
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 19/12/23 12:17
Lượt xem: 1
Dung lượng: 96.4kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 16/12/2023 Ngày dạy: 19/12/2023 Tiết 61 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nhận biết được từ ngữ địa phương và biết cách sử dụng từ ngữ địa phương trong hoàn cảnh phù hợp. - Phân biệt được từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực nhận diện và sử dụng tử ngữ địa phương trong hoàn cảnh phù hợp. 3. Phẩm chất - Biết yêu mến, trân trọng vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các vùng miền. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi: NHÀ NGÔN NGỮ HỌC Quan sát đoạn video sau và liệt kê các từ ngữ địa phương. https://youtu.be/AwO0KHZOOlc?si=y3TaRufLgrrQEdm5 - HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời; - GV dẫn dắt vào bài học mới: Mỗi một dân tộc trên đất nước chúng ta đều mang những màu sắc riêng biệt. Một trong những phương tiện để thể hiện rõ nhất màu sắc riêng biệt đó chính là ngôn ngữ, chính xác và chi tiết hơn, đó là từ ngữ địa phương. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng khám phá, nhận diện và sử dụng ngôn ngữ, từ ngữ địa phương đó. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (10 phút) a. Mục tiêu: nhận biết từ ngữ địa phương, biết sử dụng từ ngữ địa phương b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1: Nhận biết từ ngữ địa phương Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - Từ ngữ địa phương là gì? Từ ngữ địa phương thể hiện điều gì? Cho ví dụ về từ ngữ địa phương? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ - Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Thao tác 2: Sử dụng từ ngữ địa phương Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - Từ ngữ địa phương thường được sử dụng khi nào? - Theo em, trong văn bản khoa học, hành chính có nên sử dụng từ ngữ địa phương hay không, vì sao? - Hãy lấy 1 ví dụ về từ ngữ địa phương được sử dụng trong tác phẩm văn học. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ - Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. Hình thành kiến thức 1. Nhận biết từ ngữ địa phương - Mỗi vùng miền có một số từ ngữ riêng biệt, thường gọi là từ ngữ địa phương. Những từ ngữ đó phát sinh từ những nét riêng về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí và phong tục tập quán của cư dân địa phương. Từ ngữ địa phương thể hiện tính đa dạng trong ngôn ngữ của một cộng đồng. - Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương thường chỉ được dùng ở một vùng, miền nhất định. - Ví dụ về từ ngữ địa phương: Địa phương Từ ngữ địa phương Từ ngữ toàn dân Miền Bắc U Mẹ Miền Trung Mô Đâu Miền Nam Tía Bố 2. Sử dụng từ ngữ địa phương - Trong tác phẩm văn học, từ ngữ địa phương có thể được dùng nhằm tạo sắc thái địa phương cho câu chuyện, nhân vật... - Trong các văn bản khoa học, hành chính,... Không được dùng từ ngữ địa phương (trừ khi có lí do dặc biệt). - Trong giao tiếp thông thường, chỉ nên dùng từ ngữ địa phương khi trò chuyện thân vật với những người nói cùng phương ngữ với mình. - Ví dụ: Đồng chí mô nhớ nữa Kể chuyện Bình Trị Thiên Cho bầy tui nghe ví Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí - Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ, Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri (Theo Hồng Nguyên, Nhớ) Tô đậm màu sắc địa phương Hoạt động 3: Luyện tập (25 phút) a. Mục tiêu: biết sử dụng kiến thức vừa học để giải quyết các bài tập b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức Hoạt động nhóm Nhóm 1+3: bài 2-4 Nhóm 2+4: bài 1-3 Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ - Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Bài tập 1 - Những từ ngữ địa phương là: thẫu, vịm, trẹc Những từ này được xem là từ ngữ địa phương vì nó là những từ ngữ thuộc phương ngữ riêng của miền Trung và những từ ngữ này có từ ngữ toàn dân tương ứng. Bài tập 2 Từ ngữ địa phương Từ ngữ toàn dân Lạt Nhạt Duống Xuống Xắt Thái Vịn Liễn Đậu phụng Lạc Trụng Nhúng Thẫu Thầu Nhiêu khê Thôi lôi Trẹc Cái mẹt Vi tinh Bột ngọt O Cô Bài tập 3 Trong Chuyện cơm hến, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sử dụng từ ngữ địa phương nhằm khắc họa không khí, sắc thái riêng của Huế, miêu tả lối nói riêng của Huế. Tính chất địa phương của bài văn góp phần tạo ấn tượng một cách sâu đậm về Huế và văn hóa Huế. Nói về không gian văn hóa Huế bằng một số từ ngữ Huế thì sẽ nêu bật được màu sắc Huế. Bài tập 4 Địa phương Từ ngữ địa phương Từ ngữ toàn dân Miền Bắc U, thầy Mẹ, bố Miền Trung Mô, o, răng Đâu, cô, sao Miền Nam Tía, má, quả thơm Bố, mẹ, quả dứa Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: Bài tập nhanh: Tìm từ ngữ địa phương trong đoạn trích sau đây (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) và giải thích nghĩa của các từ địa phương đó. Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại: – Thì má cứ kêu đi. Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: – Vô ăn cơm! Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: – Cơm chín rồi! Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo: – Con kêu rồi mà người ta không nghe. Gợi ý đáp án: Từ ngữ địa phương Ý nghĩa Ba Cha Má Mẹ Kêu Gọi Đâm Trở thành Đũa bếp Đũa cả Nói trổng Nói trống không Vô Vào - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Ngày soạn: 16/12/2023 Ngày dạy: 19/12/2023 Tiết 62 Văn bản: HỘI LỒNG TỒNG Trần Quốc Vượng- Lê Văn Hảo- Dương Tất Từ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được ấn tượng chung về lễ hội lồng tồng trong văn hóa của Việt Nam - Tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn - Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu trong văn bản “Hội lồng tồng” - Nhận biết và phân tích được các thông tin mà văn bản “ Hội lồng tồng” cung cấp cho người đọc. 2. Năng lực a. Năng lực chung: - Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác. b. Năng lực riêng: - Năng lực văn học: nhận biết được thể loại văn bản thông tin, phân tích được các ý chính tiêu biểu trong văn bản “Hội lồng tồng” - Năng lực ngôn ngữ: Hiểu ý kiến các bạn, nắm bắt được thông tin từ phần giới thiệu bài 3. Phẩm chất: - HS thêm yêu mến, trần trọng những nét văn hoá truyền thống của người Việt Nam. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Các phương tiện kỹ thuật - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. Tiến trình dạy học Kiểm tra 10 phút: I. Đọc hiểu: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: ….Trong một ngày, không lúc nào là không có hàng quà. Mỗi giờ là một thứ khác nhau; ăn quà cũng là một nghệ thuật: ăn đúng cái giờ ấy và chọn người bán ấy, mới là người sành ăn. Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì ở Hà Nội mới ngon. Đó là quà tất cả suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa, và ăn phở tối. Phở bán gánh có một vị riêng, không giống như phở bán ở hiệu. Các gánh phở có tiếng ở Hà Nội đều được người ta đặt tên và tưởng nhớ: phố Ga, phố Hàng Cót, phố Ô Quan Chưởng, phố Cửa Bắc v.v ...Bây giờ nhiều tài năng trẻ trong nghề phở mới nhóm lên và trái lại, những danh vọng cũ trên kia không chắc còn giữ được "hương vị xứng kỳ danh" nữa. Có người nào thứ chịu khó đi khảo nếm lại một lượt xem sao? Một vòng quanh Hà Nội bằng vị phở, chắc có lắm điều mặn, chát, chua, cay đấy. Nhưng có một nơi phở rất ngon mà không có ai nghĩ đến và biết đến: ấy là gánh phở trong nhà thương. Trong nhà thương vốn có một bà bán các thứ quà bánh ở một gian hàng dựng dưới bóng cây. Cái quyền bán hàng đó là cái quyền riêng của nhà bà, có từ khi nhà thương mới lập. Bà là người ngoan đạo nên tuy ở địa vị đặc biệt đó bà cũng không bắt bí mọi người và ăn lãi quá đáng. Thức gì bán cũng ngon lành, giá cả phải chăng. Nhưng gánh phở của bà thì tuyệt: bát phở đầy đặn và tươm tất, do hai con gái bà làm, trông thực muốn ăn. Nước thì trong và lúc nào cũng nóng bỏng, khói lên nghi ngút. Rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một chút cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ. Mà nhân tâm tùy thích, nhà hàng đã khéo chiều: ai muốn ăn mỡ gầu, có, muốn ăn nạc, có, muốn ăn nửa mỡ, nửa nạc, cũng có sẵn sàng. Cứ mỗi buổi sáng, từ sáu giờ cho đến bảy giờ, chỉ trong quảng ấy thôi, vì ngoài giờ gánh phở hết, chung quanh nồi nước phở, ta thấy tụm năm tụm ba, các bệnh nhân đàn ông và đàn bà, các bác gác san, các thầy y tá, và cả đến các học sinh trường Thuốc nữa. Chừng ấy người đều hợp lòng trong sự thưởng thức món quà ngon, nâng cách ăn phở lên đến một nghệ thuật đáng kính. ....Nói về phở, tôi còn quên không nhắc tới những sự thay đổi mới đây ở cái quà đặc biệt đó. Nghĩ rằng thay đổi là tiến bộ, có người đã bỏ phở cũ là vị phở gà. Nhưng sự cải cách ấy hình như không được hoan nghênh. Có người khác rụt rè hơn, chỉ thay đổi một vài thứ gia vị người thì thêm vị húng lìu (như gánh phở phố Mới hồi năm 1928), kẻ thì thêm dầu vừng và đậu phụ. Họ mệnh danh cái phở như thế là phở cải lương. Như cái thứ phở thực cũng như bản tuồng, chèo. Để nguyên tuồng chèo cổ thì hay, chứ đã pha cải lương vào thì hỏng bét. Có chăng muốn cải cách thì để nguyên vị, mà cách làm tinh vi hơn lên. Cái nội dung và thể tài vẫn cũ, mà tinh thần thì ngày một sắc sảo thêm vào. Kẻ viết bài này vẫn trung thành với lối phở cổ điển cũng như ưa nghe tuồng chèo giữ đúng điệu xưa.... (Trích Hà Nội băm mươi sáu phố phường – Thạch Lam) Câu 1: Thể loại của văn bản trên là gì? A. Tản văn. B. Thuyết minh. C. Truyện ngắn. D. Bút kí. Câu 2. Theo quan điểm của Thạch Lam ăn quà được coi là gì? A. Thói quen. B. Nghệ thuật. C. Người sành ăn. D. Món ăn vặt Câu 3. Thạch Lam gọi phở là thứ quà đặc biệt của ai? A. Người Hà Nội B. Người miền Nam. C. Người Nam Định. D. Người Bắc Ninh. Câu 4. Phở được người Hà Nội thưởng thức vào thời điểm nào trong ngày? A. Buổi sáng B. Buổi trưa. C. Buổi tối. D. Các buổi trong ngày. Câu 5. Gánh phở trong nhà thương được miêu tả qua các chi tiết nào? Câu 6. Quan điểm của tác giả như thế nào về sự thay đổi của phở? Em cảm nhận thế nào về cải tôi của tác giả? II. Phần viết Thạch Lam viết “…Như cái thứ phở thực cũng như bản tuồng, chèo. Để nguyên tuồng chèo cổ thì hay, chứ đã pha cải lương vào thì hỏng bét. Có chăng muốn cải cách thì để nguyên vị, mà cách làm tinh vi hơn lên. Cái nội dung và thể tài vẫn cũ, mà tinh thần thì ngày một sắc sảo thêm vào.”. Em có đồng tình với quan điểm này không? Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu nêu suy nghĩ của em về ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của người dân địa phương. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM I. Đọc hiểu:( 6,0 đ) Câu 1: D; Câu 2: B; Câu 3: A; Câu 4: D Câu 5: Các chi tiết: …..bát phở đầy đặn và tươm tất…. Nước thì trong và lúc nào cũng nóng bỏng, khói lên nghi ngút. Rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một chút cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ. Mà nhân tâm tùy thích….. Câu 6: - Tác giả không đồng tình với sự thay đổi vị của phở truyền thống Hà Nội. - Cái tôi: Kẻ viết bài này vẫn trung thành với lối phở cổ điển cũng như ưa nghe tuồng chèo giữ đúng điệu xưa.... - Thể hiện quan điểm cá nhân của người viết, đặc điểm đặc trưng của thể bút kí. II. Viết: - Có thể đồng tình hoặc không đồng tình, nói nó lí do. - Cách người bản phở và người thưởng thức phở truyền thống của người Hà Nội thể hiện ý thức giữa gìn ẩm thực - bản sắc văn hóa của người dân địa phư Hoạt động 1: Khởi động (2 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận: Em hãy kể tên các lễ hội dân gian mà em đã được trực tiếp tham gia hoặc được biết thông qua các kênh thông tin. - GV dẫn dắt vào bài mới: Đến với Việt Bắc chúng ta không chỉ được đắm mình trong cái nôi của chiến khu cách mạng xưa. Mà đến với nơi đây chúng ta còn được hòa mình vào vùng văn hóa đậm đà bản sắc. Tiêu biểu cho đặc trưng văn hóa Việt Bắc, chúng ta có thể kể đến lễ hội Lồng Tồng của người dân tộc Tày – Nùng, đó là ngày hội xuống đồng của người dân tộc, thể hiện khát vọng về một vụ mùa bội thu. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về lễ hội này qua bài học: Hội Lồng Tồng Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (8 phút) Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung a. Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác phẩm. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1: đọc- chú thích Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: đọc nối tiếp + Đọc giọng to, rõ ràng - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS theo dõi sgk - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá Thao tác 2: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS nêu những thông tin về tác phẩm:xuất xứ, thể loại, PTBĐ, nội dung chính, bố cục Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS tham gia Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. I. Đọc- Tìm hiểu chung 1. Đọc- chú thích - Đọc nối tiếp nhau - Giọng đọc: to, rõ ràng 2. Tắc giả, tác phẩm a. Tác giả Trần Quốc Vượng - Lê Văn Hảo - Dương Tất Từ b. Tác phẩm - Xuất xứ: Trích từ “Mùa xuân và phong tục Việt Nam”, NXB Văn hóa - Thể loại: Văn bản thông tin - Phương thức biểu đạt: thuyết minh - Nội dung chính: Những nét đặc sắc trong hội lồng tồng vùng Việt Bắc. - Bố cục: 2 phần Hoạt động 2: Khám phá văn bản (15 phút) a. Mục tiêu: - Giới thiệu được khái quát về lễ hội lồng tồng - Nắm được các hoạt động và ý nghĩa của hội lồng tồng b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức kĩ thuật dạy học K-W-L K (Điều đã biết) W (Điều muốn biết) L (Điều học được) …………... ………….. …………… …………… ………….. ………….. - GV phát Phiếu cho học sinh, yêu cầu điền thông tin vào cột (K-W), nêu những hiểu biết của em về lễ hội lồng tồng. - Thời gian : 5 phút - GV gợi dẫn, đặt câu hỏi + Tóm tắt các ý chính của văn bản Hội lồng tồng bằng sơ đồ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện cá nhân. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trình bày - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức II. Khám phá văn bản 1. Giới thiệu khái quát về lễ hội lồng tồng - Thời gian tổ chức: Sau tết Nguyên đán đến tết Thanh minh - Địa điểm tổ chức: vùng Việt Bắc - Vùng miền có lễ hội: Tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang - Phần cúng- tế lễ: + Người dân mang cỗ đến cúng thần nông + Sau khi cúng lễ, người ta ăn cỗ: thịt gà, thịt lợn, bánh chưng, … - Phần vui- chơi hội: Trò chơi dân gian: đánh vật, kéo co, thi bắn, múa sư tử, lượn lồng tồng, … NT: thuyết minh cụ thể chi tiết Lễ hội Lồng Tồng là hoạt động sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian, gắn liền với nền nông nghiệp trồng trọt của bà con đồng bào các dân tộc thiểu số Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổ chức kĩ thuật dạy học K-W-L K (Điều đã biết) W (Điều muốn biết) L (Điều học được) …………... ………….. …………… …………… ………….. ………….. - GV, yêu cầu điền tiếp thông tin vào cột (K-W), nêu những hiểu biết của em các hoạt động và ý nghĩa của hội lồng tồng - Thời gian : 5 phút - Phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận theo bàn Sản vật cúng tế trong hội lồng tồng Hoạt động của cư dân trong phần hội Mong ước của người dân khi tổ chức hội lồng tồng Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. - GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. - GV chiếu một số hình ảnh của lễ hội lồng tồng 2. Các hoạt động và ý nghĩa của hội lồng tồng a. Những sản vật cúng tế trong hội lồng tồng - Sản vật cúng tế trong hội lồng tồng có liên quan mật thiết với mục đích mở hội và tục thờ thần nông của đồng bào Tày, Nùng. - Lễ hội xuống đồng có ý nghĩa cầu mùa, cầu một năm mưa thuận gió hòa, việc nhà nông thuận lợi. - Hội lồng tồng ở Việt Bắc gắn với tục thờ thần nông. Thần nông được tôn làm thành hoàng làng cũng có nghĩa là thần nông được cho là vó vai trò giúp dân khai mở đất đai, xây dựng và bảo vệ bản mường. - Những lễ vật như gà thiến béo, lợn quay, các thứ bánh trái như bánh chưng hay bánh lá ngải, xôi nhuộm lá cẩm, rượu nếp, rượu mác mật,... đều là những sản vật nông nghiệp của cư dân, được dâng lên tế thần nông. Thể hiện sự biết ơn của cư dân với vị thần cai quản đời sống bản mường, cũng là cách thức để kính báo về công việc làm ăn sinh sống hàng năm và biểu thị niềm mong ước về cuộc sống no đủ. b. Các hoạt động diễn ra trong phần hội + Trò chơi ném còn + Múa sư tử + Lượn lồng tồng Biểu thị những phẩm chất và khả năng của con người: Vui vẻ, tinh tế, duyên dáng, nhạy bén, sáng tạo và khéo léo c. Mong ước của người dân khi tổ chức lễ hội lồng tồng - Sự may mắn, tốt lành, ca ngợi cái đẹp của thiên nhiên, của mùa xuân, của tình yêu, của cuộc sống lao động. → Người viết thấu hiểu sâu sắc và yêu mến, trân trọng trò chơi dân gian lượn của hội lồng tồng. Hướng dẫn HS tổng kết (3 phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS khái quát nội dung nghệ thuật của bài - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Sử dụng phương thức thuyết minh, bày tỏ thái độ đánh giá của người viết về vấn đề được nói tới thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, nhất là tính từ. - Miêu tả chi tiết hội lồng tồng - Kiến thức xã hội sâu sắc thể hiện qua ngôn ngữ thuyết minh của tác giả. 2. Nội dung - Văn bản thuyết minh về hội lồng tồng ở vùng Việt Bắc, hội được mở từ sau tết Nguyên Đán đến tết Thanh minh. - Ngợi ca, đề cao vẻ đẹp văn hóa, sinh hoạt văn hoá dân gian phổ biến của đồng bào Tày, Nùng trong mùa xuân. Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS: Nêu cảm nhận của em về thái độ, đánh giá của người viết qua câu văn: Lượn, tiếng nói của tình yêu, tiếng lòng của ngày hội xuân, lành mạnh, trong sáng, đầy sức sống, vang vọng sôi nổi mà êm đềm dưới trời xuân Việt Bắc * Gợi ý Thái độ đánh giá của người viết qua câu văn trên thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, nhất là tính từ. Câu văn được trích dẫn thể hiện sự đồng cảm, thái độ ngợi ca, đề cao vẻ đẹp của hát lượn, một sinh hoạt văn hóa dân gian phổ biến của đồng bào Tày, Nùng trong mùa xuân. Hoạt động 4: Vận dụng (2 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: điền thông tin vào cột (L) trong bảng kĩ thuật dạy học K-W-L áp dụng ở đầu bài học để đánh giá mức độ nắm bắt, hiểu biết bài học của học sinh. - GV yêu cầu HS: giới thiệu một lễ hội truyền thống của quê hương em. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. * Hướng dẫn về nhà - Học bài, hoàn thành BT - Chuẩn bị bài Viết văn bản tường trình theo SGK.
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 19/12/23 12:17
Lượt xem: 1
Dung lượng: 96.4kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 16/12/2023 Ngày dạy: 19/12/2023 Tiết 61 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nhận biết được từ ngữ địa phương và biết cách sử dụng từ ngữ địa phương trong hoàn cảnh phù hợp. - Phân biệt được từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực nhận diện và sử dụng tử ngữ địa phương trong hoàn cảnh phù hợp. 3. Phẩm chất - Biết yêu mến, trân trọng vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các vùng miền. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi: NHÀ NGÔN NGỮ HỌC Quan sát đoạn video sau và liệt kê các từ ngữ địa phương. https://youtu.be/AwO0KHZOOlc?si=y3TaRufLgrrQEdm5 - HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời; - GV dẫn dắt vào bài học mới: Mỗi một dân tộc trên đất nước chúng ta đều mang những màu sắc riêng biệt. Một trong những phương tiện để thể hiện rõ nhất màu sắc riêng biệt đó chính là ngôn ngữ, chính xác và chi tiết hơn, đó là từ ngữ địa phương. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng khám phá, nhận diện và sử dụng ngôn ngữ, từ ngữ địa phương đó. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (10 phút) a. Mục tiêu: nhận biết từ ngữ địa phương, biết sử dụng từ ngữ địa phương b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1: Nhận biết từ ngữ địa phương Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - Từ ngữ địa phương là gì? Từ ngữ địa phương thể hiện điều gì? Cho ví dụ về từ ngữ địa phương? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ - Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Thao tác 2: Sử dụng từ ngữ địa phương Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - Từ ngữ địa phương thường được sử dụng khi nào? - Theo em, trong văn bản khoa học, hành chính có nên sử dụng từ ngữ địa phương hay không, vì sao? - Hãy lấy 1 ví dụ về từ ngữ địa phương được sử dụng trong tác phẩm văn học. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ - Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. Hình thành kiến thức 1. Nhận biết từ ngữ địa phương - Mỗi vùng miền có một số từ ngữ riêng biệt, thường gọi là từ ngữ địa phương. Những từ ngữ đó phát sinh từ những nét riêng về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí và phong tục tập quán của cư dân địa phương. Từ ngữ địa phương thể hiện tính đa dạng trong ngôn ngữ của một cộng đồng. - Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương thường chỉ được dùng ở một vùng, miền nhất định. - Ví dụ về từ ngữ địa phương: Địa phương Từ ngữ địa phương Từ ngữ toàn dân Miền Bắc U Mẹ Miền Trung Mô Đâu Miền Nam Tía Bố 2. Sử dụng từ ngữ địa phương - Trong tác phẩm văn học, từ ngữ địa phương có thể được dùng nhằm tạo sắc thái địa phương cho câu chuyện, nhân vật... - Trong các văn bản khoa học, hành chính,... Không được dùng từ ngữ địa phương (trừ khi có lí do dặc biệt). - Trong giao tiếp thông thường, chỉ nên dùng từ ngữ địa phương khi trò chuyện thân vật với những người nói cùng phương ngữ với mình. - Ví dụ: Đồng chí mô nhớ nữa Kể chuyện Bình Trị Thiên Cho bầy tui nghe ví Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí - Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ, Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri (Theo Hồng Nguyên, Nhớ) Tô đậm màu sắc địa phương Hoạt động 3: Luyện tập (25 phút) a. Mục tiêu: biết sử dụng kiến thức vừa học để giải quyết các bài tập b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức Hoạt động nhóm Nhóm 1+3: bài 2-4 Nhóm 2+4: bài 1-3 Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ - Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Bài tập 1 - Những từ ngữ địa phương là: thẫu, vịm, trẹc Những từ này được xem là từ ngữ địa phương vì nó là những từ ngữ thuộc phương ngữ riêng của miền Trung và những từ ngữ này có từ ngữ toàn dân tương ứng. Bài tập 2 Từ ngữ địa phương Từ ngữ toàn dân Lạt Nhạt Duống Xuống Xắt Thái Vịn Liễn Đậu phụng Lạc Trụng Nhúng Thẫu Thầu Nhiêu khê Thôi lôi Trẹc Cái mẹt Vi tinh Bột ngọt O Cô Bài tập 3 Trong Chuyện cơm hến, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sử dụng từ ngữ địa phương nhằm khắc họa không khí, sắc thái riêng của Huế, miêu tả lối nói riêng của Huế. Tính chất địa phương của bài văn góp phần tạo ấn tượng một cách sâu đậm về Huế và văn hóa Huế. Nói về không gian văn hóa Huế bằng một số từ ngữ Huế thì sẽ nêu bật được màu sắc Huế. Bài tập 4 Địa phương Từ ngữ địa phương Từ ngữ toàn dân Miền Bắc U, thầy Mẹ, bố Miền Trung Mô, o, răng Đâu, cô, sao Miền Nam Tía, má, quả thơm Bố, mẹ, quả dứa Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: Bài tập nhanh: Tìm từ ngữ địa phương trong đoạn trích sau đây (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) và giải thích nghĩa của các từ địa phương đó. Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại: – Thì má cứ kêu đi. Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: – Vô ăn cơm! Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: – Cơm chín rồi! Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo: – Con kêu rồi mà người ta không nghe. Gợi ý đáp án: Từ ngữ địa phương Ý nghĩa Ba Cha Má Mẹ Kêu Gọi Đâm Trở thành Đũa bếp Đũa cả Nói trổng Nói trống không Vô Vào - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Ngày soạn: 16/12/2023 Ngày dạy: 19/12/2023 Tiết 62 Văn bản: HỘI LỒNG TỒNG Trần Quốc Vượng- Lê Văn Hảo- Dương Tất Từ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được ấn tượng chung về lễ hội lồng tồng trong văn hóa của Việt Nam - Tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn - Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu trong văn bản “Hội lồng tồng” - Nhận biết và phân tích được các thông tin mà văn bản “ Hội lồng tồng” cung cấp cho người đọc. 2. Năng lực a. Năng lực chung: - Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác. b. Năng lực riêng: - Năng lực văn học: nhận biết được thể loại văn bản thông tin, phân tích được các ý chính tiêu biểu trong văn bản “Hội lồng tồng” - Năng lực ngôn ngữ: Hiểu ý kiến các bạn, nắm bắt được thông tin từ phần giới thiệu bài 3. Phẩm chất: - HS thêm yêu mến, trần trọng những nét văn hoá truyền thống của người Việt Nam. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Các phương tiện kỹ thuật - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. Tiến trình dạy học Kiểm tra 10 phút: I. Đọc hiểu: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: ….Trong một ngày, không lúc nào là không có hàng quà. Mỗi giờ là một thứ khác nhau; ăn quà cũng là một nghệ thuật: ăn đúng cái giờ ấy và chọn người bán ấy, mới là người sành ăn. Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì ở Hà Nội mới ngon. Đó là quà tất cả suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa, và ăn phở tối. Phở bán gánh có một vị riêng, không giống như phở bán ở hiệu. Các gánh phở có tiếng ở Hà Nội đều được người ta đặt tên và tưởng nhớ: phố Ga, phố Hàng Cót, phố Ô Quan Chưởng, phố Cửa Bắc v.v ...Bây giờ nhiều tài năng trẻ trong nghề phở mới nhóm lên và trái lại, những danh vọng cũ trên kia không chắc còn giữ được "hương vị xứng kỳ danh" nữa. Có người nào thứ chịu khó đi khảo nếm lại một lượt xem sao? Một vòng quanh Hà Nội bằng vị phở, chắc có lắm điều mặn, chát, chua, cay đấy. Nhưng có một nơi phở rất ngon mà không có ai nghĩ đến và biết đến: ấy là gánh phở trong nhà thương. Trong nhà thương vốn có một bà bán các thứ quà bánh ở một gian hàng dựng dưới bóng cây. Cái quyền bán hàng đó là cái quyền riêng của nhà bà, có từ khi nhà thương mới lập. Bà là người ngoan đạo nên tuy ở địa vị đặc biệt đó bà cũng không bắt bí mọi người và ăn lãi quá đáng. Thức gì bán cũng ngon lành, giá cả phải chăng. Nhưng gánh phở của bà thì tuyệt: bát phở đầy đặn và tươm tất, do hai con gái bà làm, trông thực muốn ăn. Nước thì trong và lúc nào cũng nóng bỏng, khói lên nghi ngút. Rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một chút cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ. Mà nhân tâm tùy thích, nhà hàng đã khéo chiều: ai muốn ăn mỡ gầu, có, muốn ăn nạc, có, muốn ăn nửa mỡ, nửa nạc, cũng có sẵn sàng. Cứ mỗi buổi sáng, từ sáu giờ cho đến bảy giờ, chỉ trong quảng ấy thôi, vì ngoài giờ gánh phở hết, chung quanh nồi nước phở, ta thấy tụm năm tụm ba, các bệnh nhân đàn ông và đàn bà, các bác gác san, các thầy y tá, và cả đến các học sinh trường Thuốc nữa. Chừng ấy người đều hợp lòng trong sự thưởng thức món quà ngon, nâng cách ăn phở lên đến một nghệ thuật đáng kính. ....Nói về phở, tôi còn quên không nhắc tới những sự thay đổi mới đây ở cái quà đặc biệt đó. Nghĩ rằng thay đổi là tiến bộ, có người đã bỏ phở cũ là vị phở gà. Nhưng sự cải cách ấy hình như không được hoan nghênh. Có người khác rụt rè hơn, chỉ thay đổi một vài thứ gia vị người thì thêm vị húng lìu (như gánh phở phố Mới hồi năm 1928), kẻ thì thêm dầu vừng và đậu phụ. Họ mệnh danh cái phở như thế là phở cải lương. Như cái thứ phở thực cũng như bản tuồng, chèo. Để nguyên tuồng chèo cổ thì hay, chứ đã pha cải lương vào thì hỏng bét. Có chăng muốn cải cách thì để nguyên vị, mà cách làm tinh vi hơn lên. Cái nội dung và thể tài vẫn cũ, mà tinh thần thì ngày một sắc sảo thêm vào. Kẻ viết bài này vẫn trung thành với lối phở cổ điển cũng như ưa nghe tuồng chèo giữ đúng điệu xưa.... (Trích Hà Nội băm mươi sáu phố phường – Thạch Lam) Câu 1: Thể loại của văn bản trên là gì? A. Tản văn. B. Thuyết minh. C. Truyện ngắn. D. Bút kí. Câu 2. Theo quan điểm của Thạch Lam ăn quà được coi là gì? A. Thói quen. B. Nghệ thuật. C. Người sành ăn. D. Món ăn vặt Câu 3. Thạch Lam gọi phở là thứ quà đặc biệt của ai? A. Người Hà Nội B. Người miền Nam. C. Người Nam Định. D. Người Bắc Ninh. Câu 4. Phở được người Hà Nội thưởng thức vào thời điểm nào trong ngày? A. Buổi sáng B. Buổi trưa. C. Buổi tối. D. Các buổi trong ngày. Câu 5. Gánh phở trong nhà thương được miêu tả qua các chi tiết nào? Câu 6. Quan điểm của tác giả như thế nào về sự thay đổi của phở? Em cảm nhận thế nào về cải tôi của tác giả? II. Phần viết Thạch Lam viết “…Như cái thứ phở thực cũng như bản tuồng, chèo. Để nguyên tuồng chèo cổ thì hay, chứ đã pha cải lương vào thì hỏng bét. Có chăng muốn cải cách thì để nguyên vị, mà cách làm tinh vi hơn lên. Cái nội dung và thể tài vẫn cũ, mà tinh thần thì ngày một sắc sảo thêm vào.”. Em có đồng tình với quan điểm này không? Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu nêu suy nghĩ của em về ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của người dân địa phương. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM I. Đọc hiểu:( 6,0 đ) Câu 1: D; Câu 2: B; Câu 3: A; Câu 4: D Câu 5: Các chi tiết: …..bát phở đầy đặn và tươm tất…. Nước thì trong và lúc nào cũng nóng bỏng, khói lên nghi ngút. Rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một chút cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ. Mà nhân tâm tùy thích….. Câu 6: - Tác giả không đồng tình với sự thay đổi vị của phở truyền thống Hà Nội. - Cái tôi: Kẻ viết bài này vẫn trung thành với lối phở cổ điển cũng như ưa nghe tuồng chèo giữ đúng điệu xưa.... - Thể hiện quan điểm cá nhân của người viết, đặc điểm đặc trưng của thể bút kí. II. Viết: - Có thể đồng tình hoặc không đồng tình, nói nó lí do. - Cách người bản phở và người thưởng thức phở truyền thống của người Hà Nội thể hiện ý thức giữa gìn ẩm thực - bản sắc văn hóa của người dân địa phư Hoạt động 1: Khởi động (2 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận: Em hãy kể tên các lễ hội dân gian mà em đã được trực tiếp tham gia hoặc được biết thông qua các kênh thông tin. - GV dẫn dắt vào bài mới: Đến với Việt Bắc chúng ta không chỉ được đắm mình trong cái nôi của chiến khu cách mạng xưa. Mà đến với nơi đây chúng ta còn được hòa mình vào vùng văn hóa đậm đà bản sắc. Tiêu biểu cho đặc trưng văn hóa Việt Bắc, chúng ta có thể kể đến lễ hội Lồng Tồng của người dân tộc Tày – Nùng, đó là ngày hội xuống đồng của người dân tộc, thể hiện khát vọng về một vụ mùa bội thu. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về lễ hội này qua bài học: Hội Lồng Tồng Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (8 phút) Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung a. Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác phẩm. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1: đọc- chú thích Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: đọc nối tiếp + Đọc giọng to, rõ ràng - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS theo dõi sgk - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá Thao tác 2: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS nêu những thông tin về tác phẩm:xuất xứ, thể loại, PTBĐ, nội dung chính, bố cục Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS tham gia Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. I. Đọc- Tìm hiểu chung 1. Đọc- chú thích - Đọc nối tiếp nhau - Giọng đọc: to, rõ ràng 2. Tắc giả, tác phẩm a. Tác giả Trần Quốc Vượng - Lê Văn Hảo - Dương Tất Từ b. Tác phẩm - Xuất xứ: Trích từ “Mùa xuân và phong tục Việt Nam”, NXB Văn hóa - Thể loại: Văn bản thông tin - Phương thức biểu đạt: thuyết minh - Nội dung chính: Những nét đặc sắc trong hội lồng tồng vùng Việt Bắc. - Bố cục: 2 phần Hoạt động 2: Khám phá văn bản (15 phút) a. Mục tiêu: - Giới thiệu được khái quát về lễ hội lồng tồng - Nắm được các hoạt động và ý nghĩa của hội lồng tồng b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức kĩ thuật dạy học K-W-L K (Điều đã biết) W (Điều muốn biết) L (Điều học được) …………... ………….. …………… …………… ………….. ………….. - GV phát Phiếu cho học sinh, yêu cầu điền thông tin vào cột (K-W), nêu những hiểu biết của em về lễ hội lồng tồng. - Thời gian : 5 phút - GV gợi dẫn, đặt câu hỏi + Tóm tắt các ý chính của văn bản Hội lồng tồng bằng sơ đồ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện cá nhân. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trình bày - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức II. Khám phá văn bản 1. Giới thiệu khái quát về lễ hội lồng tồng - Thời gian tổ chức: Sau tết Nguyên đán đến tết Thanh minh - Địa điểm tổ chức: vùng Việt Bắc - Vùng miền có lễ hội: Tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang - Phần cúng- tế lễ: + Người dân mang cỗ đến cúng thần nông + Sau khi cúng lễ, người ta ăn cỗ: thịt gà, thịt lợn, bánh chưng, … - Phần vui- chơi hội: Trò chơi dân gian: đánh vật, kéo co, thi bắn, múa sư tử, lượn lồng tồng, … NT: thuyết minh cụ thể chi tiết Lễ hội Lồng Tồng là hoạt động sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian, gắn liền với nền nông nghiệp trồng trọt của bà con đồng bào các dân tộc thiểu số Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổ chức kĩ thuật dạy học K-W-L K (Điều đã biết) W (Điều muốn biết) L (Điều học được) …………... ………….. …………… …………… ………….. ………….. - GV, yêu cầu điền tiếp thông tin vào cột (K-W), nêu những hiểu biết của em các hoạt động và ý nghĩa của hội lồng tồng - Thời gian : 5 phút - Phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận theo bàn Sản vật cúng tế trong hội lồng tồng Hoạt động của cư dân trong phần hội Mong ước của người dân khi tổ chức hội lồng tồng Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. - GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. - GV chiếu một số hình ảnh của lễ hội lồng tồng 2. Các hoạt động và ý nghĩa của hội lồng tồng a. Những sản vật cúng tế trong hội lồng tồng - Sản vật cúng tế trong hội lồng tồng có liên quan mật thiết với mục đích mở hội và tục thờ thần nông của đồng bào Tày, Nùng. - Lễ hội xuống đồng có ý nghĩa cầu mùa, cầu một năm mưa thuận gió hòa, việc nhà nông thuận lợi. - Hội lồng tồng ở Việt Bắc gắn với tục thờ thần nông. Thần nông được tôn làm thành hoàng làng cũng có nghĩa là thần nông được cho là vó vai trò giúp dân khai mở đất đai, xây dựng và bảo vệ bản mường. - Những lễ vật như gà thiến béo, lợn quay, các thứ bánh trái như bánh chưng hay bánh lá ngải, xôi nhuộm lá cẩm, rượu nếp, rượu mác mật,... đều là những sản vật nông nghiệp của cư dân, được dâng lên tế thần nông. Thể hiện sự biết ơn của cư dân với vị thần cai quản đời sống bản mường, cũng là cách thức để kính báo về công việc làm ăn sinh sống hàng năm và biểu thị niềm mong ước về cuộc sống no đủ. b. Các hoạt động diễn ra trong phần hội + Trò chơi ném còn + Múa sư tử + Lượn lồng tồng Biểu thị những phẩm chất và khả năng của con người: Vui vẻ, tinh tế, duyên dáng, nhạy bén, sáng tạo và khéo léo c. Mong ước của người dân khi tổ chức lễ hội lồng tồng - Sự may mắn, tốt lành, ca ngợi cái đẹp của thiên nhiên, của mùa xuân, của tình yêu, của cuộc sống lao động. → Người viết thấu hiểu sâu sắc và yêu mến, trân trọng trò chơi dân gian lượn của hội lồng tồng. Hướng dẫn HS tổng kết (3 phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS khái quát nội dung nghệ thuật của bài - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Sử dụng phương thức thuyết minh, bày tỏ thái độ đánh giá của người viết về vấn đề được nói tới thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, nhất là tính từ. - Miêu tả chi tiết hội lồng tồng - Kiến thức xã hội sâu sắc thể hiện qua ngôn ngữ thuyết minh của tác giả. 2. Nội dung - Văn bản thuyết minh về hội lồng tồng ở vùng Việt Bắc, hội được mở từ sau tết Nguyên Đán đến tết Thanh minh. - Ngợi ca, đề cao vẻ đẹp văn hóa, sinh hoạt văn hoá dân gian phổ biến của đồng bào Tày, Nùng trong mùa xuân. Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS: Nêu cảm nhận của em về thái độ, đánh giá của người viết qua câu văn: Lượn, tiếng nói của tình yêu, tiếng lòng của ngày hội xuân, lành mạnh, trong sáng, đầy sức sống, vang vọng sôi nổi mà êm đềm dưới trời xuân Việt Bắc * Gợi ý Thái độ đánh giá của người viết qua câu văn trên thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, nhất là tính từ. Câu văn được trích dẫn thể hiện sự đồng cảm, thái độ ngợi ca, đề cao vẻ đẹp của hát lượn, một sinh hoạt văn hóa dân gian phổ biến của đồng bào Tày, Nùng trong mùa xuân. Hoạt động 4: Vận dụng (2 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: điền thông tin vào cột (L) trong bảng kĩ thuật dạy học K-W-L áp dụng ở đầu bài học để đánh giá mức độ nắm bắt, hiểu biết bài học của học sinh. - GV yêu cầu HS: giới thiệu một lễ hội truyền thống của quê hương em. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. * Hướng dẫn về nhà - Học bài, hoàn thành BT - Chuẩn bị bài Viết văn bản tường trình theo SGK.
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

