Danh mục
KHBD Văn 6 tuần 19 tiết 73,74,75
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 10/01/23 13:54
Lượt xem: 10
Dung lượng: 223.2kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Trường: THCS Hồng Thái Tây Tổ: Khoa học xã hội Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Lan Bài 6 CHUYỆN KỂ VỀ NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG (13 tiết) Và con phải kể cho con của con nghe về những truyền thuyết mà mẹ đã kể cho con - Giống như bà đã kể cho mẹ và bà cố đã kể cho bà…. Bét - ti Xmít (Betty smith) MỤC TIÊU CHUNG 1. Kiến thức - Nhận biết được một số yếu tố của truyền thuyết như: cốt truyện, nhân vật, lời kể, yếu tố kì ảo; nhận biết được chủ đề của văn bản. - Nhận biết được văn bản thông tin thuật lại một sự kiện và cách triển khai văn bản theo trật tự thời gian. - Hiểu được công dụng của dấu chấm phẩy (đánh dấu danh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp). 2. Năng lực * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV; chủ động tiếp nhận, hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách tích cực. Biết tìm nguồn tư liệu liên quan đến nội dung bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: + Trong hoạt động học tập tích cực chia sẻ, lắng nghe, phản hồi các ý kiến. + Trình bày một cách tự tin ý kiến của mình. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: + Biết giải quyết những vấn đề nảy sinh trong bài học. * Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: + Biết đọc hiểu truyện truyền thuyết và văn bản thông tin. + Viết được bài văn thuyết minh kể lại một sự kiện, biết viết VB bảo đảm các bước; + Kể lại một truyền thuyết. + Nói rõ ràng, mạch lạc các ý tưởng, thông tin, quan điểm, thái độ; biết bảo vệ quan điểm của cá nhân một cách thuyết phục. + Hiểu được ý kiến người khác; nắm bắt được những thông tin quan trọng từ các cuộc thảo luận. + Biết sử dụng dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản. - Năng lực văn học: + Nhận biết được văn bản thuyết minh thuật lại sự kiện; phân tích một số yếu tố của truyền thuyết và văn bản thông tin. + Nhận biết được chủ đề và ý nghĩa của văn bản. + Hiểu được và phân tích được giá trị của việc sử dụng biện pháp tu từ trong văn bản. 3. Phẩm chất - Yêu nước: Kính trọng, biết ơn những vị anh hùng dân tộc, di sản văn hóa; tự hào về truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm; ca ngợi truyền thống sinh hoạt văn hóa và lễ hội của địa phương, của đất nước. - Chăm chỉ: Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. - Trung thực: Thẳng thắn trong việc thể hiện những suy nghĩ tình cảm của mình trong bài viết, bài nói. - Trách nhiệm: Có khát vọng cống hiến vì những giá trị cộng đồng; có ý thức bảo vệ di sản văn hóa của địa phương và của đất nước.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.