Danh mục
KHBD Ngữ văn 8 tuần 2
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 03/10/24 13:08
Lượt xem: 1
Dung lượng: 372.6kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 14/09/2024 Ngày giảng: 18,19/09/2024 Tiết 5, 6: Văn bản 2: QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH Trích Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Gia Văn Phái) Hồi thứ mười bốn I. MỤC TIÊU 1. Năng lực a. Năng lực đặc thù - Một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ - Chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản - Một số căn cứ để xác định chủ đề của văn bản b. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Quang Trung Đại phá quân Thanh - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về hình tượng nhân vật Quang Trung - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản 2. Phẩm chất: - Biết ơn, tự hào truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Tranh ảnh vua Quang Trung; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài Quang Trung đại phá quân Thanh b. Nội dung: GV chiếu video ngắn về Quang Trung, đặt câu hỏi phát vấn: “ Ngoài nhân vật xuất hiện trong video, em hãy kên tên một số nhân vật lịch sử khác mà em biết. Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?” c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS những hiểu biết về vua Quang Trung d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu câu đố trên màn hình Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tham gia chia sẻ cảm nhận, hiểu biết Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS chia sẻ về cảm nhận của mình về nhân vật lịch sử em thích Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, khen ngợi HS. - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Dân tộc ta trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, có rất nhiều vị anh hùng hào kiệt, những người đã đóng góp công lao to lớn để chúng ta có được cuộc sống như hôm nay. Và văn bản chúng ta học sau đây sẽ nói về một nhân vật lịch sử và là một vị vua của nước ta thời xưa. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (70 phút) Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung (20 phút) a.Mục tiêu: Nêu được yêu cầu giọng đọc và thể hiện được giọng đọc đúng khi đọc văn bản. Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm “Quang Trung đại phá quân Thanh” c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả, tác phẩm Quang Trung đại phá quân Thanh d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu yêu cầu giọng đọc: đọc to, rõ ràng. Chú ý đối thoại, phân biệt lời nhân vật và lời người kể chuyện, giọng của tiểu thuyết chương hồi. Sử dụng các chiến lược đọc như theo dõi, dự đoán, đối chiếu. - Tóm tắt văn bản. - Lưu ý các chú thích và đọc phần giải nghĩa. GV đọc mẫu đoạn đầu Tổ chức cho HS đọc phân vai, đóng vai nhân vật, thể hiện yêu cầu giọng đọc Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ HS đóng vai đọc văn bản Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Lớp nhận xét giọng đọc Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm I. Đọc, tìm hiểu chung 1. Đọc và tóm tắt - đọc - tóm tắt: Nghe tin quân Thanh kéo vào Thăng Long, Nguyễn Huệ đang ở Phú Xuân (Huế) liền lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc Hà. Đến Nghệ An, vua cho tuyển mộ lính, ra lời dụ. Đến Tam ĐIệp, 30 Tết, vua cho quân sĩ ăn Tết trước. Đêm mùng 3 tháng Giêng đánh thắng trận Hà Hồi, mồng 5 đánh Ngọc Hồi, quân Thanh đại bại. Trưa đó Quang Trung tiến binh vào Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị trốn chạy, quân giặc tranh nhau qua cầu, cầu gãy, xác giặc làm nghẽn cả một khúc sông. Vua tôi nhà Lê trốn chạy theo giặc sang Trung Quốc. - chú thích Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, nêu hiểu biết về tác giả Ngô gia văn phái. -Về tác phẩm yêu cầu HS ? Nêu xuất xứ của văn bản. ? Xác định thể loại, nêu khái niệm, đặc điểm của thế loại ấy. ? Từ thế loại vừa tìm được, hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? ? Xác định bố cục của văn bản ? Nêu bối cảnh và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. GV mở rộng, nêu một số thông tin về tác phẩm: Tác phẩm viết bằng chữ Hán tái hiện thời kì lịch sử đầy biến động cuối TK 18, đầu TK 19, tập trung thể hiện sự thối nát của tập đoàn Lê – Trịnh, đồng thời ca ngợi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy là tất yếu lịch sử. Một vài thông tin chính của Hoàng Lê nhất thống chí: gồm 17 hồi tái hiện thời kì lịch sử đầy biến động, đất nước bị chia cắt hai đàng: đàng trong và đàng ngoài. Từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc được gọi là đàng ngoài, từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam gọi là đàng trong. ở Đàng Ngoài có vua Lê, chúa Trịnh cai trị; Đàng Trong đóng đô ở phú xuân chúa Nguyễn cai trị chính là 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ. Ở Đàng Ngoài dưới sự cai trị của vua Lê nhưng vua chỉ là bù nhìn, trên danh nghĩa, quyền lợi tập trung chủ yếu trong tay chúa Trịnh. Chúa Trịnh ăn chơi sa đọa, hà hiếp bóc lột nhân dân, khiến nhân dân lầm than khổ cực. Do đó anh em NH (vua QT) đã kéo quân ra bắc lần 1 để tiêu diệt chúa Trịnh, trả lại chính quyền cho vua Lê, sau đó quay trở vào Nam, không hề có ý làm phản cướp ngôi và đã phân công công 1 vị tướng dưới trướng là Vũ Văn Nhậm cai quản ở phía Bắc để nếu có thông tin gì thì kịp cấp báo về Phú Xuân cho anh em Nguyễn Huệ. Một thời gian sau Vũ Văn Nhậm cũng theo gót chúa trịnh trc đây, ăn chơi sa đọa, biết tin đó anh em Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc tiêu diệt Vũ Văn Nhậm. Trong Hoàng Lê nhất thống chí có 2 nhân vật các em lưu ý phân biệt: 1 là Vũ Văn Nhậm, hai là Ngô Thì Nhậm. Khi Nguyễn Huệ kéo quân ra bắc lần 2 tiêu diệt Vũ Văn Nhậm lại quay vào Nam chứ không định cướp ngôi. Nhưng vua Lê Chiêu Thống tưởng là anh em Nguyễn Huệ kéo ra để cướp ngôi nên đã bí mật cử người sang cầu cứu nhà Thanh. Lợi dụng điều này tôn sĩ Nghị từ trước đến giờ luôn có ý định lăm le xâm lược đã nhân cơ hội này kéo hẳn 1 đoàn quân ngang nhiên vào nước ta mà không có bất kì sự ngăn cản nào. Nguyễn Huệ tiêu diệt Vũ Văn Nhậm xong thì lại quay trở vào Nam, phân công 3 người là Vũ Văn Sở, Phan Văn Lân và Ngô Thì Nhậm (quan văn) cai quản ở 11 đạo thừa tuyên phái Bắc. 2. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả: Ngô Gia Văn Phái Ngô gia văn phái là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, Hà Nội ngày nay. b. Tác phẩm -Xuất xứ: Văn bản thuộc hồi thứ 14 của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”. - Thể loại: + Thể chí (lối văn ghi chép sự vật, sự việc) +Tiểu thuyết chương hồi -Phương thức biểu đạt chính: tự sự - Bố cục: 3 phần +Phần 1: từ đầu… 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788) : ĐƯợc tin quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi vua, thân chinh đi dẹp giặc. + Phần 2: tiếp… tiến binh đến Thăng Long rồi kéo vào thành: Chiến thắng thần tốc của quân Tây Sơn với tài thao lược của vua Quang Trung. + Phần 3: CÒn lại: Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống. Hoạt động 2: Khám phá văn bản (50 phút) a. Mục tiêu: Nắm được bối cảnh và sự kiện lịch sử; phân tích được nội dung, ý nghĩa của việc Nguyễn Huệ lên ngôi vua và cuộc hành quân thần tốc. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài Quang Trung đại phá quân Thanh d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG Nhiệm vụ 1: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi và hoàn thành phiếu học tập: Bối cảnh lịch sử 1/ Thời điểm diễn ra các sự kiện ………………………….. 2. Phản ứng của Bắc Bình Vương ………………………….. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận, điền vào phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm dán phiếu học tập lên bảng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Ghi lên bảng. II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN 1. Bối cảnh lịch sử - Cuối năm 1788, mượn cớ giúp nhà Lê, quân Thanh sang xâm chiếm nước ta. - Nguyễn Huệ nghe tin quân Thanh đến Thăng Long giận lắm liền họp các tướng sĩ định thân chỉnh cầm quân đi ngay. - Tướng sĩ xin Bắc Bình Vương lên ngôi để làm yên lòng người - Nguyễn Huệ cho đắp đàn trên núi tế trời đất lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung. Ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân hạ lệnh xuất quân. 2. Hình tương người anh hùng Quang Trung (Nguyễn Huệ) (15’) Nhiệm vụ 2: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo Phương pháp Khăn trải bàn , trả lời câu hỏi: + Những công việc Quang Trung đã tiến hành và thời điểm nhà vua hạ lệnh xuất quân + Tìm những chi tiết, câu văn cho thấy lời dụ của vua Quang Trung nói với các tướng lĩnh + Tìm những chi tiết miêu tả thái độ, hành động của vua Quang Trung khi chỉ huy cuộc chiến thần tốc + Nhận xét về tài dụng binh của vua Quang Trung Câu hỏi tổng kết: Nhận xét về hình tượng vua Quang Trung trong văn bản trên Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm 4, suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. 2. Hình tương người anh hùng Quang Trung (Nguyễn Huệ) - Nhận được tin quân Thanh chiếm Thăng Long Nguyễn Huệ rất tức giận, không hề nao núng: “định thân chinh cầm quân đi ngay”. - Trong vòng một tháng (24/11 đến 29/12/1788) ông làm được rất nhiều việc lớn: làm lễ lên ngôi; đốc xuất đại binh ra Bắc; gặp La Sơn phu tử NguyễnThiếp; tuyển quân ở Nghệ An; phủ dụ tướng sĩ; định kế hoạch hành quân,đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau khi chiến thắng. ⇒ Người bình tĩnh, hành động nhanh ,kịp thời, mạnh mẽ, quyết đoán trước những biến cố lớn. - Ở Nghệ An → gặp gỡ người cống sĩ tham khảo ý kiến; kén lính “ba suất đinh thì lấy một người” - Ông rất nhạy bén trong việc dụ binh, thu phục lòng quân: bài hịch “đất nào sao ấy” ngắn gọn, hào hùng, khích lệ lòng yêu nước và truyền thống quật cường dân tộc. - Nguyễn Huệ sáng suốt trong việc lựa chọn tướng tài. Hiểu tường tận năng lực của tướng sĩ, khen chê đúng người đúng việc. ⇒ Người có trí tuệ sáng suốt sâu sắc và nhạy bén. - Tài dụng binh như thần: chiến dịch hành quân thần tốc ngày 25 rời Phú Xuân - Huế → ngày29 đến Nghệ An, ngày 30 bắt đầu xuất quân ở Nghệ An, dự định ngày 7 tháng giêng (7 ngày) sẽ ăn tết ở Thăng Long (đoạn đường khoảng 650 km → 10 ngày đi bộ) Thực tế: ngày 5 tết đã đến Thăng Long → đến nơi đội ngũ vẫn tinh nhuệ đánh cho quân Thanh tan tác → tài tổ chức cầm quân. * Anh hùng Quang Trung trong chiến trận: - Chủ chương đánh là thắng, chiến đấu dũng mãnh,quyết tử, quân đội nghiêm minh. - Vua Quang Trung cưỡi voi thân chinh cầm quân- một tổng chỉ huy chiến dịch: vừa hoạch định phương lược tiến đánhvừa tấn công quân sỹ, thống lĩnh một mũi tiên phong →Tạo nên trận thắng đẹp áp đảo kẻ thù. ⇒ Hình ảnh người anh hùng Quang Trung được khắc hoạ thật oai phong lẫm liệt, bừng bừng khí tiết một hình ảnh đẹp hào hùng về người anh hùng lịch sử của dân tộc. TIẾT 3 3. Nhân vật Lê Chiêu Thống (15’) Nhiệm vụ 3: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân + Em hãy tìm những chi tiết thể hiện rõ bản chất của nhân vật Lê Chiêu Thống + Theo em, sự đối lập giữa hai nhân vật Quang Trung và Lê Chiêu Thống , giữa quân Tây Sơn và quân Thanh có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của đoạn trích? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. 3. Nhân vật Lê Chiêu Thống – Vua Lê Chiêu Thống và bề tôi trung thành chỉ vì lợi ích riêng của dòng họ mà mù quáng “cõng rắn cắn gà nhà”, cấu kết với nhà Thanh, để rồi đặt vận mệnh của dân tộc vào tay kẻ thù phương Bắc vốn không đội trời chung – Lê Chiêu Thống không xứng đáng với vị thế của bậc quân vương. Kết cục ông phải trả giá là chịu chung số phận thảm hại của kẻ vong quốc: “chạy bán sống, bán chết”, nhịn đói để trốn, ông cùng kẻ cầu cạnh chỉ biết “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt” - Sự đối lập giữa vua Lê Chiêu Thống và vua Quang Trung, giữa quân nhà Thanh và quân Tây Sơn đã so sánh, đánh giá những hình ảnh nổi bật của Quang Trung và quân Tây Sơn trong chiến thắng đại phá quân Thanh, ca ngợi chiến công hiển hách của vua Quang Trung, nổi bật hình tượng vị anh hùng áo vải, vị hoàng đế với trí tuệ sáng suốt, mạnh mẽ và quyết đoán . => Bằng một giọng văn chậm rãi tác giả đã gợi lên sự thảm bại của bọn vua tôi phản nước, hại dân Lê Chiêu Thống. Mặt khác, đó cũng là tâm trạng ngậm ngùi của người cầm bút trước hình ảnh của một bậc đế vương nhu nhược trong lịch sử dân tộc III. Tổng kết (10’) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật – Dựa trên các tình tiết có thật, tác giả đã lựa chọn trình tự kể trình tự diễn ra các sự kiện, giúp người đọc theo dõi dòng lịch sử dễ dàng hơn – Với ngôn ngữ kể, tả chân thực, tác phẩm đã khắc họa sinh động các nhân vật lịch sử, từ nhân vật chính nghĩa đến phản diện đều được hiện lên rõ nét – Sử dụng giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả với vương triều Lê, với chiến thắng của nhân dân, dân tộc với bọn cướp nước. 2. Nội dung - “Hoàng Lê nhất thống chí” thuộc hồi mười bốn với tên “Đánh Ngọc Hồi, quán Thanh bị thua trận, bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài” đã gợi lên khung cảnh lịch sử đầy sinh động về người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ. Tác phẩm vừa làm nổi bật những phẩm chất tốt đẹp của một vị vua văn võ toàn tài, vừa nói lên tình cảnh thất bại ê chề, nhục nhã của bọn vua quan bán nước Lê Chiêu Thống cùng quân xâm lược nhà Thanh. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 PHÚT) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ Viết kết nối với đọc: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu cảm nhận về một chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS theo dõi, trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 10 PHÚT) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn bản Quang trung đại phá quân Thanh để trả lời câu hỏi trắc nghiệm ôn tập b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Ngô gia văn phái là một nhóm tác giả thuộc dòng họ nào? A. Dòng họ Ngô Thì. B. Dòng họ Nguyễn. C. Dòng họ Lý. D. Dòng họ Lê. Câu 2: Hoàng Lê nhất thống chí thuộc thể loại nào? A. Kí. B. Tiểu thuyết chương hồi. C. Tùy bút. D. Tất cả các đáp án trên đều sai. Câu 3: Nội dung của “Quang Trung đại phá quân Thanh” là gì? A. Thể hiện tấm lòng yêu nước của vua Quang Trung. B. Tập trung phơi bày sự thối nát dẫn đến sụp đổ tất yếu của tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, đồng thời ca ngợi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ lãnh đạo. C. Ghi chép lại những sự kiện lịch sử - xã hội có thực. D. Tất cả các đáp án trên đều sai. Câu 4: Hoàng Lê nhất thống chí xây dựng hình ảnh vua Quang Trung như thế nào? A. Hành động mạnh mẽ, quyết đoán. B. Trí tuệ sáng suốt, mẫn cán, điều binh khiển tướng tài tình. C. Tài thao lược, lãnh đạo tài tình, phi thường. D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. Câu 5; Trong những đoạn văn nói về cảnh bỏ chạy khốn cùng của vua Lê Chiêu Thống, tác giả vẫn gửi gắm cảm xúc trong đó, theo em, cảm xúc đó là gì? A. Sự bênh vực. B. Sự tiếc nuối. C. Sự căm phẫn. D. Lòng thương cảm. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá * Hướng dẫn về nhà - Ôn tập, nắm được khái niệm, cách sử dụng biệt ngữ xã hội -Soạn bài Từ ngữ địa phương + Đọc khung nhận biết kết hợp tri thức ngữ văn và ôn tập lại kiến thức về ngôn ngữ vùng miền đã học ở bài 5 lớp 7. +Làm các bài tập trong SGK vào vở. ----------------------------------------- Ngày soạn: 14/9/2024 Ngày giảng: 21/09/2024 TIẾT 7 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU 1. Năng lực a. Năng lực đạc thù - Học sinh nhận biết được từ ngữ địa phương, hiểu được phạm vitác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học. b. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... - Năng lực thu thập các từ địa phương trong sáng tác văn học - Năng lực trình bày suy nghĩ về tác dụng của việc sử dụng của việc sử dụng từ địa phương - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận 2. Phẩm chất: - Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học b. Nội dung: Tổ chức hoạt động “Think – Pair – Share ” ( Nghĩ – bắt cặp - chia sẻ) c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi phát vấn “Em hãy nêu cách hiểu của mình về từ ngữ địa phương” - GV yêu cầu học sinh tổ chức thảo luận nhóm đôi - GV gọi đại diện nhóm chia sẻ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tham gia chia sẻ câu trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - Phần trả lời của học sinh Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, khen ngợi HS. - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (10 phút) Hoạt động của GV và HS Nội dung a) Mục tiêu: Hs Nhận nhớ lại KN, nguồn gốc, đặc điểm. ý nghĩa của từ ngữ địa phương. b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ d) Tổ chứchoạt động: Từ ngữ địa phương ( Đã học Ngữ văn 7) * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Hoàn thành bảng thông tin về từ ngữ địa phương Yếu tố Từ ngữ địa phương Khái niệm Nguồn gốc Đặc điểm Phạm vi sử dụng Ý nghĩa * Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh đọc ngữ liệu. - HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập. - GV quan sát, hỗ trợ HS. * Báo cáo kết quả: - HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm). Dự kiến sản phẩm: Yếu tố Từ ngữ địa phương Khái niệm Từ ngữ địa phương ( phương ngữ) là các từ ngữ chỉ dùng ở một số vùng miền, địa phương nhất định. Nguồn gốc Do sự khác biệt giữa các địa phương về đặc điểm tự nhiên, đặc điểm tâm lý và phong tục tập quán của cư dân địa phương. Đặc điểm Về ngữ âm: các từ được phát âm theo cách riêng của người dân mỗi địa phương, không giống cách phát âm của từ toàn dân Về từ vựng: có các từ ngữ tương đương với từ toàn dân nhưng hình thức ngữ âm khác biệt hoặc có các từ ngữ mà trong kho từ toàn dân không có. Phạm vi sử dụng - Chỉ sử dụng ở một vùng miền, địa phương nhất định (hoặc giữa các cư dân cùng vùng miền). - Trong các văn bản khoa học, hành chính..., không sử dụng từ ngữ địa phương. - Trong các tác phẩm văn học, từ ngữ địa phương có thể được dùng để tạo sắc thái địa phương cho sự việc, nhân vật hoặc dùng như một phương tiện tu từ. Ý nghĩa Từ địa phương thể hiện tính đa dạng trong ngôn ngữ của một cộng đồng, thể hiện nét riêng của một cộng đồng ngôn ngữ * Đánh giá nhận xét: - HS khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung. - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới. * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Từ tìm từ địa phương trong những câu dưới đây, cho biết các từ hoặc cụm từ( toàn dân tương ứng với những từ đó) a) “Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp dây vàng hạt đầy sân nắng đào”( Tố Hữu) b) “Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế Khế trong vườn thêm một tí rau thơm”( Chế Lan Viên) c) Lão khuyên nó hãy dằn lòng, bỏ đám này để dùi giắnglại ít lâu, xem có đám nào khác mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu( Nam Cao). d) Có thịt kho Tàu để ăn với dưa kiệu nhà kia, rồi cái hủ mắm tép dầm nắng sát hàng rào làm mình nhớ nhung chuối chát, khế chua cùng với gừng sắt mịn thì mâm mứt tắc đỏ au kia làmlịm chết một cách lim dim như tụi kiến. ( Nguyễn Ngọc Tư) * Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh đọc ngữ liệu văn bản. - HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập. - GV quan sát, hỗ trợ HS. * Báo cáo kết quả: - HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm). Dự kiến sản phẩm: a) Từ địa phương có trong câu thơ: “bắp” Từ toàn dân tương ứng : “ ngô” b) Từ địa phương có trong câu thơ: “cá tràu” Từ toàn dân tương ứng : “ cá quả” c) Từ địa phương có trong câu thơ: “dùi giắng ” Từ toàn dân tương ứng : “ tạm thời thế đã” c) Từ địa phương có trong câu thơ: “hủ” Từ toàn dân tương ứng : “ hũ” Từ địa phương có trong câu thơ: “tắc ” Từ toàn dân tương ứng : “ quả quất” * Đánh giá nhận xét: - HS khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung. - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (25 phút) a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập. b) Nội dung hoạt động: Trả lời câu hỏi c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv chuyển giao nhiệm vụ: Chỉ ra từ ngữ địa phương và tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ đó trong các trường hợp sau: a. Ai đi vô nơi đây Xin dừng chân xứ Nghệ (Huy Cận, Ai vô xứ Nghệ) b. Đến bờ ni anh bảo: - “Ruộng mình quên cày xáo Nên lúa chín không đều. Nhớ lấy để mùa sau Nhà cố làm cho tốt”. (Trần Hữu Thung, Thăm lúa) c. Chừ đây Huế, Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gãy Hãy bay lên! Sông núi của ta rồi! (Tố Hữu, Huế tháng Tám) d. – Nói như cậu thì… còn chi là Huế! (Hoàng Phủ Ngọc Tường, Chuyện cơm hến) e. Má, tánh lo xa. Chứ gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới, hi vọng rực lên theo màu lúa. (Nguyễn Ngọc Tư, Trở gió) - Hs thực hiện nhiệm vụ: * Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ: - Gv quan sát, lắng nghe. - Hs quan sát sách giáo khoa tìm câu trả lời. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: - Hs trình bày sản phẩm cá nhân Bài 1 (SGK/24) a. Vô là từ địa phương có nghĩa là vào. Dùng từ vô theo cách của người xứ Nghệ gợi được sự thân mật, gần gũi. b) Từ địa phương: “ni”. “Bờ ni” nghĩa là “bờ này” (theo cách nói của người xứ Nghệ và một số địa phương khác ở miền Trung). Đưa lời nói thường ngày, mộc mạc vào thơ, tác giả sáng tạo được hình ảnh thơ chân thực, sinh động. c. Chừ có nghĩa là bây giờ là từ địa phương vùng Thừa Thiên Huế. Từ địa phương này được sử dụng rất đắt làm nổi bật cảm xúc vui sướng tự hào của người vùng đất cố đô trong ngày cách mạng tháng Tám thành công. d.Chi là từ địa phương có nghĩa là gì. Từ này có âm điệu nhẹ nhàng mang sắc thái lời ăn tiếng nói của người xứ Huế. e. Má (mẹ) và tánh (tính) là hai từ địa phương được sử dụng trong bài Trở gió. Tác giả đã phản ánh đời sống một cách chân thực, thể hiện được bản sắc của vùng đất Nam Bộ. *Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv chuyển giao nhiệm vụ:Nhận xét việc sử dụng từ ngữ địa phương (in đậm) trong các trường hợp sau: a. Năm học này, cả lớp đặt chỉ tiêu giồng và chăm sóc 20 cây ở nghĩa trang liệt sĩ của xã. (Trích Biên bản họp lớp) b. Con xem, mới có hai hôm mà hạt đậu nó đã nhớn thế đấy. Nếu con giồng nó ra vườn, chăm bón cẩn thận, nó sẽ ra hoa ra quả… (Vũ Tú Nam, Những truyện hay viết cho thiếu nhi) c. Lần đầu tiên tôi theo tía nuôi tôi và thằng Cò đi “ăn ong” đây! (Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam) d. Tui xin cam đoan những nội dung trình bày trên đây là đúng sự thật. (Trích một bản tường trình) Trả lời: a. Giồng là từ ngữ địa phương. Trong trường hợp viết biên bản phải sử dụng từ ngữ toàn dân. Thay từ “giồng” bằng từ “trồng”. b. Nhớn và giồng là từ ngữ địa phương. Trong trường hợp này, sử dụng từ ngữ địa phương nhằm tô đậm sắc thái vùng miền, ta có thể dễ dàng cảm thấy sự gần gũi, thân thương qua từng lời văn, hình ảnh trong bài. c. Tía và ăn ong là từ ngữ địa phương. Trong trường hợp này, sử dụng từ ngữ địa phương nhằm tô đậm sắc thái vùng miền, ta có thể dễ dàng cảm thấy sự gần gũi, thân thương qua từng lời văn, hình ảnh trong bài. d. Tui là từ ngữ địa phương. Trong trường hợp viết biên bản phải sử dụng từ ngữ toàn dân. Thay từ “tui” bằng từ “tôi”. - Hs thực hiện nhiệm vụ: * Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ: - Gv quan sát, lắng nghe. - Hs quan sát sách giáo khoa tìm câu trả lời. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: - Hs trình bày sản phẩm cá nhân Bài 2:(SGK/24) a. Giồng (trồng) là từ địa phương Bắc Bộ. Từ này dùng trong biên bản họp lớp – một loại VB hành chính là không phù hợp. b.Cũng là từ “Giồng” nhưng khi xuất hiện ở lời nói của nhân vật trong truyện lại rất tự nhiên, tạo cho người đọc cảm giác như được nghe giọng nói thực của người dân Bắc Bộ. từ nhớn (biến âm của từ lớn) phản ánh đặc điểm ngôn ngữ của người Bắc Bộ. c.Tương tự, từ tía (cha), từ ăn ong (lấy mật ong) đươc dùng trong lời của người kể chuyện – vốn là dân Nam Bộ là hợp lí. d. Tui (tôi) là từ địa phương. Việc dùng từ này trong bản tường trình ( một VB hành chính) là không phù hợp. *Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv chuyển giao nhiệm vụ: Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào cần tránh dùng từ ngữ địa phương? a. Phát biểu ý kiến tại một đại hội của trường b. Trò chuyện với những người thân trong gia đình c. Viết biên bản cuộc họp đầu năm của lớp d. Nhắn tin cho một bạn thân e. Thuyết minh về di tích văn hóa ở địa phương cho khách tham quan - Hs thực hiện nhiệm vụ: * Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ: - Gv quan sát, lắng nghe. - Hs quan sát sách giáo khoa tìm câu trả lời. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: - Hs trình bày sản phẩm cá nhân Bài 3 (SGK/24) - Chỉ nên sử dụng từ địa phương trongphạm vi nhất định: những cuộc trò chuyện thân mật, gần gũi trong cuộc sống thường ngày của những người cùng địa phương (cùng hiểu và sử dụng từ ngữ địa phương) hoặc trong các tác phẩm văn học để tạo nên sắc thái địa phương cho nhân vật, sự việc. Do vậy, các trường hợp có thể sử dụng từ địa phương là: b. Trò chuyện với những người thân trong gia đình d. Nhắn tin cho một bạn thân - Các trường hợp cần tránh dùng từ địa phương là: a. Phát biểu ý kiến tại một đại hội của trường c. Viết biên bản cuộc họp đầu năm của lớp e. Thuyết minh về di tích văn hóa ở địa phương cho khách thăm quan 4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút) a) Mục tiêu: Hs thực hiện bài tập b) Nội dung: HS viết c) Sản phẩm học tập: d) Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập:Phân biệt từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? * Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập… * Báo cáo kết quả: GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả. So sánh Từ ngữ địa phương Biệt ngữ xã hội Giống nhau Có những quy tắc về phạm vi sử dụng: + Không sử dụng trong các văn bản khoa học, hành chính... đòi hỏi tính chính xác và mẫu mực. + Trong các tác phẩm văn học, có thể được dùng để tạo sắc thái địa phương hoặc khắc họa cuộc sống của một nhóm người đặc biệt Khác nhau Từ ngữ địa phương Biệt ngữ xã hội Nguồn gốc Do sự khác biệt giữa các địa phương, đặc điểm tự nhiên, đặc điểm tâm lý và phong tục tập quán của cư dân địa phương. Được hình thành trên những quy ước chung của một nhóm người nào đó trong xã hội. Ngày soạn: 14/09/2024 Ngày giảng: 21/09/2024 VĂN BẢN 3: Tiết 8 TA ĐI TỚI (Tố Hữu) I. MỤC TIÊU 1. Năng lực a. Năng lực đặc thù - Bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian, những sự kiện quan trọng,…) - Nguồn cảm hứng thơ ca của tác giả, hình ảnh trung tâm con đường của văn bản, nhan đề của văn bản. b. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Ta đi tới - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về nhan đề của văn bản - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản 2. Phẩm chất: - Yêu nước II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài Ta đi tới b. Nội dung: GV tổ chức “Talk show” với nội dung “Chia sẻ cảm nhận của em về lịch sử hình thành và phát triển của đất nước ta cho đến ngày hôm nay” c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS những cảm nhận của cá nhân em d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi cho buổi “Talk show” Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tham gia chia sẻ cảm nhận Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời từng thành viên trong lớp chia sẻ Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, khen ngợi HS. - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: I. Đọc, tìm hiểu chung (10 phút) a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Ta đi tới b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm “Ta đi tới” c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả, tác phẩm Ta đi tới d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG NV1: Đọc văn bản Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu yêu cầu giọng đọc: diễn cảm, rõ ràng, giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn: + Phần đầu: giọng phấn khởi, tự hào + Phần hồi tưởng lại những năm tháng kháng chiến: giọng thiết, sâu lắng + Phần cuối: giọng lạc quan, tin tưởng… - Lưu ý các chú thích và đọc phần giải nghĩa. GV đọc mẫu đoạn đầu HS thể hiện giọng đọc. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ HS thể hiện giọng đọc, đọc văn bản Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Lớp nhận xét giọng đọc Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm I. Đọc, tìm hiểu chung Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Về tác giả yêu cầu HS: xác định các thông tin chính về tác giả trên các phương diện: +Tên, năm sinh năm mất +Quê quán +Đặc điểm sáng tác +Tác phẩm tiêu biểu -Về tác phẩm yêu cầu HS ? Nêu xuất xứ của văn bản. ? Xác định thể loại, nêu khái niệm, đặc điểm của thế loại ấy. ? Từ thể loại vừa tìm được, hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? ? Xác định bố cục của văn bản Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS đã chuẩn bị dự án học tập ở nhà. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Thông qua việc chuẩn bị dựa án học tập, nhóm 1,2 trình bày dự án. + Nhóm 1 cử đại diện thuyết trình. + Nhóm 2 treo tranh ảnh đã tìm lên bảng. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  +Phần 1: từ đầu…Ai về Hà Nội thì xuôi cùng thuyền”: Cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước. +Phần 2: tiếp…thánh thót quanh làng: Suy ngẫm về chặng đường kháng chiến chống Thực dân Pháp. +Phần 3: Còn lại: Suy nghĩ về chặng đường sắp tới. 2.Tác giả, tác phẩm a. Tác giả: Tố Hữu (1920 – 2002) quê ở tỉnh Thừa Thiên Huế - Là nhà cách mạng, đồng thời là nhà thơ b. Tác phẩm -Xuất xứ: Bài thơ Ta đi tới (in trong tập Việt Bắc) -Thể loại: thơ tự do -Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm - Bố cục: 3 phần Hoạt động 2: Khám phá văn bản (25 phút) a. Mục tiêu: - HS xác định được bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian, những sự kiện quan trọng…) - HS nhận biết và phân tích được nguồn cảm hứng thơ ca của tác giả - Học sinh xác định được hình ảnh trung tâm của văn bản - Học sinh phân tích được cách đặt nhan đề của văn bản b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài thơ Ta đi tới c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài Ta đi tới d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG Nhiệm vụ 1: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận, điền vào phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm dán phiếu học tập lên bảng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Ghi lên bảng. II. Khám phá văn bản 1. Bối cảnh lịch sử và nguồn cảm hứng được gợi lên trong bài thơ - Không gian: rộng được tác giả nhắc nhiều qua các địa danh trên khắp mọi miền tổ quốc. Thời gian: ban ngày Thời điểm: năm 1954 cuộc cách mạng kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi. Bài thơ vừa ca ngợi chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới, chứa đựng những cảm xúc thời đại, và có tính biểu tượng cao. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS hoàn thành PHT số 2 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS nhóm hoàn thành PHT Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. 2. Hình ảnh trung tâm của bài thơ - Hình ảnh trung tâm trong bài thơ: hình ảnh "con đường" + con đường giao thông nối liền các vùng miền + con đường cách mạng, con đường cả dân tộc ta vững bước đi lên. - Hình ảnh khác: “đôi chân”  "Đôi chân" và "con đường" đồng hành cùng nhau qua các chặng, các giai đoạn.  Phù hợp với nhan đề bài thơ  Làm nổi bật tinh thần sôi nổi, khí thế mạnh mẽ, vững vàng của toàn dân tộc. Hình ảnh "con đường" giàu ý nghĩa biểu tượng, là sáng tạo độc đáo của nhà thơ Tố Hữu, góp phần tạo nên giá trị nội dung, tư tưởng của văn bản Ta đi tới. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Nhận xét về cách đặt nhan đề của bải thơ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. 3. Nhan đề của văn bản Nhan đề bài thơ “Ta đi tới” thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. + Nhan đề thể hiện sự tự do, chứa đựng những cảm xúc thời đại, và có tính biểu tượng cao. + Nhan đề vừa ngợi ca chiến thắng, niềm tự hào, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới. → Đây là một nhan đề độc đáo, gây ấn tượng với người đọc. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật văn bản Ta đi tới. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. III/ TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật -Thể thơ tự do, phương thức biểu đạt chính là biểu cảm. -Sử dụng các biện pháp nghệ thuật như hoán dụ, nhân hóa “những bàn chân” nhằm nhấn mạnh sức mạnh, ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất của đất nước Việt Nam, của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến. -Biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc “Ai…”, “Đường…” 2. Nội dung Bài thơ Ta đi tới của Tố Hữu nói về ý chí kiên cường, bất khuất, sức mạnh của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến. Qua đó, thể hiện sự tự hào trước những chiến công và niềm tin vào tương lai chiến thắng của dân tộc ta. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (3 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Ta đi tới b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Em hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp câu trúc câu được sử dụng trong bài thơ c. Sản phẩm học tập: HS trình bày bài làm d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trình bày trước lớp Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (2 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn bản Ta đi tới, nêu trách nhiệm của em để góp phần vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước trong thời đại 4.0 b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học tổ chức hoạt động “HỌC SINH NÓI” với nội dung: Từ văn bản Ta đi tới, nêu trách nhiệm của em để góp phần vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước trong thời đại 4.0? c. Sản phẩm học tập: Chia sẻ của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện chia sẻ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá. * Hướng dẫn về nhà: - Soạn và chuẩn bị bài viết: Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa và nói và nghe: Trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (cuốn truyện lịch sử).

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.