Danh mục
KHBD Ngữ văn 7 tuần 26
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 21/03/24 23:53
Lượt xem: 1
Dung lượng: 34.1kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 16/03/2024 Ngày giảng: 19/03/2024 Tiết 101, 102 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU 1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt: – Củng cố kiến thức về các thể loại hoặc loại VB đọc, kiểu bài viết, nội dung nói và nghe, kiến thức về tiếng Việt đã học ở giữa học kì II. – Vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học để luyện tập, củng cố kĩ năng đọc, viết các bài văn kể chuyện tưởng tượng, viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, viết bài văn thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi, nói và nghe. 2. Năng lực a. Năng lực chung – Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác… b. Năng lực riêng biệt: – Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. – Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản. – Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện, vận dụng kiến thức trong văn bản để đánh giá được các vấn đề trong cuộc sống. – Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề. 3. Phẩm chất: – Ý thức tự giác, tích cực học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: – Giáo án – Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi – Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp – Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc của bản thân c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ + GV chơi trò chơi Ai nhanh hơnTrong giữa học kì II, em đã học những VB nào, nêu tên văn bản và tên tác giả ? HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Các nhóm bình chọn sản phẩm nào đẹp nhất. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá. GV dẫn dắt: Bài học hôm nay chúng ta cùng ôn tập lại các thể loạ văn bản và các kiến thức tiếng Việt đã được học trong HK II. – HS kể nhanh các thể loại, loại VB đã học: truyện nước ngoài, truyện cổ tích, VB nghị luận, VB thông tin. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (40 phút) Hoạt động 1: Ôn tập các thể loại văn bản đã học (15 phút) a. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm thể loại văn bản, tên các tác giả và tác phẩm đã học. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của gv, hs Nội dung Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ – GV hướng dẫn HS tìm hiểu về thể loại văn bản đã học bằng cách lập bảng thống kê. + Văn bản đó thuộc thể loại gì? + Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản là gì? ? Em hiểu thế nào là tiểu thuyết? – HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng I. Các thể loại VB 1. Văn bản truyện ngụ ngôn - Khái niệm? - Đặc điểm? Bài 6 + Văn bản: Đẽo cày giữa đường + Văn bản: Ếch ngồi đáy giếng + Văn bản: Con mối và con kiến - Thể loại: truyện ngụ ngôn - PTBĐ chính: tự sự + Văn bản: Con hổ có nghĩa - Thể loại: truyện trung đại - PTBĐ chính: tự sự + Văn bản: Một số câu tục ngữ Việt Nam 2. Văn bản khoa học viễn tưởng: Bài 7 + VB “Cuộc trạm trán trên đại dương” -Tác giả: Giuyn- Vec- Nơ. -Thể loại: Tiểu thuyết (truyện khoa học viễn tưởng) -PTBĐ: Tự sự kết hợp miêu tả. + VB: “Đường vào trung tâm vũ trụ.” - Tác giả: Hà Thuỷ Nguyên. - Thể loại: Tiểu thuyết (truyện khoa học viễn tưởng) - PTBĐ: Tự sự + MT. +VB: “Dấu ấn Hồ Khanh.” - Tác giả: Nhật Văn - Thể loại: phóng sự, bút kí. - PTBĐ: thuyết minh, tự sự, miêu tả 2.Thể loại tiểu thuyết – Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tương thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác đinh. – Đặc điểm của tiểu thuyết: + Tiểu thuyết tái hiện con người và cuộc sống bằng cái nhìn giàu chất văn xuôi. +Tiểu thuyết nhìn đời sống từ góc độ đời tư. +Nhân vật trong tiểu thuyết là con người nếm trải. +Tiểu thuyết xoá khoảng cách trần thuật và nội dung trần thuật. + Tiểu thuyêt chứa nhiều yếu tố thừa. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức về Tiếng Việt (10 phút) a. Mục tiêu: Nắm được khái niệm, đặc điểm của các kiến thức tiếng việt có liên quan đến các VB được học. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: ? Biện pháp nói quá là gì? Tác dụng? ? Em hiểu thế nào là dấu chấm lửng. GV cho HS tìm các câu văn có dấu …, nêu tác dụng của dấu câu trong câu văn đó. ? Em hiểu thế nào là mạch lạc. ? Trong khi giao tiếp, có cần rõ ràng, mạch lạc không? ? yếu tố nào giúp nội dung văn bản liền mạch và không tách rời nội dung đang diễn đạt. Ví dụ: + Nói quá: Đen như cột nhà cháy, khỏe như voi,… + Dấu chấm lửng: Hay là bây giờ em nghĩ thế này… Song anh có cho phép nói em mớì dám nói… (Tô Hoài) -> Dấu chấm lửng thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng. + Liên kết mạch lạc trong văn bản Chúng tôi đã nhìn thấy con cá kình. Nó bơi nhanh ngoài sức tưởng tượng của tất cả những người trên tàu cộng lại. Trong vòng một giờ, tàu chiến của chúng tôi không tiến gần vào nó được lấy một sải! Thật là nhục nhã cho chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ. Chúng tôi còn có thể làm gì hơn ngoài chuyện bực tức? Chúng tôi có thể làm gì hơn ngoài đợi nó đi ngủ và tóm cổ nó? - Mạch lạc và liên kết của đoạn văn: + Các câu văn được sắp xếp theo mạch đuổi bắt cá kình và tâm trạng, suy nghĩ của những người đuổi bắt cá kình. + Hình thức: Sử dụng phép thế: "nó" thay cho "con cá kình"; "chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ" thay cho "tàu chiến của chúng tôi". II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 1. Biện pháp tu từ nói quá *Khái niệm: là biện pháp tu từ phóng đại tính chất, mức độ, quy mô của đối tượng để nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm hoặc gây cười. 2. Dấu chấm lửng *Khái niệm: Dấu chấm lửng, còn gọi là dấu … là dấu câu, được sử dụng rộng rãi trong các câu văn trên toàn thế giới. bày tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết. thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng. 2. Liên kết mạch lạc trong văn bản – Mạch lạc là tính hợp lí, thống nhất và không mâu thuẫn giữa các cầu trong đoạn văn và giữa các đoạn văn trong VB. Các câu (trong đoạn), các đoạn (trong VB) phải hướng đến chủ đề chung và được sắp xếp theo trình tự hợp lí nhằm thể hiện rõ chủ đề của VB. – Các bộ phận trong VB (cầu, đoạn) được gắn kết chặt chẽ với nhau qua các phương tiện ngôn ngữ thích hợp, được gọi là “phương tiện liên kết”. Các loại phương tiện liên kết VB thường được sử dụng là từ ngữ nối, từ ngữ thay thế (thay thế bằng đại từ, từ ngữ đồng nghĩa) hoặc từ ngữ được lặp lại,… – Liên kết góp phẩn tạo nên tính mạch lạc cua VB. Hoạt động 3: Ôn tập kiến thức viết (15 phút) a. Mục tiêu: Nắm được khái niệm , đặc điểm của các kiểu bài có liên quan đến các VB được học: Viết bài văn kể chuyện, viết bài văn nêu ý kiến về một vấn đề trong đời sống. Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay 1 h/đ. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và viết được bài văn đúng kiểu bài. d. Tổ chức thực hiện: HS viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử. Bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả; sắp xếp các sự việc theo trật tự trước sau, quan hệ nhân quả. HS đọc và phân tích bài tham khảo ( VB mẫu). Sau khi HS thảo luận nhóm xong, GV yêu cầu đại diện các nhóm trả lời. GV tổng hợp ý kiến của HS và chốt lại vấn đề. ?một bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành), cần đảm bảo những yêu cầu gì? III. Viết (làm văn) 1.Viết bài văn kể chuyện, kể lại sự việc có thật hoặc sự kiện có liên quan đến lịch sử. Bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử cần đáp ứng các yêu cầu sau: -Nhân vật được lựa chọn phải có vai trò (dù ít hay nhiều) trong bối cảnh lịch sử đương thời. -Sự việc được kể liên quan đến nhân vật đó phải có thật. -Sự việc đó phải có ý nghĩa trong bối cảnh lịch sử nhất định. -Kể được sự việc theo trình tự hợp lí. -Bài viết nêu được suy nghĩ, ấn tượng của người viết và có sử dụng yếu tố miêu tả. 2.Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành) - Nêu được vấn đề và ý nghĩa bàn luận - Trình bày được sự tán thành đối với những ý kiến được bàn luận - Đưa ra được những lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng để chứng tỏ sự tán thành đó là có căn cứ Hoạt động 4: LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG: 45 phút a. Mục tiêu: HS làm bài tập đọc – hiểu và lập dàn ý cho 1 đề bài yêu cầu, các bước thực hiện bài viết đã học. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và thực hành viết đoạn văn. d. Tổ chức thực hiện: NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS làm bài tập đọc – hiểu ngoài SGK theo nhóm bàn (đề cương đã phát) bài 1,2 và lập dàn ý cho 1 đề bài cụ thể phần viết – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng IV. Luyện tập Bài tập 1: Đọc văn bản sau: CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài. (Con lừa và bác nông dân. TruyenDanGian.Com.) Câu 1. Truyện Con lừa và bác nông dân thuộc thể loại nào? A. Truyện thần thoại. B. Truyện ngụ ngôn. C. Truyền thuyết. D. Truyện cổ tích. Câu 2. Trong đoạn 1 con lừa đã rơi vào hoàn cảnh (tình huống) nào? A. Con lừa sẩy chân rơi xuống một cái giếng. B. Đang làm việc quanh cái giếng . C. Con lừa bị ông chủ và hàng xóm xúc đất đổ vào người. D. Con lừa xuất hiện trên miệng giếng. Câu 3. Khi con lừa bị ngã, bác nông dân đã làm gì? A. Ra sức kéo con lừa lên. B. Động viên và trò chuyện với con lừa. C. Ông nhờ những người hàng xóm xúc đất đổ vào giếng. D. Ông nhờ hàng xóm cùng giúp sức kéo con lừa lên. Câu 4. Dấu ba chấm trong câu sau có tác dụng gì ? Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… A. Cho biết sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết. B. Thể hiện lời nói ngập ngừng, bỏ dở, ngắt quãng. C. Giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ, thường có sắc thái hài hước, châm biếm.. D. Thể hiện sự bất ngờ. Câu 5. Vì sao bác nông dân quyết định chôn sống chú lừa? A.Vì ông thấy phải mất nhiều công sức để kéo chú lừa lên. B. Vì ông không thích chú lừa . C. Ông nghĩ con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. D. Ông không muốn mọi người phải nghe tiếng kêu la của chú lừa. Câu 6. Theo em, những “xẻng đất” trong văn bản tượng trưng cho điều gì? A. Những nặng nhọc, mệt mỏi. B. Những thử thách, khó khăn trong cuộc sống. C. Là hình ảnh lao động . D. Là sự chôn vùi, áp bức. Câu 7. Vì sao chú lừa lại thoát ra khỏi cái giếng? A. Ông chủ cứu chú lừa. B. Chú biết giũ sạch đất cát trên người để không bị chôn vùi. C. Chú lừa giẫm lên chỗ đất cát có sẵn trong giếng để thoát ra. D. Chú liên tục đứng ngày càng cao hơn trên chỗ cát ông chủ đổ xuống để thoát ra. Câu 8. Dòng nào dưới đây, thể hiện đúng nhất về tính cách của chú lừa? A. Nhút nhát, sợ chết. B. Bình tĩnh, khôn ngoan, thông minh. C. Yếu đuối. D. Nóng vội nhưng dũng cảm. Câu 9. Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quyết định của người nông dân và con lừa? Câu 10 . Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện? Bài tập 2 Đọc hiểu: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Anh lang thang hàng giờ dọc bờ biển để cứu những con vật còn có thể cứu sống được. Anh sung sướng khi nhìn thấy con cá được thả xuống nước mừng rỡ quẫy đuôi bơi đi được ngay. Anh phấn khởi mỗi lần thấy một chú cá sắp chết đã nằm nghiêng hoặc phơi bụng, cuối cùng sống lại được. Ich-chi-an nhặt được một con cá to. Nó quẫy mạnh trong tay anh. Ích-chi-an cười và dỗ nó: “Cố gắng chút nữa, đừng quẫy làm gì!”. Tất nhiên, nếu bắt được con cá trên biển và gặp lúc đói bụng, anh có thể chén một cách ngon lành. Nhưng đó là một việc ác bất đắc dĩ mới phải làm. Còn ở đây, trên bờ biển này, lch-chi-an là người che chở, là bạn và ân nhân của các loài vật đó. […] Trên mặt đất ban đêm chỉ có những ngôi sao nhỏ ở xa tít, thỉnh thoảng có trăng. Còn ở đây thì có ngàn vạn ngôi sao, ngàn vạn Mặt Trăng và Mặt Trời sặc sỡ phát ra ánh sáng dịu dàng. Một hồi còi trầm trầm từ cảng vang vọng tới. Tàu Hô-rốc (Horock) khổng lồ báo hiệu sắp lên đường về. Chết, muộn quá rồi! Trời sắp sáng. Ích-chi-an đã vắng mặt gần 24 tiếng đồng hồ. Chắc anh sẽ bị cha mắng. Ich-chi-an đã tới đường hầm. Anh thò tay qua song sắt mở cửa ra rồi theo đường hầm mà bơi trong bóng tối dày đặc. Lúc về, anh phải bơi ở lớp nước lạnh phía dưới chảy từ biển vào những hồ nước trong vườn. Một vật gì đó đập vào vai, đánh thức Ích-chi-an dậy. Anh đã vào đến hồ nước và ngoi lên, lch-chi-an bắt đầu thở bằng phổi. Anh thở không khí ngát hương thơm của các loại hoa quen thuộc. Theo lệnh cha, mấy phút sau, anh đã ngủ say trên giường. (Trích Người cá, Đỗ Ca Sơn dịch, NXB Văn học, 2018) Câu 1. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba. D. Kết hợp nhiều ngôi kể. Câu 2. Dấu hiệu nhận biết văn bản trên là truyện khoa học viễn tưởng? A. Văn bản có yếu tố tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử. B. Văn bản có yếu tố phiêu lưu nói lên nghề nghiệp của nhân vật chính. C. Văn bản đưa ra bài học về cách nhìn nhận sự việc về cách ứng xử con người trong cuộc sống. D. Văn bản có yếu tố hư cấu về những điều diễn ra trong một thế giới giả định dự trên tri thức khoa học và trí tưởng tượng của tác giả. Câu 3. Câu văn nào có chứa trạng ngữ? A. Theo lệnh cha, mấy phút sau, anh đã ngủ say trên giường. B. Một vật gì đó đập vào vai, đánh thức Ích-chi-an dậy. C. Cố gắng chút nữa, đừng quẫy làm gì! D. Chết, muộn quá rồi! Câu 4: Trong đoạn văn đầu của văn bản, Ích-chi-an có tâm trạng như thế nào khi cứu được những con vật ? A. Sung sướng, phấn khởi B. Vui mừng, phấn khởi C. Vui mừng, hạnh phúc D. Sung sướng, hạnh phúc. Câu 5. Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Còn ở đây thì có ngàn vạn ngôi sao, ngàn vạn Mặt Trăng và Mặt Trời sặc sỡ phát ra ánh sáng dịu dàng. A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. So sánh D. Liệt kê Câu 6. Trong các câu dưới đây câu văn nào sử dụng số từ? A. Anh lang thang hàng giờ dọc bờ biển để cứu những con vật […] B.Trên mặt đất ban đêm chỉ có những ngôi sao nhỏ […] C. Một vật gì đó đập vào vai, đánh thức Ích-chi-an dậy D. Theo lệnh cha, mấy phút sau, anh đã ngủ say trên giường. Câu 7: Không gian trong câu văn “Còn ở đây thì có ngàn vạn ngôi sao, ngàn vạn Mặt Trăng và Mặt Trời sặc sỡ phát ra ánh sáng dịu dàng.” là không gian ở A. trên mặt đất B. trên đại dương C. giữa tâm trái đất D. ngoài trái đất. Câu 8: Dấu hai chấm trong câu văn Nó quẫy mạnh trong tay anh. Ích-chi-an cười và dỗ nó: “Cố gắng chút nữa, đừng quẫy làm gì!” dùng để A. đặt trước lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó. B. đặt trước lời dẫn trực tiếp. C. đặt trước lời dẫn gián tiếp D. đặt trước phép liệt kê. Câu 9. Trình bày suy nghĩ của em về hành động của nhân vật Ích-chi-an “Anh lang thang hàng giờ dọc bờ biển để cứu những con vật còn có thể cứu sống được.” Câu 10. Theo em việc biết bơi có quan trọng không? Vì sao? Bài tập 3: Hãy kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Bài tập 4: Tục ngữ có câu: “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy chẳng tày học bạn”. Bạn Loan cho rằng cả 2 câu đều là chân lí. Hãy viết bài văn trình bày ý kiến tán thành của em về 2 câu tục ngữ đó. * Hướng dẫn về nhà - Ôn tập, nắm chắc các kiến thức đã ôn. - Hoàn thành các bài tập trong đề cương, chuẩn bị cho kiểm tra giữa kì ngày 21/3. ----------------------------------------- Ngày soạn: 16/03/2024 Ngày kiểm tra: 21/03/2024 Tiết 103,104 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II I. Mục tiêu của đề kiểm tra 1.Về kiến thức - Biết vận dụng kiến thức về truyện ngụ ngôn, truyện khoa học viễn tưởng, tục ngữ; các kiến thức về TV liệt kê, nói quá, thành ngữ... vào đọc hiểu và tạo lập văn bản. - Viết được đoạn văn về một vấn đề trong đời sống xã hội (Trình bày ý kiến tán thành), đoạn văn kể lại một sự việc có thật liên quan tới một nhân vật lịch sử có sử dụng các kiến thức tiếng Việt liệt kê, nói quá, thành ngữ - Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống xã hội (Trình bày ý kiến tán thành), bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan tới một nhân vật lịch sử. - Thông qua bài kiểm tra, đánh giá quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh. 2. Năng lực + Kĩ năng bài học: Rèn H kĩ năng diễn đạt, trình bày và kĩ năng xác định yêu cầu câu hỏi và khả năng tạo lập văn bản. + Kĩ năng sống: - KN đặt mục tiêu hoàn thành công việc theo yêu cầu. - KN quản lí thời gian tập trung giải quyết vấn đề đảm bảo thời gian quy định. 3. Phẩm chất Giáo dục cho các em tính trung thực, độc lập, tự giác trong quá trình làm bài. *Đối với hs khuyết tật: làm được 60-70% đề bài II. Hình thức đề kiểm tra 1. Hình thức : + Trắc nghiệm: 60% + Tự luận: 40% 2. Thời gian : 90phút III. Thiết lập đề, ma trận và bảng đặc tả ma trận (Nhóm chuyên môn Ngữ văn trường ra đề chung, lưu trường)

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.