Danh mục
KHBD Lịch sử 9 tuần 17
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 28/12/23 21:30
Lượt xem: 1
Dung lượng: 27.2kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 24/12/2023 Ngày kiểm tra: 29/12/2023 Tiết 17 KIỂM TRA CUỐI KÌ I I. MỤC TIÊU KIỂM TRA 1.Kiến thức : Qua tiết kiểm tra, GV đánh giá quá trình học tập, tiếp thu kiến thức cơ bản của học sinh về 8,9,10: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay; Trật tự thế giới. 2.Năng lực: Rèn cho học sinh các kĩ năng: trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để phân tích, đánh giá sự kiện * Đối với HS khuyết tật: Đánh giá nhẹ hơn các HS khác trong lớp và sử dụng cùng đề với Hs trong lớp (không làm câu 8) 3. Phẩm chất: Giáo dục phẩm chất trung thực, chăm chỉ khi làm bài kiểm tra. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Kiểm tra viết: TNKQ: 40 %; Tự luận: 60% III. THIẾT LẬP MA TRẬN Tên Chủ đề (nội dung, chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay 1. Nước Mĩ - Nhận biết được: sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai - Xác định được nguyên nhân sự phát triển của kinh tế Mĩ - Chứng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự giàu mạnh nhất của Mĩ trong thế giới tư bản Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu 1 Số điểm 0,5 Tỉ lệ 5% Số câu 2 Số điểm 1,0 Tỉ lệ 10% Số câu 1 Số điểm 3,5 Tỉ lệ 35% Số câu 4 Số điểm 5,0 Tỉ lệ 50% 2. Nhật Bản - Nhận biết được: sự phát triển của kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai - Xác định được nguyên nhân sự phát triển của kinh tế Nhật Bản Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu 1 Số điểm 0,5 Tỉ lệ 5% Số câu 1 Số điểm 0,5 Tỉ lệ 5% Số câu 2 Số điểm 1,0 Tỉ lệ 10% 3. Các nước Tây Âu - Nhớ được Kế hoạch Mác – san; nguyên nhân liên kết khu vực Tây Âu - Trình bày được những nét chính về chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu - Ghép nối các sự kiện sự liên kết khu vực Tây Âu Một số công trình hợp tác sự hợp tác giữa Việt Nam - Tây Âu. Số câu 2 Số điểm 1,0 Tỉ lệ 10% Số câu 0,5 Số điểm 1,0 Tỉ lệ 10% Số câu 1 Số điểm 0,5 Tỉ lệ 5% Số câu 0,5 Số điểm 0,5 Tỉ lệ 5% Số câu 4 Số điểm 3,0 Tỉ lệ 30% 4. Trật tự thế giới mới Những quốc gia bị tác động bởi quyết định của Hội nghị I-an-ta Số câu 1 Số điểm 1,0 Tỉ lệ 10% Số câu 1 Số điểm 1,0 Tỉ lệ 10% Tổng câu T điểm Tỉ lệ % Số câu 4 Số điểm 2,0 Tỉ lệ 20 % Số câu 0,5 Số điểm 1,0 Tỉ lệ 10% Số câu 4 Số điểm 2,0 Tỉ lệ 20% Số câu 1,5 Số điểm 4,0 Tỉ lệ 40% Số câu 1 Số điểm 1,0 Tỉ lệ 10% Số câu 11 Số điểm 10 Tỉ lệ 100 % III, THIẾT LẬP ĐỀ KIỂM TRA A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Câu 1 (0,5 điểm). Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai do A. không bị chiến tranh tàn phá. B. bóc lột sức lao động của người dân trong nước. C. đầu tư bóc lột các nước thuộc địa. D. không chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Câu 2 (0,5 điểm). Đâu không phải là nguyên nhân làm kinh tế Mĩ phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Giàu tài nguyên không bị chiến tranh tàn phá; B. Nhân dân có lịch sử truyền thống lâu đời; C. Áp dụng triệt để thành tựu KH-KT; D. Lợi dụng chiến tranh để làm giàu, tiến hành quân sự hóa nền kinh tế. Câu 3 (0,5 điểm). Điểm nổi bật kinh tế Mĩ từ những năm 70 của TK XX là A. tài chính ổn định. C. đứng đầu thế giới về mọi mặt. B. ngày càng phát triển. D. ngày càng giảm sút. Câu 4 (0,5 điểm). Sự phát triển “thần kì’’ của Nhật Bản được biểu hiện rõ nhất ở điểm nào? A. Tổng sản phẩm quốc dân đứng hàng thứ 2 trên thế giới sau Mĩ; B. Tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản tăng 20 lần; C. Từ nước chiến bại Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế; D. Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản. Câu 5 (0,5 điểm). Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là nguyên nhân khách quan làm cho kinh tế Nhật Bản phát triển? A. Con người được đào tạo chu đáo; B. Nhờ cải cách ruộng đất; C. Vai trò quan trọng của Nhà nước; D. Biết tận dụng thành tựu khoa học kĩ thuật thế giới. Câu 6 (0,5 điểm). Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ nhằm mục đích gì? A. Khôi phục kinh tế; C. Xây dựng trung tâm tài chính; B. Tái đầu tư cho các thuộc địa; D. Ổn định đời sông nhân dân. Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến liên kết khu vực Tây Âu? A. Các nước Tây Âu có chung một nền văn minh, trình độ kinh tế không chênh lệch nhiều; B. Các nước cần thống nhất và mở rộng thị trường để cạnh tranh với Nhật Bản và Mĩ; C. Muốn thoát dần sự lệ thuộc vào Mĩ; D. Muốn thành lập trung tâm kinh tế chính trị chống lại Liên Xô và các nước XHCN. Câu 8 (0,5 điểm). Em hãy ghép nối một sự kiện ở cột A với một nội dung sự kiện ở cột B về sự liên kết khu vực Tây Âu sao cho đúng. Thời gian (A) Thành lập (B) a. 4-1951 A. "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu" và "Cộng đồng kinh tế châu Âu" (EEC) b. 7-1967 B. Cộng đồng châu Âu (EC) đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) c. 3/1957 C. "Cộng đồng than, thép châu Âu" d. 12-1991 D. "Cộng đồng châu Âu"(EC) e. 1-1999 E. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) G. Phát hành đồng tiền chung của Liên minh châu Âu là đồng ơrô (EURO) B. PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm) Câu 1 (3,5 điểm) Bằng những kiến thức đã học, chứng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản? Câu 2 (1,5 điểm) Nét nổi bật về chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Em hãy kể tên một số công trình là kết quả của sự hợp tác giữa Việt Nam và các nước Tây Âu. Câu 3 (1,0 điểm) Em hãy tìm kiếm những quốc gia nào trên thế giới đến nay vẫn còn bị tác động bởi quyết định của Hội nghị Ian-ta. Hãy viết khoảng 5 dòng những hiểu biết của em về quốc gia đó. V. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B D C D A D Nối a- C, b - D, c - A, d – B, e - G B. PHẦN TỰ LUẬN Câu Nội dung cần trả lời Điểm Câu 1 (3,5 điểm) Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản, là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất của thế giới. - Trong những năm 1945 – 1950, sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47 % - 1948). - Sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước tư bản lớn Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. - Nắm trong tay ¾ trữ lượng vàng của thế giới, là chủ nợ duy nhất trên thế giới. - Về quân sự: Mĩ có lực lượng mạnh nhất trong thế giới tư bản và độc quyền vũ khí hạt nhân. 1,0đ 1,0đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 2 (1,5 điểm) * Chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai: - Tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa - Tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. * Kể tên một số công trình là kết quả của sự hợp tác giữa Việt nam và các nước Tây Âu: - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển (Uông Bí – Quảng Ninh) - Bệnh việt Việt - Đức Hà Nội - Bệnh viện Việt- Tiệp Hải Phòng - Dự án “Nâng cao chất lượng trái cây nhiệt đới Việt Nam” Hà Lan - ..... 1,0đ 0,5đ Câu 3 (1,0 điểm) * Hai quốc gia còn bị tác động bởi quyết định của Hội nghị I-an-ta: Hàn Quốc và Triều Tiên. Đến nay hai quốc gia này vẫn còn chia cắt, hình thành nên hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau và luôn trong tình trạng đối đầu căng thẳng. - Hàn Quốc là quốc gia rất phát triển song Triều Tiên lại nghèo nàn lạc hậu nhưng sở hữu vũ khí hạt nhân. - Người dân li tán trong chiến tranh Triều Tiên đến nay vẫn mong ngóng đoàn tụ gia đình, tìm người thân, nhưng số lần gặp gỡ rất ít. 0.5đ 0,25đ 0,25đ VI. KẾT QUẢ KIỂM TRA STT Lớp Sĩ số Điểm dưới 5 Điểm 5,6 Điểm 7,8 Điểm 9,10 SL % SL % SL % SL % 1 9D1 35 2 9D2 39 3 9D3 42

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.