Danh mục
KHBD Ngữ văn 8 tuần 3
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 03/10/24 13:10
Lượt xem: 1
Dung lượng: 280.8kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 22/09/2024 Ngày giảng: 25,26/9/2024 Tiết 9,10 VIẾT. VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT CHUYẾN ĐI (THAM QUAN MỘT DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA) (tiết 1,2) I. MỤC TIÊU 1. Năng lực a. Năng lực đặc thù - Biết viết đoạn văn đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết; tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. - Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) b. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận; - Năng lực viết, tạo lập văn bản. 2. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức về kiểu văn bản (bài văn) kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS: Các em đã từng đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa hoặc được xem trên các trang mạng xã hội, tivi,.. nào chưa? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, đánh giá, chốt và dẫn dắt vào bài học B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu đối với bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) ( 5 phút) a. Mục tiêu: HS nắm được những yêu cầu cần thiết của một bài văn kể lại một chuyến đi (một di tích lịch sử văn hóa) b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về đặc điểm của bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi + Theo em khi viết một bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) cần đáp ứng những yêu cầu gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức  Ghi lên bảng. I. Yêu cầu đối với bài văn kể lại một chuyến đi - Giới thiệu được lí do, mục đích của chuyến tham quan một di tích lịch sử văn hóa; bày tỏ được cảm xúc của người viết. - Kể được diễn biến chuyến tham quan (trên đường đi, trình từ những điểm đến tham, những hoạt động chính trong chuyến đi, …) - Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích (phong cảnh, con người, công trình kiến trúc, …) - Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ về chuyến đi. - Sử dụng được yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài viết. Hoạt động 2: Phân tích bài viết tham khảo (25 phút) a. Mục tiêu: Phân tích được bài viết tham khảo b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về đặc điểm của bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, yêu cầu HS thảo luận, trả lười câu hỏi trong SGK Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe GV yêu cầu, đọc kiến thức trong SGK và hoàn thành phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 3 HS trình bày bài làm của mình trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. I.Phân tích bài viết tham khảo Văn bản “Chuyến tham quan khu lưu niệm Nguyễn Du” 1. Nêu mục đích chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa. Giúp học sinh biết yêu mến, tự hào về một trong những địa chỉ văn hóa quan trọng – nơi gìn giữ những dấu tích và hiện vật liên quan tới một nhà thơ vĩ đại của dân tộc, một danh nhân văn hóa của thế giới. 2. Kể lại diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đến thăm, những hoạt động nổi bật trong chuyến đi,…). - Ba chiếc xe khách chở hơn 100 học sinh khối 8 xuất phát, trên xe cô giáo phụ trách giới thiệu những vùng đất xe qua, không khác gì một hướng dẫn viên du lịch. - Đi hơn chục cây số đã đến đươc khu di tích: Di tích quốc gia đặc biệt – Khu lưu niệm đại thi hào Nguyễn Du. 3. Đan xen giữa kể chuyện với trình bày các thông tin chính và ấn tượng về những nét nổi bật của địa điểm tham quan. - Thuyết minh về các hạng mục chính của di tích. - Chụp ảnh lưu niệm và quay trở về. 4. Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa. - Trên đường về, dường như ai cũng trầm lắng hơn. - Những cảnh vật được ngắm nhìn hôm nay bỗng lại hiện ra rõ mồn một trong tâm trí tôi, như một cuốn phim quay chậm. Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước (50 phút) a. Mục tiêu: Nắm được các bước viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến quy trình viết và viết được bài văn theo quy trình. c. Sản phẩm học tập: Bài văn HS viết được. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG Nhiệm vụ 1: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1.GV yêu cầu HS xác định: Mục đích viết, người đọc, đề tài 2.HS tìm ý bằng cách hoàn thiện phiếu tìm ý sau: 3.Từ các ý vừa tìm được ở phần tìm ý, sắp xếp vào dàn ý theo hướng dẫn sau: - Mở bài: + Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa. + Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi. - Thân bài: + Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,…). + Thuyết minh, miêu tả và nêu ấn tượng của em về những nét nổi bật của di tích lịch sử, văn hóa (thiên nhiên, con người, công trình kiến thúc,…). - Kết bài: Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV đặt câu hỏi, suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 3 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt: II. Thực hành viết theo các bước 1. Trước khi viết -Mục đích viết: -Người đọc: -Đề tài: -Tìm ý Nhiệm vụ 1: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập HS làm việc cá nhân: Viết thành bài văn hoàn thiện vào vở Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS viết bài Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV thu bài làm của HS để chấm, chữa bài Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt: 2.Viết bài ----------------------------- Ngày soạn: 22/09/2024 Ngày giảng: 28/9/2024 TIẾT 11: Nói và nghe: TRÌNH BÀY BÀI GIỚI THIỆU NGẮN VỀ MỘT CUỐN SÁCH (CUỐN TRUYỆN LỊCH SỬ) I. MỤC TIÊU 1. Năng lực a. Năng lực đặc thù - Trình bày được bài giới thiệu ngắn về một cuốn truyện lịch sử b. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về một cuốn truyện lịch sử - Năng lực thuyết trình trước đám đông 2. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. - Video nói về tư duy phản biện. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để thực hiện hoạt động khởi động. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS về bài học d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu video về một câu chuyện lịch sử Việt Nam: https://www.youtube.com/watch?v=vqvXYvF4Yes - GV đặt câu hỏi phát vấn: Sau khi xem xong video, em hãy nêu cảm nhận của bản thân về trang lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi, yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 3 – 4 HS nêu cảm nhận cá nhân Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá hoạt động khởi động của HS. - GV dẫn vào bài học B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (33 phút) Hoạt động 1: Xác định các thao tác cần thực hiện khi trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (cuốn truyện lịch sử) ( 15 phút) a. Mục tiêu: Xác định được các thao tác cần thực hiện khi trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (cuốn truyện lịch sử) b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi: + Trước khi nói, em cần lưu ý điều gì? + Khi trình bày bài nói, em cần kết hợp cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ,…như thế nào? + Sau khi nói, em có cần trao đổi lại với người nghe hay không? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trao đổi theo nhóm để trả lời câu hỏi, nắm bắt kiến thức về các bước trình bày bài nói Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. 1. Trước khi nói Để thực hiện tốt bài giới thiệu ngắn về một cuốn truyện lịch sử, cần chuẩn bị nội dung theo một trong hai phương án sau đây: - Phương án thứ nhất: Trình bày bài nói trên cơ sở bài viết đã thực hiện. Với phương án này, em cần tóm lược nội dung bài viết thành dàn ý bài nói, gồm đầy đủ các phần. Ghi chú những điểm cần nhấn mạnh trong cách mở đầu, triển khai và kết luận để gây ấn tượng cho người nghe. + Cần lưu ý chuyển từ ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ nói. + Ghi những từ ngữ, câu văn quan trọng không thể bỏ qua khi trình bày (câu giới thiệu cuốn truyện; các từ ngữ thể hiện đúng thông tin về cuốn truyện; những câu văn bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của em đối với những khía cạnh gây ấn tượng của cuốn truyện;…). - Phương án thứ hai: Chưa có bài viết giới thiệu về cuốn truyện. Trước hết, em cần tìm đọc một số cuốn truyện lịch sử, chọn một cuốn em cảm thấy có hứng thú để giới thiệu. (Gợi ý những cuốn truyện em có thể đọc: Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng; Đêm hội Long Trì, An Tư của Nguyễn Huy Tưởng; Núi rừng Yên Thế của Nguyễn Hồng; Trên sông truyền hịch, Người Thăng Long của Hà Ân;…). Sau khi đọc kĩ cuốn truyện, em hãy lập dàn ý bài nói với các nội dung cơ bản sau đây: + Giới thiệu chung về cuốn truyện (tên truyện, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang,…). + Giới thiệu nội dung cuốn truyện (thời kì lịch sử được tái hiện trong cuốn truyện, tóm lược cốt truyện, nêu các sự kiện gắn với nhân vật chính và các nhân vật có liên quan,…). + Nhận xét ngắn gọn một số nét nổi bật về nghệ thuật của cuốn truyện (sự hấp dẫn của cách kể, cách khắc họa nhân vật, đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại,…). + Nêu một vài suy nghĩ của em về cuốn truyện. 1. Trước khi nói Hoạt động 2: Trình bày bài nói (15 phút) a. Mục tiêu: HS trình bày được bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (cuốn truyện lịch sử) b. Nội dung: HS trình bày trước lớp c. Sản phẩm học tập: Bài trình bày của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Tổ chức cho HS trình bày bài nói trước lớp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 3-4 HS trình bày trước lớp. Lớp lắng nghe, quan sát cử chỉ, điệu bộ, đánh giá bài viết của bạn theo phiếu đánh giá tiêu chí. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Bài trình bày của HS. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 2. Trình bày bài nói BẢNG KIỂM TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI NÓI Tiêu chí Chưa đạt 0-0,75 Đạt 1-1,75 Tốt 2,0 Mở đầu Có lời chào ban đầu và giới thiệu Giới thiệu rõ vấn đề của bài nói Nêu khái quát được nội dung bài nói (bố cục, ý chính) Tiêu chí Chưa đạt 0-0,75 Đạt 1-3,75 Tốt 4,0 Nội dung chính Các thông tin chung về cuốn truyện đã được giới thiệu rõ ràng chưa? Nội dung bài nói đã làm rõ được những thông tin quan trọng về nội dung và nghệ thuật của cuốn truyện chưa? Cảm xúc, suy nghĩ của người nói về cuốn truyện được thể hiện như thế nào? Việc sử dụng ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ, khả năng tương tác với người nghe đạt mức độ nào? Tiêu chí Chưa đạt 0-0,75 Đạt 1-1,75 Tốt 2,0 Kết thúc Khẳng định được vấn đề của bài nói Rút ra được bài học nhận thức, hành động Tiêu chí Chưa đạt 0-0,75 Đạt 1-1,75 Tốt 2,0 Kỹ năng trình bày Diễn đạt rõ ràng, tự tin, đáp ứng yêu cầu bài nói Cử chỉ tự nhiên, kết hợp sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ bài nói Có phản hồi thỏa đáng những câu hỏi, ý kiến của người nghe Hoạt động 3: Trao đổi sau khi nói (3 phút) a. Mục tiêu: HS biết góp ý, đánh giá bài viết, rút kinh nghiệm khi trình bày bài viết b. Nội dung: HS trình bày trước lớp c. Sản phẩm học tập: Bài trình bày của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. HS đọc mục hướng dẫn trao đổi đánh giá trong SGK/34 – trao đổi trong nhóm, thống nhất ý kiến. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 3-4 HS trình bày trước lớp. Lớp lắng nghe, quan sát cử chỉ, điệu bộ, đánh giá bài viết của bạn theo phiếu đánh giá tiêu chí. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Thực hiện được yêu cầu sau khi nói, trao đổi được với nhau về bài nói với những ưu điểm và hạn chế cần khắc phục để rút kinh nghiệm cho bài nói lần sau được tốt hơn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập -GV gọi đại diện các nhóm đánh giá bài nói, nêu những kinh nghiệm rút ra được cho bản thân GV nhận xét, đánh giá. 3. Sau khi nói C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG (2 phút) a. Mục tiêu:Thực hành vận dụng các kiến thức đã học để trình bày bài nói b. Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học và SGK để hoàn thành BT. c. Sản phẩm học tập:Phần trình bày của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (cuốn truyện lịch sử) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe GV yêu cầu, sau đó hoàn thiện bài nói Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trình bày Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi cả lớp. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Tiếp tục tập luyện nói ở nhà và gửi vào Padlet ------------------------------------------ Ngày soạn: 24/09/2023 Ngày giảng: 28/9/2024 Tiết 12: VIẾT: VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT CHUYẾN ĐI (THAM QUAN MỘT DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA) (Tiết 3) CỦNG CỐ MỞ RỘNG, THỰC HÀNH ĐỌC I. MỤC TIÊU 1. Năng lực a. Năng lực đặc thù - Biết viết đoạn văn đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết; tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. - Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) b. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận; - Năng lực viết, tạo lập văn bản. 2. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức về kiểu văn bản (bài văn) kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS: Giờ trước các em đã viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa). Sau khi viết bài và nộp bài, em thấy bài viết của mình đã đầy đủ nội dung chưa? Nếu được bổ sung, em sẽ bổ sung điều gì cho bài viết của em? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt và dẫn dắt vào bài học: đến với tiết trả bài hôm nay, các em sẽ được biết những thiếu sót trong bài của mình và cách khắc phục để rút kinh nghiệm và có kết quả tốt hơn trong các bài viết sau. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Chỉnh sửa bài viết a. Mục tiêu: HS biết được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình và biết cách khắc phục các lỗi để bài viết đạt kết quả tốt hơn. b. Nội dung: GV trả bài, HS quan sát những lỗi được HV chỉ ra trong bài và sửa lại vào vở ghi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV trả bài, gọi vài HS nhắc lại yêu cầu chung của kiểu bài văn kể lại chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa và những lưu ý để viết được bài văn theo kiểu này. GV chiếu lại những yêu cầu của kiểu bài để HS đối chiếu với bài viết của bản thân, tự phát hiện ưu điểm, nhược điểm trong bài viết của mình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nhắc lại yêu cầu và những lưu ý của kiểu bài văn kể lại chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. III. Thực hành viết (tiếp) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập -GV nhận xét chung về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt ở bài viết của HS, minh họa bằng một số ví dụ cụ thể (Không nêu tên HS có bài viết được phân tích), rút kinh nghiệm cho cả lớp. -Yêu cầu HS dựa vào hướng dẫn Chỉnh sửa bài viết trong SHS và các ý kiến nhận xét của GV trong bài để rút kinh nghiệm và chỉnh sửa. Khuyến khích HS về nhà viết lại một bản mới với chính đề tài này. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nhắc lại yêu cầu và những lưu ý của kiểu bài văn kể lại chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. 3. chỉnh sửa bài viết IV. Củng cố, mở rộng và thực hành đọc Hoạt động 2: Củng cố, mở rộng và thực hành đọc (GV hướng dẫn về nhà) 1. Củng cố, mở rộng a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS về nhà thực hiện các bài tập 1. Kẻ bảng vào vở theo mẫu và điền thông tin ngắn gọn về các văn bản theo gợi dẫn: Lá cờ thêu sáu chữ vàng Quang Trung đại phá quân Thanh Bối cảnh Cốt truyện Nhân vật Ngôn ngữ 2. Tìm đọc thêm một truyện lịch sử và thực hiện các yêu cầu sau: a. Xác định bối cảnh xảy ra các sự kiện được tái hiện trong tác phẩm. b. Nêu chủ đề của truyện. c. Chọn một nhân vật em yêu thích và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của nhân vật đó (ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ,…). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm tổ, hoàn thiện bài tập của nhóm mình Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Dự kiến trả lời: Bài 1: Lá cờ thêu sáu chữ vàng Quang Trung đại phá quân Thanh Bối cảnh Cuộc chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai của nhà Trần. Quân Thanh sang xâm lược nước ta vào năm Mậu Thân 1788 Cốt truyện Hoài Văn lo cho vận mệnh đất nước nhưng không được dự bàn việc nước. Hoài Văn bị xem là trẻ con, bóp nát quả cam vì bị xem thường và có ý chí chiêu binh bãi mã. Cuộc chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung, sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. Nhân vật Trần Quốc Toản, Vua Thiệu Bảo, Trần Hưng Đạo,… Quang Trung, Ngô Thì Nhậm, Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị,… Ngôn ngữ Ngôn ngữ lịch sử. VD: xin quan gia cho đánh, xin bện kiến,… Ngôn ngữ lịch sử. VD: đốc suất đại binh, hạ lệnh tiến quân,… Bài 2: a. Bối cảnh: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông. b. Chủ đề: Nói về những hi sinh mất mát của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông, tiêu biểu là nàng công chúa An Tư bị lãng quên, có số phận bất hạnh xót xa. c. Nhân vật: An Tư An Tư là một công chúa đời Trần, em ruột của Thượng hoàng Trần Thánh Tông và là cô của vua Trần Nhân Tông. Tương truyền, công chúa An Tư là người có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Gặp buổi giặc Nguyên Mông sang xâm lược, trước sức mạnh hung hãn của kẻ thù, triều đình đã quyết định cống An Tư cho tướng giặc Thoát Hoan để làm kế hoãn binh... 2.Thực hành đọc a. Mục tiêu: HS biết cách đọc hiểu một tác phẩm truyện lịch sử theo đặc trưng thể loại. b. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học để chiếm lĩnh văn bản. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, bài làm của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG GV chuyển giao nhiệm vụ học tập bằng PHT và yêu cầu thực hiện ở nhà -GV yêu cầu HS đọc kĩ văn bản Minh sư, xác định các vấn đề sau: 1.Chỉ ra cái nhìn đa chiều về nhân vật Nguyễn Hoàng – người gắn liền với sự nghiệp mở cõi về phía Nam, khẳng định chủ quyền đất nước. 2.Chỉ ra được những đặc sắc nghệ thuật của truyện lịch sử được thể hiện trong văn bản: -Tạo dựng bối cảnh: -Xây dựng cốt truyện: -Khắc họa nhân vật: -Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện: 3.Nêu được tình cảm, thái độ đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử mà tác phẩm gợi lên trong em. 1/ Cái nhìn đa chiều về nhân vật Nguyễn Hoàng - Là người không ngại gian khổ, tuy tuổi cao nhưng vẫn phải cáng đáng việc nước. - Là bậc kiệt hiệt, mỗi bước đi đều tính toán kĩ càng, tính được thời vận như thần. - Quốc công sợ bị Trịnh Kiểm giết, tìm đường chạy thoát thân vào đây, gặp đất rộng thì mở thôi. 2. Những đặc sắc nghệ thuật của truyện lịch sử được thể hiện trong văn bản. - Tạo dựng bối cảnh: Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh. Tránh được cái chết trước mắt, Nguyễn Hoàng buộc phải rời kinh để đi sâu vào vùng đất phía Nam. - Xây dựng cốt truyện: Quốc công trong buổi tối đi mở mang bờ cõi, nghe được tùy tùng nói chuyện về mình. Một người lính hết lời ca ngợi chủ tướng, còn người kia thì cho rằng Nguyễn Hoàng do sợ Trịnh Kiểm sát hại mà tìm đường trốn vào Thuận Hóa. - Khắc họa nhân vật: Chân dung rõ nét của Nguyễn Hoàng: dũng cảm, can trường, khôn khéo, quyết đoán những cũng đầy tình cảm. -Ngôn ngữ: lịch sử, nghệ thuật trần thuật,… 3. Tình cảm, thái độ đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử mà tác phẩm gợi lên trong em. - Cảm phục trước tinh thần của Nguyễn Hoàng và thái độ mềm dẻo, hồn hậu của ông khi nghe được hai người lính nói chuyện về mình. - Người đọc sẽ hiểu hơn không chỉ về một giai đoạn lịch sử mà còn hiểu hơn về những con người tưởng đã là huyền thoại. Bên cạnh đó, tác giả Thái Bá Lợi còn cung cấp cho chúng ta những tình tiết lịch sử phức tạp, đưa ra một cái nhìn mới mẻ, nhân văn về lịch sử. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG (4 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về cách đọc hiểu văn bản truyện lịch sử. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời câu hỏi liên quan. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu nhiệm vụ học tập: Trình bày những điểm cần lưu ý và kinh nghiệm của em về cách khai thác, tìm hiểu một văn bản truyện lịch sử. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, suy nghĩ và đúc rút kinh nghiệm từ các văn bản được tìm hiểu để chuẩn bị trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: GV dặn dò HS: - Đọc lại yêu cầu và quy trình viết đối với Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) - Soạn bài: Thu điếu + Đọc kĩ giới thiệu bài học và tri thức Ngữ văn để biết được đặc điểm của bài thơ thất ngôn bát cú đường luật. + Tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm. + Soạn bài, trả lời hệ thống câu hỏi đọc hiểu trong SGK. ----------------------------------------------

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.