Danh mục
KHBD Văn 7tuần 18 (tiếp)
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 05/01/24 00:48
Lượt xem: 1
Dung lượng: 87.5kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 02/01/2024 Ngày dạy: 05/01/2024 Tiết 71 BÀI 5: ĐỌC MỞ RỘNG I. MỤC TIÊU 1. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực đặc thù - HS chia sẻ được với các bạn và thầy cô kết quả tự đọc các VB có đặc điểm thể loại và nội dung gần gũi với các VB trong bài 4. Giai điệu đất nước và bài 5. Màu sắc trăm miền. Qua việc chia sẻ kết quả đọc mở rộng, HS thể hiện khả năng vận dụng kiến thức và kĩ năng được học để tự đọc những VB mới thuộc thể loại thơ, tuỳ bút, tản - Nắm được những nét độc đáo về từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ trong một bài thơ và chất chữ tình, cái tôi của nhà văn, ngôn ngữ được sử dụng trong một bài tùy bút hay tản văn. 2. Phẩm chất: - Biết yêu mến, trân trọng vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các vùng miền. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - KHBD, SGK, SGV, SBT - Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0, III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG (5 phút) a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b) Nội dung: HS tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn” c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”, chia lớp thành các nhóm nhỏ để tham gia trò chơi với câu hỏi: + Kể tên một số bài thơ, tùy bút, tản văn viết về tình yêu quê hương và vẻ đẹp đời sống ở các vùng miền trong và ngoài nước mà em biết? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và trả lời - GV quan sát, lắng nghe Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS tham gia trò chơi - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - HS liệt kê được tên bài thơ, tùy bút, tản văn Vd: - Tháng Giêng - Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Chuyện cơm hến - Sông Đà - Cảnh sắc và hương vị đất nước - Quê hương tôi... - Cây tre Việt Nam HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP Hoạt động 2.1: Trao đổi kết quả tự đọc (09 phút) a. Mục tiêu: Nắm được những nét độc đáo về từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ trong một bài thơ và chất chữ tình, cái tôi của nhà văn, ngôn ngữ được sử dụng trong một bài tùy bút hay tản văn. b. Nội dung: Hs trao đổi với các bạn trong nhóm . c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ + Học sinh nhắc lại khái niệm và đặc điểm của tùy bút, tản văn + GV yêu cầu HS: lựa chọn VB tự đọc và trao đổi với các thành viên trong nhóm. - HS cần chú ý đến từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp biện pháp tu từ và tình cảm, cảm xúc của tác giá thể hiện trong bài thơ; chất trữ tình, cái tôi tác giả, ngôn ngữ của bài tuỳ bút hay tản văn - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và trả lời - GV quan sát, lắng nghe Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày ý kiến - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài 1. Trao đổi kết quả tự học - Tuỳ bút là một thể loại văn xuôi thuộc loại hình kí. - Tản văn là thể loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, giàu sức gợi - Với bài thơ hs cần chỉ ra: +Những từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ khiến em chú ý? + Cách gieo vần, ngắt nhịp trong bài thơ có gì đặc biệt? + Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài thơ? + Tác dụng biểu đạt của nó như thế nào? + Em có cảm nhận gì về tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện trong bài thơ? - Với tuỳ bút và tản văn, nội dung trao đổi, thảo luận có thể xoay quanh những câu hỏi như: + VB có điểm gì giống về mặt thể loại với các VB được học trong bài 5 (Các yếu tố cơ bản của VB có phải là cốt truyện, nhân vật...không hay là yếu tố nào khác?) + VB có gì thú vị? + Đó là VB hư cấu hay phi hư cấu? + Nó có gì khác so với các VB nghị luận và VB thông tin? Hoạt động 2.2: Trình bày kết quả tự đọc (24 phút) a. Mục tiêu: Nắm được những nét độc đáo về từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ trong một bài thơ và chất chữ tình, cái tôi của nhà văn, ngôn ngữ được sử dụng trong một bài tùy bút hay tản văn. b. Nội dung: Hs chia sẻ trước lớp những ý kiến và thông tin đã trao đổi trong nhóm. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ + GV gọi một số HS chia sẻ trước lớp những ý kiến và thông tin thú vị đã trao đổi trong nhóm. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ - Gv lắng nghe, quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV tổ chức hoạt động - Hs báo báo kết quả, Hs khác lắng nghe, quan sát, nhận xét Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 2. Trình bày kết quả Hoạt động 2.3: Nhận xét hoạt động đọc (5 phút) a. Mục tiêu: HS rút kinh nghiệm, trao đổi cho nhau những hiểu biết. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Hs nhận xét bài của các thành viên - Gv nhận xét và khen ngợi những học sinh đã thể hiện tốt kết quả tự đọc sách - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ - Gv lắng nghe, quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV tổ chức hoạt động - Hs báo báo kết quả, Hs khác lắng nghe, quan sát, nhận xét Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 3. Nhận xét, rút kinh nghiệm HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (2 phút) * GV giới thiệu một số tác phẩm cần đọc Yêu cầu HS về nhà đọc tác phẩm và viết báo cáo sản phẩm đã đọc nộp vào giờ sau. * Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài - Tìm đọc các tác phẩm khác. - Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ mà em yêu thích viết về vẻ đẹp của quê hương, đất nước. -------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 02/01/2024 Ngày dạy: 05/01/2024 Tiết 72 TRẢ BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I Môn: Ngữ văn 7 – Lớp: 7B3 Số tiết: 01 tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Những điểm mạnh, điểm yếu trong việc vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra. - Hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục những tồn tại, thiếu sót từ bài kiểm tra để rút kinh nghiệm. 2. Năng lực: a. Năng lực chung: - Biết hợp tác, chia sẻ, cùng nhau trao đổi về bài làm; - Sáng tạo, đề xuất được hướng khắc phục thiếu sót. b. Năng lực đặc thù: - Đánh giá được khả năng của bản thân, đánh giá bài làm của bạn về kiến thức và kĩ năng làm bài tổng hợp; - Biết rút kinh nghiệm từ những sai sót để bài làm hoàn chỉnh. 3. Phẩm chất: - Chân thành, thẳng thắn khi góp ý cho bạn; - Khiêm tốn, trung thực khi nói về bản thân, biết nhìn nhận đúng – sai để hoàn thiện mình. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU * Thiết bị: Máy tính, máy chiếu * Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (3’) a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập. b) Nội dung: GV yêu cầu HS theo dõi video và trả lời câu hỏi c) Sản phẩm: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ d) Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS nhắc lại ND câu hỏi ở trong bài Kt cuối kì I * Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: cá nhân HS trả lời - Giáo viên: quan sát giúp đỡ HS * Báo cáo, thảo luận: - GV gọi một số HS chia sẻ. - HS khác nhận xét, bổ sung đánh giá * Kết luận, nhận định: - GV kết luận. Hôm nay cô sẽ trả bài kiểm tra kì I cho các em, để các em thấy được kết quả và cách đánh giá kiến thức kĩ năng vận dụng trình bày để giải quyết yêu cầu mà bài kiểm tra đưa ra. Đồng thời các em cũng sẽ nhận thấy những mặt mạnh để phát huy và mặt yếu để khắc phục. 2. HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Phát hiện ra những lỗi sai trong bài làm và biết cách sửa chữa b) Nội dung: HS nghiên cứu đề bài và phát hiện c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính I. Đề và phân tích yêu cầu đề, đáp án (15 phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: ? Xác định mục đích của từng câu hỏi và cách trả lời? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động cá nhân, thực hiện yêu cầu. - GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV gọi cá nhân HS trình bày - HS khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức. GV chữa bài theo đáp án tiết 35,36 I. Đề và phân tích yêu cầu đề, đáp án III. Nhận xét (5 phút) a. Ưu điểm - Đa số HS có ý thức làm bài, trả lời đúng yêu cầu của câu hỏi. - Hầu hết các em trình bày bài đủ bố cục, đảm bảo hình thức bài văn, đoạn văn. - Nhiều bài viết trình bày khá tốt, sạch sẽ: Chi, Thư, Minh Khánh, Tâm. - Mượn vai nhân vật để kể phù hợp, chuyển ngôi kể số ba sang ngôi kể số 1 tốt Chi, , Thư, Minh Khánh, Tâm, Xuân Anh. - Có biết kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm và sáng tạo trong khi kể. b. Nhược điểm - Một số HS chuyển ngôi kể chưa linh hoạt: Tuấn Dũng, Nguyên, Thi - Sai chính tả nhiều, không viết rõ chữ: Hồ Dũng, Nhung, Đào Tâm, Đức - Cảm nhận về một bài thơ còn thiếu giớ thiệu tác giả. IV. Chữa lỗi (15 phút) a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức giải quyết các bài tập. b) Nội dung: HS thực hiện các nhiệm vụ GV giao trên font chiếu. * GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dùng bảng phụ thống kê một số lỗi tiêu biểu trong bài viết của HS và yêu cầu HS phát hiện, sửa lỗi (tập trung vào lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, bố cục ). * HS thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát ở bảng phụ, thảo luận, phát hiện và nêu hướng sửa chữa trong thời gian nhóm,5 phút * GV chốt lỗi cơ bản của bài viết và phương pháp sửa. - GV nhận xét, bổ sung và kết luận về hướng sửa chữa. - HS tự đối chiếu với yêu cầu của đề phát hiện lỗi và trao đổi với bạn bên cạnh và sửa - HS đọc phần đã sửa - HS khác lắng nghe và tự nhận ra sai sót trong bài mình để rút kinh nghiệm cho bài sau. (GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục chữa các lỗi còn lại) GV thống kê một số lỗi trong bài văn của HS và gọi HS sửa theo bảng sau: Lỗi Lỗi sai Sửa Chính tả Câu, dùng từ, diễn đạt Bố cục trình bày Các lỗi khác Kết quả chung cả lớp Điểm Giỏi Khá Đạt Chưa đạt Lớp SL % SL % SL % SL % 7B3 2 14 22 04 HOẠT ĐỘNG : VẬN DUNG: 7 phút * GV giới thiệu một số bài viết tốt: Chi, Thư, Minh Khánh, Tâm - GV chọn 3 bài viết tốt cho HS đọc, HS học tập. * HS đọc * GV hướng dẫn HS tự học ở nhà *Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài -- Xem lại đề bài và dàn ý - Chữa các lỗi đã mắc trong bài làm. -Chuẩn bị bài sau: Bài 6: Bài học cuộc sống THỰC HÀNH ĐỌC NHỮNG KHUÔN CỬA DẤU YÊU Trương Anh Ngọc - Hs tự đọc văn bản tại nhà, cần chú ý những vấn đề sau: + Chỉ ra được những đặc điểm của văn bản cho thấy văn bản thuộc thể loại tản văn. + Vẻ đẹp đất nước và con người I-ta-li-a qua văn bản. + Thấy được những cảm xúc của tác giả về đất nước và con người I-ta-li-a.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.