thủy chung, đức hạnh đến chỗ chết oan ức. => Câu chuyện trước sau vẫn là bi kịch của người phụ nữ trong chế độ xã hội cũ. Nhiệm vụ 6 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV yêu cầu Hs thảo luận theo cặp đôi các câu hỏi: ? Phần đầu truyện, cuộc hôn nhân của T.Sinh và Vũ Nương được giới thiệu ntn? ? Việc tác giả đưa chi tiết trên ở phần đầu truỵện có dụng ý nghệ thuật gì ? * GV gọi hs đọc “Qua năm sau ... việc đã qua rồi ”. ? C/tranh kết thúc,Trương Sinh trở về,đã có điều gì xảy ra trong gia đình chàng? Tâm trạng của chàng lúc này ra sao? ? Trong h/cảnh và tâm trạng như vậy lời nói của bé Đản có tác động ntn đến Trương Sinh ? Hãy phân tích ? ? Từ sự nghi ngờ Trương Sinh đã có lời nói và hành động đối với Vũ Nương ntn? ? Qua cách xử sự em thấyTrương Sinh là người ntn? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi Khi nghe lời nói của bé Đản, Trương Sinh đã thể hiệ tâm trạng: + Thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. + Lời nói ngây thơ đã gieo vào lòng Tr.Sinh mối nghi nghờ không thể giải tỏa được. -> Trương Sinh đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được. Chàng không đủ bình tĩnh để phán đoán. Đến đây kịch tính câu chuyện lên đến đỉnh điểm. Tâm trạng của TS: + La um cho hả giận . + Giấu không kể lời con nói, chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng, đánh đuổi đi. + Không thay đổi kể cả khi họ hàng làng xóm biện bạch cho nàng. + Mà đáng giận hơn cái chết của Vũ nương vẫn không làm cho Trương Sinh tỉnh ngộ để tin nàng trong sạch mà chỉ động lòng thương. 🡪 Nhận xét: + Nghe lời con trẻ một cách hồ đồ cùng chế độ nam quyền độc đoán đã dẫn đến cái chết đầy oan khuất của người p/nữ đức hạnh. + Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo đanh thép chế độ PK. Người phụ nữ như Vũ Nương lẽ ra phải được hưởng h/phúc trọn vẹn nhưng XHPK đã đối xử với họ thật bất công - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. * Giáo viên bổ sung: Tác giả đi sâu m/tả nội tâm nhân vật. Đó là sáng tạo của Ng.Dữ trong thể loại truyền kỳ. Hiện lên từ đầu đến cuối một T.Sinh phàm phu tục tử, hồ đồ, thiển cận ... mối ngờ vợ ngoại tình ngày càng cao. Tác giả đã thể hiện tài năng của mình trong việc nắm bắt tâm lý n/v ở tình huống éo le. * Trương Sinh là hiện thân của chế độ nam quyền phong kiến bất công, sự độc đoán chuyên quyền đã làm tê liệt lí trí, đã giết chết tình người đã dẫn đến bi kịch. GV hướng dẫn HS Tổng kết Nhiệm vụ 7: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: ? Em hãy nêu giá trị nội dung của tác phẩm? ? Em hiểu gì về người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương ? ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật viết truyện của tác giả ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: * chi tiết chiếc bóng + Với bé Đản: Là người đàn ông xa lạ + Đối với Vũ Nương: Là nguyên nhân dẫn đến nỗi oan + Đối với T.Sinh: Là bằng chứng về sự hư hỏng của vợ, là sự thật về tội lỗi mình gây ra cho vợ. ->Chi tiết đặc sắc. Nếu không có nó sẽ theo tình huống khác, bi kịch sẽ kém hấp dẫn. -> Đó là nghệ thuật xây dựng mâu thuẫn trong truyện lên đỉnh điểm thắt nút là cái bóng mà cởi nút cũng là cái bóng * Vũ Nương sống dưới thuỷ cung: + Luôn nhớ chồng con, quê hương-> Bao dung, vị tha, ân nghĩa, nặng lòng với gia đình, khao khát được phục hồi danh dự. + Các yếu tố kì ảo đan xen yếu tố thực (điểm sáng tạo của Nguyễn Dữ) để hoàn chỉnh những nét đẹp của nhân vật tạo kết thúc có hậu thể hiện ước mơ về sự công bằng, về sự bất tử của cái thiện, cái đẹp của nhân dân. => Thái độ của tác giả: Ca ngợi người phụ nữ tiết hạnh, phê phán sự ghen tuông mù quáng. b. Nhân vật Trương Sinh: + Đa nghi, vô học, độc đoán + Hành động nông nổi, hồ đồ, vũ phu, thô bạo => là hiện thân của chế độ phụ quyền bất công. ->Thái độ của tác giả: Phê phán sự ghen tuông mù quáng. 4. Tổng kết: a. Nội dung - ý nghĩa: *Nội dung: + Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam=> Cảm thông với số phận đầy bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ. • Ý nghĩa: + Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi đã tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. b. Nghệ thuật: + Khai thác vốn văn học dân gian. + Sáng tạo về nhân vật, sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng yếu tố truyền kỳ. + Sáng tạo nên một kết thúc tác phẩm không mòn sáo. c. Ghi nhớ: (SGK-51) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP * Thời gian: 10 p a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. - Giáo viên phát phiếu thảo luận cho các nhóm lớn - 7 phút ( sử dụng KN tự tin, trình bày một phút, giao tiếp, lắng nghe...) Nhóm 1: ? Các hình ảnh: “bình rơi trâm gãy, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió” có ý nghĩa n.t.nào? Nhóm 2: ? Hãy tìm những chi tiết khác nhau thể hiện sự sáng tạo của N.Dữ so với chuyện cổ tích? Nhóm 3: ? Trong chuyện cổ tích, khi bị oan, Vũ Nương chạy ra sông tự tử. Còn trong Chuyện người con gái N.Xương , Vũ Nương tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang thề cùng trời đất rồi mới gieo mình xuống sông. Hai cách kể đó tạo nên ý nghĩa khác nhau n.t.nào? Nhóm 4: ? Thân phận người phụ nữ xưa & nay khác nhau n.t.nào? Lấy ví dụ minh hoạ? c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG * Thời gian: 10 p a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. GV nêu yêu cầu: Vẽ bản đồ tư duy khái quát văn bản Chuyện người con gái Nam Xương - HS thực hiện theo nhóm bàn. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 3 p + Đọc, tóm tắt lại văn bản, phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật. + Đọc thêm bài thơ của Lê Thánh Tông. + Tìm hiểu thêm về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kì mạn lục. + Nhớ được một số từ Hán Việt được sử dụng trong văn bản. + Chuẩn bị: Cách dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp: Đọc kĩ các nội dung trong SGK, trả lời các câu hỏi, nghiên cứu bài tập, tập lấy ví dụ minh hoạ nội dung bài học (đặt câu, viết đoạn văn)

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.