Danh mục
KHBD NGỮ VĂN 9 TUẦN 5
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 02/10/23 23:50
Lượt xem: 3
Dung lượng: 1,812.2kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 30/9/2023 Ngày dạy: 03/10/2023 Tiết 19, 20 Văn bản: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (Hồi thứ mười bốn) - Ngô gia văn phái- I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức + Nhóm tác giả thuộc Ngô gia phái, phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ. + Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi. + Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quan Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi. * HSKT: hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung-Nguyễn Huệ; phân tích được nhân vật Quang Trung với chiến công oanh liệt đại phá quân Thanh. 2. Năng lực - Biết cách đọc hiểu truyện trung đại - Nhận biết và phân tích được cốt truyện, nhân vật, sự kiện… - Liên hệ được thông điệp của VB với bối cảnh lịch sử văn hóa xã hội. - Đọc hiểu được VB truyện trung đại có cùng chủ đề và đề tài - Vận dụng những hiểu biết của bản thân từ VB để giải quyết tình huống trong thực tiễn * HSKT Nhìn: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ, NL văn học. 3. Phẩm chất - Yêu nước, nhân ái: Giáo dục lòng tự hào về truyền thống ngoại xâm kiên cư-ờng của cha ông. - GD đạo đức: ý thức lên án vua quan Lê Chiêu Thống hèn nhát, bạc nhược “cõng rắn cắn gà nhà. Căm ghét kẻ thù ngoại xâm. Ca ngợi vẻ đẹp người anh hùng áo vải – Quang Trung. - Giáo dục các phẩm chất: yêu nước, quê hương, nhân ái, khoan dung, tự trọng, => giáo dục các giá trị tôn trọng, trách nhiệm, khoan dung... *Tích hợp QPAN: - Hình ảnh bộ đội kéo pháo, dân công chở lương thực trong chiến dịch Điện Biên Phủ II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Máy tính kết nối ti vi, KH bài dạy - Tham khảo các tư liệu, chuẩn bị bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh về hình tượng QTrung, Lược đồ trận “QT đại phá quân Thanh” lịch sử 7. - Tìm hiểu lịch sử giai đoạn cuối thế kỉ XVIII. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TIẾT 1 A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU * Thời gian 5 phút a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về lịch sử dân tộc b. Nội dung: HS trò chơi mang tên: Mảnh ghép bí mật và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Đáp án của HS trả lời đúng câu hỏi của gv.. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tổ chức một trò chơi mang tên: Mảnh ghép bí mật. Hình ảnh bị che bằng 6 miếng ghép, để mở miếng ghép, hs phải trả lời đúng câu hỏi của gv. Có 6 câu hỏi tương ứng với 6 miếng ghép Câu 1: Ai là người cầu cứu viện trợ từ quân Thanh, là kẻ cõng rắn cắn gà nhà? Câu 2: Tên thật của vua Quang Trung là gì? Câu 3: Vua Quang Trung sau khi đánh bại quân Thanh đã lập ra triều đại nào? Câu 4: Vua Quang Trung đã lấy công chúa nào của triều nhà Lê? Hình ảnh bí mật là Kinh thành Huế( Phú Xuân) Câu 5: Ranh giới để phân chia Đàng Trong và Đàng Ngoài ở đâu? Câu 6: Bộ máy nhà nước phong kiến Đàng Ngoài có gì đặc biệt? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên tổ chức một trò chơi mang tên: Mảnh ghép bí mật. Hình ảnh bị che bằng 6 miếng ghép, để mở miếng ghép, hs phải trả lời đúng câu hỏi của gv. Có 6 câu hỏi tương ứng với 6 miếng ghép Câu 1: Lê Chiêu Thống Câu 2: Nguyễn Huệ Câu 3: Tây Sơn Câu 4: Ngọc Hân Hình ảnh bí mật là Kinh thành Huế( Phú Xuân) Câu 5: Sông Gianh Câu 6: Tồn tại cả vua và chúa (vua Lê Chúa Trịnh) Hình ảnh: Kinh thành Huế (Phú Xuân) - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt: B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu chung * Thời gian 7 phút a) Mục tiêu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Dựa vào chú thích, em hãy giới thiệu về tác giả của văn bản? ? Em hiểu gì về tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”? ? Hồi 14 của" Hoàng Lê nhất thống chí " kể lại việc gì? ? Hãy nêu cách đọc văn bản ( hồi 14 )? ? Giải thích nhan đề "Hoàng Lê nhất thống chí"? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung (HS khuyết tật trả lời câu 1) Dự kiến sản phẩm: Tác phẩm " Hoàng Lê nhất thống chí " ra đời trong hoàn cảnh xã hội: - HS chuẩn bị ở nhà và trình bày Với bối cảnh lịch sử đầy biến động ở nước ta trong khoảng 3 thập kỉ cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX: Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến, mưu đồ của kẻ xâm lược. Khởi đầu là sự sa đọa, thối nát của các tập đoàn phong kiến, các ông vua thời Lê-Mạc bất lực, vua Lê Hiển Tông chắp tay rũ áo, phủ chúa Trịnh Sâm ăn chơi xa hoa, hoang dâm vô độ gây nên loạn, sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái phong kiến xảy ra...Cuộc nổi dậy của phong trào Tây Sơn là một tất yếu trong lịch sử. + Viết theo thể chí. Viết về những sự kiện lịch sử. + Hoàng Lê....là cuốn tiểu thuyết lịch sử bằng chữ Hán viết theo lối chương hồi-> Là tác phẩm có qui mô lớn nhất và đạt được nhiều thành công xuất sắc về mặt nghệ thuật và văn học thời kì trung đại. + Cấu trúc: Tác phẩm gồm 17 hồi. Mỗi hồi đều mở đầu bằng 2 câu tóm tắt nội dung chính và kết thúc bằdung sự việc gây ra tình huống chưa có lời giải đáp “Muốn biết sự việc ra sao hồi sau sẽ rõ”. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV bổ sung: * Giáo viên bổ sung: Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX có gia đình họ Ngô Thì ( Sở, Nhiệm, Chí, Du...) quê ở làng Tả Thanh Oai Hà Tây nổi tiếng đỗ cao, có tài văn học. Một số người trong gia đình họ đã viết tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí” trong đó có hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du. - Ngô Thì Chí (1753 - 1788) là em ruột Ngô Thì Nhậm làm quan dưới triều Ngô Chiêu Thống, ông tuyệt đối trung thành với với triều Lê, ông đã từng chạy theo Lê Chiêu Thống khi Nguyễn Huệ sai Nguyễn Văn Nhậm ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh (1787), ông được cử đi chiêu tập những kẻ lưu vong lập binh nghĩa chống Tây Sơn nhưng trên đường đi ông bị bệnh và mất tại Gia Bình. Nhiều người nói ông viết 7 hồi đầu của " Hoàng Lê nhất thông chí". - Ngô Thì Du (1772 - 1840) Anh em chú bác ruột với Ngô Thì Chí học giỏi nhưng không đỗ đạt gì, dưới triều Tây Sơn ông ẩn mình ở vùng Kim Bảng ( nay thuộc Hà Nam). Thời Nguyễn ông làm quan và bổ nhiệm làm đốc học Hải Dương 1827 về nghỉ và ông là tác giả của 7 hồi tiếp theo. - Tác phẩm miêu tả hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX->tập trung vào hai nội dung chính: + Vạch trần sự thối nát dẫn đến sự sụp đổ tất yếu của tập đoàn phong kiến Trịnh Lê. + Phong trào nông dân khởi nghĩa Tây Sơn và người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. - Giá trị: bức tranh hiện thực có tính nghệ thuật cao. + Kể lại chiến công oanh liệt của Quang trung đại phá quân Thanh một cách chân thực hào hùng tiêu diệt 20 vạn quân Thanh. Nó không chỉ nêu nên chân dung lẫm liệt của người anh hùng dân tộc mà còn làm rõ sự thất bại của bọn xâm lược nhà Thanh và sự phản bội nhục nhã của bè lũ vua quan hèn hạ Lê Chiêu Thống Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh đọc, tìm hiểu chú thích, PTBĐ, bố cục *Thời gian 13 phút a. Mục tiêu: HS nắm được phương thức biểu đạt và bố cục văn bản. b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: NV1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Giáo viên nêu yêu cầu đọc: Giọng bình thản, chậm rãi, hơi buồn, hàm ý phê phán kín đáo. GV đặt câu hỏi đàm thoại gợi mở: ? Giải thích nhan đề "Hoàng Lê nhất thống chí"? ? Đốc xuất đại binh là gì? ? Hãy kể tóm tắt đoạn trích ?( các sự việc) ? Tác phẩm được viết theo thể loại nào? Nêu đặc điểm thể loại? ? Đoạn trích có mấy sự kiện chính? Hãy tách các đoạn theo những sự kiện đó? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một số HS đọc và giải thích từ khó. (HSKT đọc 1 đoạn nhỏ) - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Dự kiến SP: Giải thích nhan đề "Hoàng Lê nhất thống chí" + Hoàng Lê ...: Là cuốn sách ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê. Kể tóm tắt đoạn trích: + Quân Thanh chiếm Thăng Long. + 20/11/1788, Ngô Văn Sở lui về Tam Điệp + Quang Trung lên ngôi ở Phú Xuân: Vua tự đốc xuất đại binh, tiến quân ra Bắc diệt quân Thanh ( Vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân)-1788. +Kén thêm binh lính, mở cuộc duyệt binh lớn, chia quân thành các đạo, phủ dụ binh lính. + Phán xét công tội của các tướng Sở, Lân. + 30 tháng chạp mở tiệc khao quân, hẹn ngày mùng 7 thắng giặc sẽ mở tiệc ăn mừng ở Thăng Long. +Tiến quân đến sông Gián, Hà Hồi ta đều đánh thắng giặc đến đó.-> Quân Thanh đại bại. + Ngày mùng 3 tết QT đến Hà Hồi, mờ sáng tới Ngọc Hồi, trưa kéo vào thành Thăng Long, tướng Thanh là Tôn Sỹ Nghị chạy trốn về nước, quân Thanh đại bại. Vua Lê chiêu Thống vội vã chạy theo. Thể loại: - Chịu ảnh hưởng của cách viết "Tam quốc chí" Mở đầu: Nêu tinh thần, sự kiện chủ yếu Kết thúc bằng câu: Muốn biết sự kiện sau thế nào xin xem hồi sau sẽ rõ. Bố cục: + Đoạn 1: Từ đầu đến năm 1788: Được tin quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi vua, thân chinh đi dẹp giặc. + Đoạn 2: Tiếp theo đến "kéo vào thành"> Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng của Quang Trung. + Đoạn 3: Còn lại: Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm bại của Lê Chiêu Thống - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: Hoạt động 3: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh tìm hiểu Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ *Thời gian 20 phút a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung, nghệ thuật văn bản. b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV yêu cầu HS theo dõi lại đoạn văn đầu tiên. GV đặt câu hỏi, ? Trong khoảng thời gian ngắn từ 20/11 đến 30/12/1788, khi nhận được tin cấp báo của Đô đốc Nguyễn Văn Thiếp thì Nguyễn Huệ đã có thái độ và quyết định gì? Ông đã làm được những việc gì? Những việc làm đó cho ta thấy Bắc Bình Vương là người như thế nào? Chặng đường từ Phú Xuân ra Nghệ An (từ 25 đến 29/12/1788) Quang Trung đã làm được những việc gì? ? Qua lời phủ dụ của Quang Trung giúp em hiểu thêm điều gì về ông cũng như sức mạnh dân tộc trong cuộc chiến đấu chống xâm lược Thanh? ? Ngày 30 tết tại vùng núi Tam Điệp vua Quang Trung đã làm gì? ? Tại sao vua Quang Trung lại quyết định xuất quân vào những ngày cuối năm? ? Trong vòng hơn 1 tháng Quang Trung đã làm được bao việc lớn: Tế cáo trời đất, lên ngôi vua, đốc xuất đại binh... chứng tỏ điều gì? Nhận xét về sự chuẩn bị của Quang Trung cho trận đánh? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Dự kiến SP: + Nhận được tin báo cấp, giận lắm, vua hợp các tướng sĩ định thân chinh cầm quân để đánh đuổi chúng ngay. + Nghe lời tướng sĩ lên ngôi hoàng đế để giữ lấy lòng người. Làm lễ tế trời đặt niên hiệu Quanh Trung, ngày25/12/1788 hạ lệnh xuất quân, tổ chức cuộc hành quân thần tốc. 🡪 Nhận xét: Từ đầu đến cuối Nguyễn Huệ luôn tỏ ra là con người có hành động mạnh mẽ, nhanh nhẹn, quả quyết, xông xáo và có chủ đích rõ ràng, nhưng không phải là xốc nổi và độc đoán, mà có tính toán trước sau, có tham khảo ý kiến những cộng sự, những người giúp việc chỉ trong vòng hơn một tháng ông đã làm nên nhiều việc lớn - Lời dụ có ý nghĩa như bài hịch ngắn gọn, hào hùng, kích động tinh thần tướng sĩ quyết tâm đánh giặc. + Khẳng định chủ quyền dân tộc của ta, lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo tín của giặc "Đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng" + Nêu bật dã tâm của giặc "Giết hại nhân dân, vơ vét của cải" + Nhắc lại truyền thống lịch sử của nhân dân chống xâm lược + Tin tưởng ở chính nghĩa, kêu gọi tướng lĩnh đồng tâm hiệp lực, đề ra kỉ luật nghiêm minh Ngày 30 tết tại vùng núi Tam Điệp vua Quang Trung đã: + Khi 2 tướng Sở và Lân “ đều mang gươm trên lưng mà xin chịu tội”-> Xử trí thông minh, đúng mực, khen chê đúng người, đúng việc nhạy bén trong việc xét đoán, dùng người + Quang Trung khẳng định chắc chắn như đinh đóng cột “ Phương lược tiến đánh ... Thanh” + Quang Trung tính sẵn kế hoạch ngoại giao khi chiến thắng với nước láng giềng “ lớn gấp 10 lần” + Tình hình khẩn cấp, nhận định thời cơ chín muồi: Trước & sau tết quân Thanh vui chơi mà lơ là việc quân. + Chu đáo, chu toàn mọi mặt: lòng dân, lực lượng, thời gian, tinh thần quân sĩ. * Giáo viên: Qua phần 1 của v.bản, chúng ta đã thấy Nguyễn Huệ - Quang trung là 1 người chính trực, thẳng thắn, hành động quyết đoán, mục đích tốt đẹp. Ngoài những phẩm chất, tính cách trên, vua Quang Trung còn có nhiều những phẩm chất tốt đẹp của 1 vị tướng tài ba mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết sau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: * Giáo viên: Trí tuệ sáng suốt nhạy bén, một vị tướng tài ba. Phân tích tình hình thời cuộc đưa ra lời phủ dụ quân lính để khích lệ quân sĩ lòng tự hào, tự tôn dân tộc, chiến đấu vì nghĩa lớn. Đó là trách nhiệm đối với lịch sử. Qua phần 1 của v.bản, chúng ta đã thấy Nguyễn Huệ - Quang trung là 1 người chính trực, thẳng thắn, hành động quyết đoán, mục đích tốt đẹp. Ngoài những phẩm chất, tính cách trên, vua Quang Trung còn có nhiều những phẩm chất tốt đẹp của 1 vị tướng tài ba mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết sau. - GD đạo đức: ý thức lên án vua quan Lê Chiêu Thống hèn nhát, bạc nhược “ cõng rắn cắn gà nhà. Căm ghét kẻ thù ngoại xâm. Ca ngợi vẻ đẹp người anh hùng áo vải – Quang Trung. - Giáo dục các phẩm chất: Yêu nước, quê hương, nhân ái, khoan dung, tự trọng, => giáo dục các giá trị tôn trọng, trách nhiệm, khoan dung... *Tích hợp QPAN: -Hình ảnh bộ đội kéo pháo, dân công chở lương thực trong chiến dịch Điện Biên Phủ. I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: + Ngô Gia Văn Phái: Nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì quê ở Thanh Oai (Nay thuộc Hà Nội) 2. Tác phẩm: + "Hoàng Lê nhất thống chí" viết bằng chữ Hán, gồm 17 hồi. Là cuốn tiểu thuyết lịch sử có quy mô lớn, phản ánh những biến động lịch sử nước nhà từ cuối thế kỉ XVIII đến những năm đầu TK XIX + Đoạn trích nằm ở hồi thứ 14. II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Đọc- chú thích &tóm tắt 2. Kết cấu, bố cục: + Thể loại: Tiểu thuyết chương hồi + Bố cục: 3 phần 3. Phân tích: a. Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ và sức mạnh dân tộc trong cuộc chiến đấu chống xâm lược Thanh: * Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ: + Ngày 20,22,24/11 ông lên ngôi hoàng đế và xuất quân ra Bắc ngày 25 tháng chạp năm mậu thân 1788 - Đến Nghệ An: + Tuyển thêm quân + Mở cuộc duyệt binh lớn + Lời phủ dụ với quân lính Khẳng định quyền độc lập tự chủ của đất nước, truyền thống đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta, kêu gọi sự đồng tâm hiệp lực của quân sĩ. - Đến Tam Điệp: + Xử lý thông minh, nhạy bén trong việc dùng người + Khẳng định chắc chắn phương lược tiến đánh đã có sẵn. + Tính đến kế hoạch ngoại giao Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén khi lựa chọn thời cơ, hành động quyết đoán, mạnh mẽ, tầm nhìn xa trông rộng, ý chí quyết thắng. TIẾT 2 Hoạt động 3 (tiếp) Tìm hiểu Diễn biến trận chiến năm Kỉ Dậu (1789) đại phá 20 vạn quân Thanh và hình tượng vua QT trong trận đấu *Thời gian 22 phút a. Mục tiêu: hiểu được nội dung, nghệ thuật văn bản b) Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Giáo viên: Gọi học sinh đọc & chú ý đoạn 2 GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: Nhóm 1,3: ? Em hãy tóm tắt 2 trận đánh Phú Xuyên và Hạ hồi? ? Em hãy thuật lại trận đánh Ngọc Hồi? ( trên bản đồ) ? Có gì đặc biệt trong cách đánh của Quang trung trong hai trận đánh này? Nhóm 2,4 : ? Theo dõi phần tiến công thần tốc của vua Quang Trung từ Phú Xuân ra Thăng Long tiêu diệt quân Thanh em có suy nghĩ gì? ? Qua toàn bộ đoạn trích em cảm nhận đ¬ược điều gì về ngư¬ời anh hùng Nguyễn Huệ ? ? Tại sao nhóm tác giả vốn là những người cựu thần nhà Lê, chịu ơn sâu nghĩa nặng của nhà Lê lại xây dựng hình ảnh Quang Trung đẹp như vậy? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. (Lưu ý phần trình bày của HS KT) - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Dự kiến SP: Nhóm 1,3: + Vừa thấy bóng quân Tây Sơn... bỏ chạy... bắt sống được hết. + Trận Hạ Hồi: Bí mật vây kín làng, bắc loa truyền gọi khiến cho quân địch trong đồn sợ hãi xin hàng. - Thuật lại trận đánh trên bản đồ. + Truyền lấy 60 tám ván ... + Vua Quang Trung oai phong cưỡi voi... + Quân Thanh bỏ chạy toán loạn ... Nét đặc biệt trong cách đánh của Quang trung trong hai trận đánh này : + Bắt sống hết quân do thám của địch ở Phú Xuyên, giữ được bí mật để tạo ra thế bất ngờ, vây kín làng Hà Hồi, công phá Nhồi, lấy ván ghép phủ rơm dấp nước để làm mộc che dàn trận tiến đánh. -> Thần tốc, bí mật, bất ngờ, đảm bảo thắng lợi mà không thương vong. Nhóm 2,4 : Hình ảnh vua QT đẹp, xông pha trận tiền làm nức lòng quân sĩ, tạo niềm tin quyết chiến, quyết thắng, đồng thời khiến kẻ thù kinh hồn, bạt vía => đại bại nhanh chóng. + Đó là sự thật lịch sử mà tác giả đã được chứng kiến trực tiếp, là người trí thức có lương tâm, là người có tâm huyết, tài năng nên các ông không thể không tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc + Mặt khác, các ông cũng thấy rõ sự thối nát, kém cỏi, hèn mạt của vua, chúa Trịnh – Lê. Được thấy cảnh hèn hạ của vua Lê "cõng rắn cắn gà nhà" và chiến công lẫy lừng của Quang Trung là niềm tự hào dân tộc. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó ghi bảng, HS ghi. GV bổ sung: Ngày mùng 5 tết Quang Trung ngồi trên bành voi mặc áo bào đỏ đã sạm vì thuốc súng dẫn đầu đoàn tượng binh vào Thăng Long thật oai phong lẫm liệt hiếm có trong lịch sử. Có sách kể rằng Quang Trung đã sử dụng biện pháp cáng võng khi hành quân. Để tranh thủ thời gian cứ 2 người khiêng thì 1 người được nằm võng nghỉ, thay phiên nhau đi suốt ngày đêm không nghỉ, vừa đi vừa đánh giặc khiến cho quân giặc bất ngờ, không kịp trở tay. Hoạt động 2: Tìm hiểu hình ảnh bọn cướp nước và bán nước và hình ảnh vua tôi Lê Chiêu Thống *Thời gian 10 phút a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản b.Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi, HS thảo luận theo cặp đôi: ? Mục đích sang An Nam của Tôn sĩ Nghị là gì? ? Khi kéo quân vào Thăng Long, lấy được thành dễ dàng Tôn Sĩ Nghị có thái độ ra sao? ? Khi Tây Sơn đang kéo quân tiến đánh thì cuộc sống của tướng sĩ nhà Thanh như thế nào? ? Sự thảm bại của quân t¬ướng nhà Thanh đ¬ược tác giả miêu tả như¬ thế nào? + ? Quân tướng nhà Thanh có thái độ n.t. nào khi Tây Sơn đánh đến nơi? ? Số phận của chúng như thế nào? Vì sao chúng lại bị thát bại thảm hại như vậy? ? Cảnh thua chạy của quân Thanh có gì giống với cảnh thua chạy của quân Minh đầu thế kỉ 15? ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại đó? ? Việc Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh chứng tỏ đây là 1 vị vua như thế nào? ? Vua tôi Lê Chiêu Thống đã có hành động gì khi nghe tin quân Tây Sơn tiến đến nơi? ? Em có đánh giá gì về bọn vua tôi bán nước Lê Chiêu Thống? ? Kết cục của vua tôi nhà Lê được m.tả ra sao? ? So sánh 2 đoạn văn miêu tả cuộc tháo chạy của quân Tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Dự kiến SP: + Mục đích của Tôn Sĩ Nghị : Biến An Nam thành quận, huyện của nhà Thanh + Thái độ quân tướng nhà Thanh khi khi Tây Sơn đánh đến nơi : + Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, ng¬ười không kịp mặc áo giáp…chuồn trư¬ớc qua cầu phao. + Quân: ai nấy đều rụng rời, sợ hãi, xin hàng, bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết...bỏ chạy, tranh nhau qua cầu rơi xuống sông chết… - Nguyên nhân thất bại: + Chủ quan, khinh địch, kiêu căng + Chiến đấu không vì mục đích chính nghĩa + Quân Tay Sơn quá hùng mạnh Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh chứng tỏ đây là 1 vị vua vì lợi ích riêng của dòng họ mà đem vận mệnh dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược "cõng rắn cắn gà nhà", rước voi rầy mả tổ, mất tư cách của bậc quân vương Hành động của vua tôi Lê Chiêu Thống khi nghe tin quân Tây Sơn tiến đến nơi : + Chiêu Thống vội cùng bọn thân tín “ đ¬ưa Thái hậu ra ngoài”, chạy bán sống bán chết, cư¬ớp thuyền dân,…mấy ngày không ăn. + Đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, vua tôi nhìn nhau than thở, oán giận chảy nư¬ớc mắt. + Kết cục : Chịu đựng nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh, van xin không còn tư cách của bậc quân vương: chạy bán sống, bán chết mấy ngày đêm không ăn không nghỉ, sống lưu vong - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: * Giáo viên: Khi Lê Chiêu Thống chạy sang tầu phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống như người Mãn. Cuối cùng phải gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người. So sánh 2 đoạn văn miêu tả cuộc tháo chạy của quân Tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống + Vua tôi nhà Lê: M.tả tỉ mỉ - Giống: Đều tả thực với nhiều chi tiết cụ thể - Khác nhau về âm hưởng + Cuộc tháo chạy của quân t¬ướng nhà Thanh đư¬ợc miêu tả khách quan trong đó ẩn chứa sự hả hê, sung s¬ướng của người thắng trận + Miêu tả cuộc tháo chạy của vua tôi nhà Lê mang cảm hứng chủ quan, ngậm ngùi, mủi lòng trư¬ớc sự sụp đổ của vư¬ơng triều mà họ từng thờ phụng, ngậm ngùi chua xót. Vì tác giả là những cựu thần của nhà Lê, chịu ơn sâu, nghĩa nặng của nhà Lê, mủi lòng trước sự sụp đổ của 1 vương triều. Nhưng không thể không phủ nhận sự hèn nhát, phản bội của vua tôi nhà Lê cũng như công nhận những chiến thắng lẫy lừng của Quang Trung- niềm tự hào lớn của cả dân tộc. - GD đạo đức: ý thức lên án vua quan Lê Chiêu Thống hèn nhát, bạc nhược “ cõng rắn cắn gà nhà. Căm ghét kẻ thù ngoại xâm. Ca ngợi vẻ đẹp người anh hùng áo vải – Quang Trung. - Giáo dục các phẩm chất: Yêu nước, quê hương, nhân ái, khoan dung, tự trọng, => giáo dục các giá trị tôn trọng, trách nhiệm, khoan dung... Hoạt động Tổng kết a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản b.Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi, HS thảo luận theo cặp đôi: ? Văn bản " Hoàng Lê nhất thống chí có ý nghĩa lịch sử như thế nào? ? Nêu nghệ thuật cơ bản tác giả sử dụng để làm nổi bật chủ đề? ? Em có nhận xét gì về cách kể, cách giới thiệu nhân vật, ngôn ngữ của tác giả? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS * Diễn biến trận chiến năm Kỉ Dậu (1789) đại phá 20 vạn quân Thanh: + Đánh táo bạo và quyết liệt, thắng giòn giã, kẻ thù không kháng cự được. * Hình tượng vua Quang Trung trong chiến trận: + Tài tổ chức của người cầm quân. + Tiên đoán chính xác + Kì tài trong việc dùng binh: Vừa vạch ra phương lược, vừa trực tiếp chỉ huy một mũi tấn công, xông pha tên đạn. -> Oai phong, lẫm liệt trong chiến trận. Người anh hùng QT quả cảm, có tài cầm quân & dụng binh như thần, là người tổ chức & là linh hồn của cuộc khởi nghiã với những chiến công vang dội. 3.2. Hình ảnh bọn cướp nước và bán nước: * Quân Thanh: - Tôn Sĩ Nghị: + Chủ quan, kiêu căng, tự mãn + Khi thua trận thì sợ hãi bỏ chạy trước -> Là 1 tên tướng bất tài, hèn nhát - Quân: hoảng loạn, tan tác, thất bại thảm hại -> Đội quân bất tài, vô tổ chức => Thất bại nhục nhã và thảm hại. * Số phận của vua tôi Lê Chiêu Thống: + “Cõng rắn cắn gà nhà” ->Là bọn đớn hèn, nhục nhã, số phận gắn chặt với bọn giặc xâm lược, mù quáng, từ bỏ dân tộc, phản dân hại nước. 4. Tổng kết: 4.1. Nội dung- ý nghĩa : *ND : Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ: văn võ song toàn với chiến công đại phá 20 vạn quân Thanh. Tình cảnh thất bại ê chề, nhục nhã của bọn vua quan bán nước, cướp nước. * Ý nghĩa của văn bản: + Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu ( 1789) 4.2. Nghệ thuật: + Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử + Khắc họa các nhân vật lịch sử. + Ngôn ngữ kể, tả chân thật, sinh động. + Giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả. c. Ghi nhớ (SGK-7 ) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP *Thời gian 5 phút a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bài tập. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đăt câu hỏi: Tự đánh giá, em thấy mình đã nắm được các đơn vị kiến thức? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG *Thời gian 5 phút a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. GV nêu yêu cầu: ? Kể tên một số ngôi trường, địa danh mang tên Hoàng đế Quang Trung mà em biết? Việc đặt tên các ngôi trường và địa danh đó có ý nghĩa gì? Nơi vua QT và triều đình Phú Xuân của vương triều Tây Sơn từng đóng đô hiện nay thuộc tỉnh thành nào của nước ta? - Hs trình bày (Chú ý gọi HS KT) GV bổ sung: Ngày 30/09/2023 vừa qua tại TP Vinh (Nghệ An) tổ chức kỉ niệm 60 năm thành lập thành phố. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ôn lại những dấu mốc quan trọng của thành phố, trong đó, ông đã nhắc tới nơi 235 năm về trước Hoàng đế Quang Trung đã chọn làm nơi đóng đô của triều đại Tây Sơn… * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 3 phút + Học bài, nắm được diễn biến các sự kiện lịch sử trong đoạn trích. + Cảm nhận và phân tích được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích. + Khái quát bằng hệ thống bản đồ tư duy nội dung văn bản Hoàng Lê nhất thống chí. + Chuẩn bị: "Sự phát triển của từ vựng" (tiếp theo) (Tham khảo các tư liệu, tra Từ điển, chuẩn bị các bài tập SGK...) -------------------------------------- Ngày soạn: 02/10/2023 Ngày dạy : 05/10 /2023 Tiết 21 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (Tiếp) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức (bao gồm cả HSKT Nhìn) - H nhận diện được sự phát triển từ vựng TV qua một số hình thức cơ bản. - Hiểu được hiện tượng phát triển từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách phát tăng số lượng từ ngữ nhờ: +Tạo thêm từ ngữ mới + Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài - Biết cách vận dụng từ ngữ phù hợp. 2. Năng lực - Nhận biết và phân tích được sự phát triển của từ vựng. - Thu thập và xử lí thông tin về sự phát triển của từ vựng. - Biết quản lí thời gian, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực để vận dụng giải quyết các bài tập - Biết vận dụng những hiểu biết của bản thân từ VB để giải quyết tình huống trong thực tiễn * HSKT Nhìn: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ, NL văn học. 3. Phẩm chất: -Chăm chỉ, trung thực, yêu nước, yêu tiếng nói dân tộc, biết giữ gìn và phát huy tiếng nói dân tộc. - Có ý thức giao tiếp phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, mục đích để đạt hiệu quả giao tiếp. - GD đạo đức: có ý thức trân trọng, thái độ sử dụng và phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt => giáo dục về các giá trị: TÔNTRỌNG, TRÁCH NHIỆM ... II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Đọc kĩ SGK, SGV, chuẩn KTKN, - Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (Máy chiếu, máy tính, phiếu học tập,…) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A.HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU *Thời gian 2 phút a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV nêu vấn đề: - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV chiếu một số từ ngữ mới đc dùng hiện nay: Quản trị mạng, xã hội học tập, kinh tế vĩ mô... - GVgiới thiệu vào bài B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI +Kiến thức: - H nhận diện được sự phát triển từ vựng TV qua một số hình thức cơ bản. - Hiểu được hiện tượng phát triển từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách phát tăng số lượng từ ngữ nhờ: Tạo thêm từ ngữ mới ; Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài . Từ đóbiết cách vận dụng từ ngữ phù hợp. +Kĩ năng : Rèn kĩ năng tìm hiểu, tư duy, hợp tác + Thái độ : Tích cực học tập và sử dụng các trường hợp dẫn + Năng lực PC : Năng lực giao tiếp , trình bày,hợp tác, tự do phát biểu - Thời gian: 20 phút - Cách thức tiến hành HS hoạt động cá nhân, nhóm *GV hướng dẫn Hs tìm hiểu mục 1: Tạo từ ngữ mới (Thời gian: 10 phút) H đọc các ví dụ : điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ. ? Hãy cho biết, thời gian gần đây có những từ ngữ nào được cấu tạo trên cơ sở các từ trên ? ? Giải thích nghĩa của các từ mới cấu tạo đó ? H: - Điện thoại di động: -Sở hữu trí tuệ: -Kinh tế tri thức: - Đặc khu kinh tế G : Trong TV có những từ được cấu tạo theo mô hình x+tặc như : không tặc, hải tặc... ? Hãy tìm những từ ngữ mới xuất hiện cấu tạo theo mô hình đó ? (Chú ý gọi HS khuyết tật) H đưa ra ví dụ, G nhận xét và đưa thêm một số ví dụ khác trên bảng phụ. - Không tặc: kẻ chuyên cướp trên máy bay - Hải tặc: Kẻ chuyên cướp trên tàu biển - Lâm tặc: Kẻ khai thác bất hợp pháp tài nguyên - Gian tặc: kẻ trộm cắp bất lương - Gia tặc: kẻ cắp trong nhà - Nghịch tặc: kẻ phản bội làm giặc - Tin tặc: kẻ dùng kĩ thuật thâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác để khai thác hoặc phá hoại G: Những từ ngữ trên làm giàu thêm vốn từ ngữ TV. ? Qua phân tích ngữ liệu, em hãy cho biết việc tạo ra từ ngữ mới được hình thành trên những cơ sở nào? H ; phát biểu- G khái quát chốt kiến thức - H đọc ghi nhớ I. Tạo từ mới 1. Ngữ liệu + Ngữ liệu 1 - Điện thoại di động: điện thoại vô tuyến có kích thước nhỏ có thể mang trong người được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở thuê bao. -Sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu đối với sản phẩm do lao động trí tuệ mang lại được pháp luật bảo hộ như quyền tác giả, quyền phát minh, quyền sáng chế .. -Kinh tế tri thức: nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông phân phối và sản phẩm có hàm lượng tri thức cao - Đặc khu kinh tế: Khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với những chính sách ưu đãi. + Ngữ liệu 2 - Không tặc, hải tặc, lâm tặc, gian tặc, gia tặc, nghịch tặc, tin tặc... Từ mới được hình thành trên cơ sở ghép các yếu tố có sẵn với nhau. 2. Ghi nhớ 1: Sgk/73 *Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục II-Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài (Thời gian: 10 p) ? G chiếu các ngữ liệu II1- H đọc ? Tìm từ Hán- Việt trong VD a,b? - H tìm, bổ sung, G chốt H : a, đạp thanh, yến anh, bộ hành, tài tử, giai nhân, thanh minh, tiết, lễ, tảo, mộ, hội b, bạc mệnh, duyên phận, thần linh, chứng giám, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc + Ngữ liệu 2 Hs thảo luận-2p Tiến hành: Gv giao nhiệm vụ theo nhóm bàn, thảo luận tại chỗ ? Từ dùng chỉ khái niệm : a. Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong ? b. Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá ? ? Những từ này có nguồn gốc từ đâu? - Cách thức trình bày: trình bày miệng-> các nhóm bổ sung cho nhau-> gv đánh giá, chốt kiến thức a- AIDS b- Ma ket tinh H: Từ có nguồn gốc từ tiếng Anh (mượn tiếng Anh) ? Qua tìm hiểu ví dụ, tiếng Việt của ta chủ yếu mượn từ ngữ của nước nào? Có phải vốn tiếng Việt của ta nghèo không? Mục đích vay mượn là gì? H: TV của chúng ta chủ yếu vay mượn tiếng Hán. Không phải TV ta nghèo, mà mục đích mượn tiếng nước là để phát triển vốn từ vựng của chúng ta thêm phong phú... ? Để phong phú cho vốn từ ngữ TV, có phải lúc nào ta cũng mượn tiếng nước ngoài không? H: không, ta phải biết mượn tiếng nước ngoài có chọn lọc, hợp lí, phù hợp hoàn cảnh giao tiếp thì lời văn mới gợi cảm, giàu cảm xúc tăng tính thuyết phục, khách quan... H: đọc ghi nhớ/74 (HS khuyết tật) II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài 1. Ngữ liệu + Ngữ liệu 1:Từ HV a, đạp thanh, yến anh, bộ hành, tài tử, giai nhân, thanh minh, tiết, lễ, tảo, mộ, hội b, bạc mệnh, duyên phận, thần lịnh, chứng giám, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc + Ngữ liệu 2: Từ dùng chỉ khái niệm: a- AIDS b- Ma- ket- tinh ->Từ có nguồn gốc từ tiếng Anh Phát triển từ vựng TV bằng cách mượn từ ngữ tiếng nước ngoài: tiếng Hán, tiếng Anh. 2. Ghi nhớ 2: Sgk/74 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: +Kiến thứcVận dụng làm các bài tập luyện tập. Tìm hiểu và giải nghĩa các từ ngữ mới, vận dụng cho đúng khi dùng từ đặt câu. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duy, hợp tác, chia sẻ, giải quyết tình huống... - Thái độ: Tự giác, tích cực làm bài tập -Năng lực PC: Tự học, tư duy, năng lực GQ vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ... Thời gian: 15 p Cách thức tiến hành ? Tìm 2 mô hình tạo ra từ mới? VD: x+ trường ? Xác định yêu cầu bài tập 2? - Tìm từ mới và giải nghĩa từ đó. ? Hs giải thích theo yêu cầu của Gv Hoạt động cá nhân ? Đọc yêu cầu bài tập 3/ 74 Hs thảo luận-2p Tiến hành: Gv giao nhiệm vụ theo nhóm bàn, thảo luận tại chỗ: Bài tập 3 Hs: trình bày miệng-> các nhóm bổ sung cho nhau-> gv đánh giá, chốt kiến thức Bài tập 4? Nêu cách phát triển của từ vựng? G: Khẳng định từ vựng của một ngôn ngữ không thể không thay đổi, vì: Thế giới tự nhiên và xã hội xung quang chúng ta luôn vận động và phát triển. Nhận thức về thế giới của con người cũng vận động và phát triển theo. Nếu từ vựng của một ngôn ngữ không thay đổi thì không thể đáp ứng được nhu cầu giao tiếp và nhận thức của người bản ngữ. VD: Trong đời sống xã hội, loại phương tiện đi lại có 2 bánh, chạy bằng động cơ thì TV phải có từ ngữ để biểu thị: xe máy. III. luyện tập: Bài tập 1/74 X+ hóa: lão hoá, công nghiệp hoá, cơ điện hoá, điện khí hoá, thương mại hoá - X + trường: Chiến trường, công trường, nông trường, thương trường, đường trường, sở trường -X+ tập: học tập, thực tập, luyện tập, tuyển tập, toàn tập, trưng tập... - X+ học: văn học.. - X+ điện tử: thư điện tử, giáo dục điện tử, chính phủ điện tử, công nghiệp điện tử, dịch vụ điện tử, thời đại điện tử, bảng điện tử, đồng hồ điện tử, mã số điện tử... Bài tập 2/74 Tìm 5 từ mới , giải thích/Sgv/76 - Cơm bụi: cơm giá rẻ bán trong quán hàng nhỏ, tạm bợ - Đường cao tốc: đường xây dựng theo tiêu chuẩn đặc biệt dành riêng cho các loại xe cơ giới chạy với tốc độ cao - Bàn tay vàng: bàn tay tài giỏi khéo léo trong công việc - Công nghệ cao: công nghệ dựa trên cơ sở khoa học kĩ thuật hiện đại, có độ chính xác và hiệu quả kinh tế cao - Công viên nước: công viên trong đó chủ yếu là các trò chơi dưới nước - Câù truyền hình: truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu, đối thoại qua hệ thống ca mê ra giữa các địa điểm cách xa nhau. - Thương hiệu: nhãn hiệu thương mại - Đường vành đai: - Hiệp định khung: - Thương hiệu: Bài tập 3/74 + Từ mượn tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ +Từ mượn của ngôn ngữ châu Âu: xà phòng, ô tô, ra - đi- ô, cà phê, ca nô Bài tập 4/74 -Từ vựng của ngôn ngữ không thể không thay đổi - Những cách phát triển của từ vựng: + Phát triển về nghĩa của từ ngữ + Phát triển về số lượng của từ ngữ: có thể diễn ra theo 2 cách: Tạo từ mới và mượn từ ngữ nước ngoài. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu : -Kiến thức: Hs vận dụng kiến thức đã học để tìm tòi mở rộnggiải quyết các bài tập ngoài SGK - Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duy, hợp tác, chia sẻ, giải quyết Bt - Thái độ: Tự giác, tích cực suy nghĩ -Năng lực PC: Tự học, tư duy, năng lực GQ vấn đề Thời gian: 5 phút Cách thức tiến hành: Bài tập : Tìm các từ ngữ mới Tìm 5 từ ngữ mới: thị trường chứng khoán, nhà băng, trương mại điện tử... 4.Tổng kết bài a. Củng cố(1p) ?Qua bài học em cần phải có trách nhiệm nhiệm gì đối với tiếng Việt? Tình yêu tiếng Việt, sự tôn trọng, trách nhiệm giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt , sự hợp tác đoàn kết có văn hóa giao tiếp và ứng xử cho phùhợp. ? Sự phát triển nghĩa của từ có liên quan đến môi trường không? Chúng ta cần chú ý đến điều gì? -Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ liên quan đến môi trường giao tiếp. Khi mượn từ ngữ chúng ta cần chú ý đến môitrường sống xung quanh xem có phù hợp không b. Hướng dẫn về nhà (2p) + Bài cũ: Học bài hiểu được nội dung bài học: biết được hai cách phát triển về số lượng của từ ngữ : Tạo từ mới và mượn từ ngữ nước ngoài. - Hoàn chỉnh các bài tập - Tìm hiểu thêm một số từ ngữ mới + Bài mới: Đọc- Chuẩn bị nội dung bài học sau: Chuẩn bị chủ đề « Truyện Kiều » học trong 10 tiết . VN chuẩn bị soạn bài tìm hiểu tác giả và tác phẩm… + Chuẩn bị Tiết 23: Xem lại nội dung kiểu bài văn bản thuyết minh, giờ sau chữa bài TLV thuyết minh .................................................................. CHỦ ĐỀ MIÊU TẢ VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG TRUYỆN KIỀU PHẦN I. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ A. CƠ SỞ LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ - Qua việc xây dựng chủ đề, góp phần giúp học sinh hình thành mối quan hệ gắn kết giữa các phần văn bản- tiếng Việt- Tập làm văn, giúp các em học tốt môn Ngữ văn, qua đó cũng giúp các em học sinh hiểu được: + Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung, nghệ thuật của một số truyện thơ Trung đại Việt Nam, tinh thần nhân văn, số phận và khát vọng hạnh phúc của con người, ước mơ về tự do, công lí trong xã hội phong kiến. + Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm kí của nhân vật sử dụng bút pháp ước lệ mà vẫn gợi tả được vẻ đẹp và tính cách riêng của nhân vật. Hiểu được một phần phương diện cảm hứng nhân văn, trân trọng tài năng, phẩm chất, phong cách con người. + Hiểu được vai trò của yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự, viết đoạn văn, bài văn tự sự có yếu tố miêu tả nội tâm. - Hình thành cho học sinh các kĩ năng nghe- nói- đọc- viết thành thạo, sử dụng các câu văn, từ ngữ liên kết với nhau để tạo nên một văn bản hoàn chỉnh, văn bản khi tạo nên phải có bố cục rõ ràng, mạch lạc. - Tích hợp kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các em có cái nhìn hoàn chỉnh và thấy được mối liên hệ giữa các môn học. Từ đó có ý thức tìm tòi, học hỏi và vận dụng kiến thức đã học vào đời sống sinh động. B. THỜI GIAN DỰ KIẾN Tuần Tiết Bài dạy Ghi chú 5 - Những vấn đề chung về chủ đề - Truyện Kiều của Nguyễn Du Khuyến khích tự học: Cảnh ngày xuân, Mã Giám Sinh mua Kiều. 22,23 6 24, 25 - Chị em Thuý Kiều 26, 27 -Kiểu ở lầu Ngưng Bích 28,29 -Miêu tả trong trong văn bản tự sự 7 30,31 - Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự - Luyện tập - đánh giá chủ đề C. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ I. MỤC TIÊU CHUNG -Dạy học theo vấn đề hay chủ đề tích hợp là khai thác sự liên quan, gần gũi ở nội dung kiến thức và khả năng bổ sung cho nhau giữa các bài học cho mục tiêu giáo dục chung. Các tiết học chủ đề Gv không tổ chức thiết kế kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa. -Thông qua dạy học tích hợp, học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền móng cho quá trình học tập tiếp theo; cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày; - Thông qua việc hiểu biết về thế giới tự nhiên bằng việc vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu giúp các em ý thức được hoạt động của bản thân, có trách nhiệm với chính mình, với gia đình, nhà trường và xã hội ngay trong cuộc sống hiện tại cũng như tương lai sau này của các em; - Đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Phát triển ở các em tính tích cực, tự lập, sáng tạo để vượt qua khó khăn, tạo hứng thú trong học tập. - Thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức, kỹ năng khác nhau để thực hiện một hoạt động phức hợp. - Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho học sinh thực hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm cho học sinh hòa nhập vào thế giới cuộc sống. II. MỤC TIÊU CỤ THỂ CHỦ ĐỀ 1. Kiến thức/ năng lực/ phẩm chất 1.1.Đọc- hiểu 1.1.1. Đọc hiểu nội dung: Qua chủ đề truyện , học sinh hiểu, cảm nhận được những nét chính về Nguyễn Du ( cuộc đờivà sự nghiệp thơ văn). Hiểu được giá trị hiện thực và nhân đạo đặc sắc của Truyện Kiều. Qua các đoạn trích, cảm nhận được vẻ đẹp và số phận của nhân vật chính. 1.1.2. Đọc hiểu hình thức:Nắm được thể thơ, cốt truyện, nhân vật, sự kiện, một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm và bút pháp tả người, tả cảnh độc đáo của Nguyễn Du. Đặc biệt là sự sáng tạo taìo tình của thiên tài văn học Việt Nam so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ( Trung Quốc) - Nhận biết nghệ thuật tự sự trung đại đỉnh cao ở truyện Kiều. 1.1.3. Liên hệ, so sánh, kết nối:So sánh hình tượng nhân vật Thuý Kiều với Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ) và người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Khái quát hình ảnh người phụ nữ thời phong kiến. - Tìm hiểu sự ảnh hưởng của Truyện Kiều tới văn học dân tộc và đời sống xã hội. 1.1.4. Đọc mở rộng: Tự tìm hiểu một số đoạn trích khác trong Truyện Kiều, một số câu thơ hay tả cảnh, tả người, tả tiếng đàn của Kiều... 1.2. Viết -Thực hành viết: Viết được bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm một cách hiệu quả, sinh động. - Viết bài văn, đoạn văn cảm nhận về một đoạn ngữ liệu đã học. 1.3. Nghe - Nói - Nói: kể lại cốt truyện và nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.Trình bày ý kiến về một vấn đề trong bài học bằng một đoạn văn nói. -Nghe:Tóm tắt được nội dung trình bày của thầy và bạn. -Nói nghe tương tác:Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ hoặc chia sẻ trước lớp về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luậnhay tìm hiểu bài học. -Bồi dưỡng tình cảm tự hào và tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Từ đó giúp học sinh hiểu biết và hòa nhập hơn với môi trường mà mình đang sống, có ý thức tìm hiểu, góp phần giữ gìn, bảo vệ, phát huy và truyền bá tinh hoa văn hoá dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế. * HSKT nhìn 9D3: nắm được các yêu cầu như các HS khác, giảm yêu cầu: tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện. 2. Phát triển phẩm chất, năng lực 2.1.Phẩm chất chủ yếu - Nhân ái:Qua tìm hiểu văn bản, HS biết tôn trọng, yêu thương mọi người xung quanh, cảm thương với những người bất hạnh. - Chăm học, chăm làm: HS có ý thức tìm hiểu, vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống. Chủ động trong mọi hoàn cảnh, biến thách thức thành cơ hội để vươn lên. Luôn có ý thức học hỏi không ngừng để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, trở thành công dân toàn cầu. -Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước, dân tộc để sống hòa hợp với môi trường. 2.2. Năng lực 2.2.1.Năng lực chung -Năng lực tự chủ và tự học: sự tự tin và tinh thần lạc quan trong học tập và đời sống, khả năng suy ngẫm về bản thân, tự nhận thức, tự học và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân. -Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác. -Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau. 2.2.2. Năng lực đặc thù -Năng lực đọc hiểu văn bản:Hiểu được các nội dung và ý nghĩa văn bản. Từ đó hiểu giá trị và sự ảnh hưởng của tác phẩm tới cuộc sống. - Năng lực tạo lập văn bản: Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt cùng với những trải nghiệm và khả năng suy luận của bản thân để hiểu văn bản;Trình bày dễ hiểu các ý tưởng;có thái độ tự tin khi nói; kể lại mạch lạc câu chuyện; biết chia sẻ ý tưởng khi thảo luận ý kiến về bài học. Viết được các đoạn văn, bài văn với những phương thức biểu đạt klhác nhau. - Năng lực thẩm mỹ: Trình bày được cảm nhận và tác động của tác phẩm đối với bản thân.Vận dụng suy nghĩ và hành động hướng thiện. Biết sống tốt đẹp hơn. * HSKT Nhìn: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ, NL văn học. 3. Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, nhân ái. - Tích hợp Bình đẳng giới với người phụ nữ trong xã hội hiện đại. D. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP. 1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức theo định hương phát triển năng lực NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG Vận dụng thấp Vận dụng cao - Sơ giản về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du - Khái niệm truyện thơ Nôm. - Tên gọi, nguồn gốc và bố cục của 3254 câu Kiều. - Nhớ được hệ thống nhân vật chính diện và phản diện trong Truyện Kiều. - Nắm được được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của một số đoạn trích trong truyện Kiều. -Học thuộc lòng các đoạn trích. - Biết vị trí đoạn trích. - Giúp hs nắm bắt được yêu tố miêu tả trong văn bản tự sự, - Học sinh hiểu được thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. - Có khả năng tiếp cận vấn đề/vấn đề thực tiễn liên quan bài học. - Hiểu ý nghĩa nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong đoạn trích Truyện Kiều. - Hiểu, cảm nhận được giá trị hiện thực và nhân đạo trong Truyện Kiều. - Hiểu được bút pháp tả chân dung nhân vật chính diện và miêu tả nội tâm trong Truyện Kiều - Hiểu ý nghĩa một số chi tiết giàu ý nghĩa nghĩa, một số điển tích, điển cố... - Hiểu được đặc điểm, vai trò miêu tả trong văn bản tự sự qua chân dung giai nhân 9 Thuý Kiều- Thuý Vân) . -Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. - Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến tình huống trong bài học. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng viết đoạn văn bảm nhận về ngữ liệu từ văn bản. - Đọc – hiểu những đoạn trích khác trong Truyện Kiều - So sánh sự sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều với Thanh Tâm Tài Nhân trong Kim vân kiều truyện. - Vận dụng đọc hiểu kết nối đến hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đại. - Giải thích cách kết thúc truyện và giá trị tác phẩm đến ngày nay : Ru Kiều, nảy Kiều, chuyển thể loại hình nghệ thuạt khác.... -Kể miệng được một sự việc một đoạn Kiều có sử dụng miêu tả, miêu tả nội tâm... - Phân tích được tình huống; phát hiện được vấn đề đặt ra của tình huống liên quan. - Lập kế hoạch để giải quyết tình huống GV đặt ra. - Vận dụng miêu tả và miêu tả nội tâm kể loại đoạn trích trong truyện Kiều. - Nhập vai nhân vật để kể lại đoạn trích để phát huy vai trò của miêu tả nội tâm. - Thấy được mối quan hệ và sức sống bền vững của những giá trị văn hoá truyền thống - Viết được bàivăn tự sự có sử dụng miêu tả và miêu tả nội tâm. - Đề xuất được giải pháp giải quyết tình huống đề ra. - Thực hiện giải pháp giải quyết tình huống và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện. 2.Tiêu chí đánh giá được xác định ở 4 mức độ theo định hướng phát triển năng lực NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG Mức độ thấp Mức độ cao - Qua phần chuẩn bị, hãy giới thiệu về thân thế và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Du? - Những yêu tố ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du?Tiểu sử? Gia đình? + Thời đại? - Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du? - Nguồn gốc “Truyện Kiều”? - Sắp xếp các nhân vật trong truyện Kiều thành hai tuyến: Chính diện và phản diện? Khi miêu tả Thuý Vân, tác giả tả những chi tiết nào? Những hình ảnh nào của thiên nhiên được dùng để tả mĩ nhân? -Tác giả sử dụng biện pháp gì để tả TV? - Cảm nhận của em về chân dung nhân vật? - Đoc chú thích SGK để hiểu về câu thơ “ làn thu thủy, nét xuân sơn”? Tác giả đã giới thiệu về tài của Kiều trong những câu thơ nào? Đọc diễn cảm những câu thơ đó? - Kiều có những tài gì? nhận xét của em về tài của Kiều? - Nếu tả sắc đẹp, tác giả đặc tả đôi mắt thì tả tài, Nguyễn Du dừng lâu ở tài nào? - Tóm tắt truyện từ VB trước đến VB này? - Đọc thầm và chia bố cục bài thơ? - Nêu ý câu thơ: Tưởng người…chờ? +Tin sương? - Điều đó cho em hiểu Thúy Kiều đối với Kim Trọng như thế nào? -Tìm và giải thích các điển tích trong những câu thơ trên? -Theo em , nỗi nhớ cha mẹ của Kiều được thể hiện ở những khía cạnh nào? - Trong văn tự sự:những đối tượng nào được miêu tả? - Miêu tả phương diện nào của đối tượng? -Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự? -Tìm yếu tố miêu tả trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích -Khái niệm và cách vận dụng yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? - Em biết gì về Kim Vân Kiều truyện? Có thể nói Truyện Kiều của ND là tác phẩm dịch KVKT không? Vì sao? -Qua đọc và tìm hiểu về “Truyện Kiều”, em nắm bắt được giá trị nội dung của truyện.? -Khái quát giá trị nghệ thuật của truyện? - Thành công lớn nhất của Truyện Kiều thể hiện qua những phương diện nào? - Thái độ của tác giả? -Tìm lời chú thích cho mỗi bức tranh (câu thơ). Chú ý bổ sung chi tiết để truyện kể đảm bảo nội dung, -Các chi tiết được miêu tả thuộc dáng vẻ hay tâm hồn? - Chân dung Thuý Kiều được miêu tả qua những hình ảnh nào? - Theo em tác giả đặc tả đôi mắt nhằm mục đích gì? - Nghiêng nước nghiêng thành? -Theo em: Vì sao Thuý Vân là em lại là nhân vật phụ lại được miêu tả trước? - Tổng kết giá trị đoạn trích. - Xác định vị trí đoạn trích? -Quan sát - tóm tắt đoạn trong Truyện Kiều có liên quan đến hình ảnh. - Qua 8 câu thơ em hiểu thêm gì về TK- Con người tài sắc ấy? -Cụm từ “tấm son” có nghĩa gì? -Có thể đổi vị trí hai từ “tưởng” và “xót” trong đoạn thơ trên được không? Vì sao? -Em hãy nhận xét về trình tự thương nhớ của Thúy Kiều trong đoạn trích trên. Theo em thứ tự đó có hợp lý không? - Nét đặc sắc trong bút pháp tả cảnh ngụ tình trong đoạn thơ? - Đánh giá quan điểm nhân sinh của tác giả? -Trong đoạn trích trên điệp từ “buồn trông” có giá trị như thế nào trong bộc lộc tâm trạng nhân vật? - Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong các đoạn tríchTruyện Kiều theo mẫu sau: Tả thiên nhiên, tả người (ngoại hình, hành động, nội tâm) -Kể truyện theo tranh. -Vì sao nói “Truyện Kiều là bản cáo trạng, là tiếng kêu thương”? -Tìm đọc trong thư viện tài liệu về truyệnn Kiều. các bài viết của nhà phê bình văn học Đặng Thanh Lê? -Tìm hiểu nghệ thuật tả người trong “Truyện Kiều”? -Hãy dùng đoạn văn nói để giới thiệu về chân dung Thúy Vân? - Nhà phê bình văn học Đặng Thanh Lê nhận xét: Dù tả tài hay sắc của Kiều, Nguyễn Du cũng làm nổi bật cái tình của nàng. Em có đồng ý không? Hãy chứng minh? -Cho HS đọc đoạn tham khảo để thấy những sáng tạo của Nguyễn Du ( từ kể đến gợi tả): - Từ “xuân” trong “nét xuân sơn” và “xuân” trong “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” có ý nghĩa như thế nào? Từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Phương thức chuyển nghĩa? Em hiểu gì về hình ảnh tấm son? Hình ảnh tấm son gợi cho em sự liên tưởng tới câu thơ nào trong chương trình đã học? Qua đó, em có nhận xét gì về cách miêu tả mỗi con người cụ thể? vai trò của yếu tố thiên nhiên (nhân vật thiên nhiên) trong thơ Nguyễn Du? Bài học cho em khi sử dụng yếu tố tả người. -Những câu thơ tả cảnh, ngoại hình bên ngoài có mối quan hệ gắn bó với thế giới nội tâm của nhân vật, góp phần thể hiện nội tâm của nhân vật. Đúng hay sai? Viết đoạn văn ngắn phân tích 4 câu thơ miêu tả Thuý Vân. -Qua tìm hiểu hai bức chân dung, em hãy triển khai câu chủ đề sau thành đoạn văn nói:“Hai bức chân dung giai nhân dồng thời cũng là chân dung tính cách, chân dung số phận”? -Tạo lập đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả để kể về hoạt động tình nguyện của học sinh trong trường ? -Thực hành viết đoạn văn có sử dụng miêu tả nội tâm Kiều trong đoạn trích: mã Giám Sinh mua Kiều. -Miêu tả nội tâm: Tái hiện những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tư tưởng và tình cảm của nhân vật.Đọc truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân ( SGK Ngữ văn 9- tập 1.) để làm rõ nhận định trên? -Nhập vai nhân vật Thuý Kiêu, kể lại đoạn truyện “Cảnh ngày xuân” ? -Nhập vai nhan vật Thuý Kiều, kể lại đoạn truyện “ Kiều ớ lẫu Ngưng Bích” có sử dụng miêu tả ? -Bằng lời của Hoạn kể lại đoạn Kiều báo â,báo oan từ “ Thoắt trông ...tha ngay” có sử dụng miêu tả và miêu tả nội tâm? - Trong Truyện Kiều, thiên nhiên đi đây về đó hầu như khắp cốt truyện. Hãy trình bày ý kiến về nhận định trên ? -Sử dụng nguồn học liệu mở và CNTT để trình chiếu, giới thiệu về Nguyên Du và Truyện Kiều? - Câu hỏi định tính và định lượng:Câu tự luận trả lời ngắn, Phiếu làm việc nhóm. - Các bài tập thực hành + Hồ sơ (tập hợp các sản phẩm thực hành). + Bài trình bày (thuyết trình, đóng vai, chuyển thể, đọc diễn cảm, …) Hệ thống câu hỏi và bài tập minh họa cho các cấp độ mô tả Câu hỏi ở mức độ nhận biết Câu 1: Truyện Kiều còn có tên gọi nào? A. Đoạn trường tân thanh; B. Thúy Kiều; C. Kim Vân Kiều truyện; D. Không có tên nào khác. Câu 2: Truyện Kiều được viết bằng thể thơ gì? A. Thể tự do; B. Lục bát; C. Song thất lục bát; D. Đường luật. Câu 3: Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” thuộc phần nào của truyện? A. Gia biến và lưu lạc; B. Đoàn viên; C. Gặp gỡ và đính ước; D. Không nằm trong phần nào. Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng về tác giả Nguyễn Du? A. Nguyễn Du là người từng trải, có vốn sống phong phú; B. Nguyễn Du là nhà văn hiện thực nổi tiếng; C. Nguyễn Du là nhà văn nhân đạo chủ nghĩa lớn; D. Nguyễn Du có kiến thức sâu rộng và là một thiên tài văn học. Câu 5: Trích đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật nào? A. Tả cảnh ngụ tình; B. Ước lệ tượng trưng; C. Đòn bẩy; D. Khoa trương. Câu 6: Tác phẩm nào của Nguyễn Du được gọi là “tập đại thành” của nền văn học Việt Nam? A. Nam trung tạp ngâm; B. Bắc hành tạp lục; C. Đoạn trường tân thanh; C. Văn tế thập loại chúng sinh. Câu hỏi, bài tập mức độ thông hiểu Câu 1: Vì sao khi tả Kiều, Nguyễn Du tập trung tả đôi mắt? A. Vì Kiều chỉ đẹp ở đôi mắt; B. Vì đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, nơi tập trung sự tinh anh của trí tuệ; C. Vì Kiều không đẹp bằng Vân; D. Vì Nguyễn Du muốn tập trung làm nổi bật tài năng của Kiều. Câu 2: Vì sao Thúy Kiều lại nhớ Kim Trọng trước cha mẹ nàng? A. Vì nàng đặt chữ tình lên trên chữ hiếu; B. Vì nàng nghĩ cha mẹ đã có hai em chăm sóc; C. Vì với Kim Trọng nàng là người có lỗi còn cha mẹ phần nào nàng đã đền đáp ơn sinh thành nuôi dưỡng; D. Vì nàng còn trẻ. Câu 3: Vì sao Nguyễn Du lại sử dụng điệp ngữ buồn trông” ở đoạn cuối của Kiều ở lầu Ngưng Bích? A. Tạo nhịp điệp cho đoạn thơ; B. Nhấn mạnh tâm trạng của Kiều; C. Thể hiện vị trí, tư thế của Kiều trước lầu Ngưng Bích; D. Vừa tạo nhịp điệu cho đoạn thơ vừa thể hiện nỗi cô đơn, lo sợ của Kiều. Câu 4: Cụm từ quạt nồng ấp lạnh trong câu Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ có nghĩa là gì? A. Lấy từ tích xưa, cha mẹ già con cái thường nằm ủ ấm chỗ cho cha mẹ. B. Không ai quan tâm tới cha mẹ. C. Thúy Kiều lo cho cha mẹ. D. Thúy Kiều thương cho chính mình Câu 5: Em hiểu tên gọi Đoạn trường tân thanh có nghĩa là? A. Chỉ cuộc đời của Thúy Kiều; B. Chỉ sự thương cảm của nhà thơ; C. Nghĩa là tiếng kêu mời làm đau đến đứt ruột gan; D. Không có nghĩa gì. Câu 6: Tại sao có thể khẳng định rằng: Với Nguyễn Du chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài? A. Vì Nguyễn Du là con người có trái tim giàu lòng yêu thương; B. Vì Nguyễn Du có tài năng văn chương thiên bẩm; C. Vì Nguyễn Du là người có trí tuệ thông suốt; D. Vì Nguyễn Du là người có con mắt thấu suốt cả sáu cõi. Câu 7: Tên gọi Đoạn trường tân thanh có nghĩa là gì? A. Tiếng kêu đau thương; B. Tiếng kêu mới đứt ruột; C. Tiếng kêu ai oán; D. Tiếng khóc thầm. Câu hỏi, bài tập vận dụng mức độ thấp Câu 1: Viết đoạn văn kể về chị em Thúy Kiều qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả. Câu 2: Phân tích giá trị việc sử dụng điệp ngữ, từ láy trong 8 câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. Trong tám câu thơ cuối bài Kiều ở lầu Ngưng Bích, tác giả sử dụng bốn lần điệp ngữ "buồn trông" ở những hoàn cảnh khác nhau nhằm biểu đạt cảm xúc, tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều. Các điệp ngữ còn kết hợp với các từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm tạo nên nhịp điệu ào ạt của cơn sóng lòng, khi trầm buồn, khi dữ dội, xô nỗi buồn đến tuyệt vọng. => Phép điệp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật và tạo nhịp điệu cho câu thơ, tác động mạnh mẽ tới cảm xúc người đọc. Câu 3: Nhận xét cách miêu tả của Nguyễn Du trong việc miêu tả Thúy Kiều và Thúy Vân. - Nguyễn Du đều sử dụng bút pháp miêu tả ước lệ tượng trưng để miêu tả nhân vật kết hợp với nghệ thuật đòn bẩy trong khi miêu tả + Tả Vân, Nguyễn Du chủ tập trung tả nhan sắc ngoại hình nhân vật theo lối liệt kê ( khuân mặt, nụ cười, giọng nói, tóc, nước da....). Qua đó để dự báo về một cuộc đời bình yên, hạnh phúc. + Tả Kiều nhà thơ tập trung chỉ tả đôi mắt, đặc biệt là giới thiệu tài năng của nàng (hội họa, làm thơ, chơi đàn, sáng tác nhạc...). Qua đó để dự báo về một cuộc đời sẽ gặp nhiều gian truân, vất vả. Câu 4:Nêu những sáng tạo của Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện? Câu 5: Theo em những yếu tố nào có ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du? Câu 6: Chỉ ra sự khác nhau giữa hai đoạn trích sau về cách thức xây dựng nhân vật và lí giải tại sao lại có sự khác biệt đó. (1) Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. (2) Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn. Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. Câu hỏi, bài tập mức độ vận dụng cao. Câu 1: Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong trích đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích. Câu 2: Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều trong trích đoạn: Chị em Thúy Kiều . Câu 3: Qua tài năng của Thúy Kiều, em hiểu gì về thế giới nội tâm của nhân vật? Câu 4: Viết một đoạn văn diễn tả lại tâm trạng của em trong một lần mắc lỗi với cha mẹ? E. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU - Giáo viên: Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học . + Thiết kể bài giảng điện tử. + Chuẩn bị phiếu học tập và dự kiến các nhóm học tập. +Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng... +Học liệu:Video clips , tranh ảnh, bài thơ, câu nói nổi tiếng liên quan đến chủ đề. - Học sinh : - Đọc trước và chuẩn bị các văn bản SGK. + Sưu tầm tài liệu liên quan đến chủ đề. + Thực hiện hướng dẫn chuẩn bị học tập chủ đề của GV. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC -Kĩ thuật động não, thảo luận - Kĩ thuật trình bày một phút - Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . - Gợi mở - Nêu và giải quyết vấn đề - Thảo luận nhóm - Giảng bình, thuyết trình PHẦN II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ngày soạn: 30/9/2023 Ngày dạy : 06+07/10 /2023 TIẾT 22,23 TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: (gồm cả HS khuyết tật) Thông qua bài hs nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. Hiểu được sự kiện, nhân vật, cốt truyện và giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Truyện Kiều, thể thơ lục bát trong một tác phẩm văn học trung đại. 2. Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Năng lực đọc, tóm tắt tác phẩm và tìm hiểu giá trị tác phẩm ; nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả VHTĐ. - Năng lực tiếp nhận văn bản (thông qua đọc hiểu và trao đổi về Truyện Kiều củaNguyễn Du và đoạn trích Chị em Thuý Kiều). - Năng lực tạo lập văn bản (thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, viết đoạn văn về những vấn đề liên quan đến văn bản, tóm tắt văn bản,...). - Năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực giao tiếp (thông qua thực hành, tìm hiểu về thuật ngữ; trình bày ý kiến, tham gia hoạt động nhóm,...). - Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (thông qua thực hành đọc hiểu giá trị của văn bản). * HSKT Nhìn: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ, NL văn học. 3. Phẩm chất - Phẩm chất nhân ái: trân trọng vẻ đẹp người phụ nữ và yêu thương họ; yêu nước: yêu tiếng Việt, thấy được thành công của Nguyễn Du - bậc thầy tả người và sử dụng ngôn ngữ. - Tích hợp Bình đẳng giới với người phụ nữ trong xã hội hiện đại. B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU - Tư liêu, hình ảnh, máy chiếu... C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc tóm tắt nội dung Truyện Kiều. - Kĩ thuật động não:Suy nghĩ phân tích, hệ thống hoá các kiến thức về Truyện Kiều. - Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hs thảo luận tìm nội dung, nghệ thuật của truyện. - PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình... D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút) Giới thiệu những thông tin về “Truyện Kiều”mà nhóm em đã sưu tầm? HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (75 phút) Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt - GV giới thiệu chương trình chủ đề chủ đề so với cấu trúc SGK. Tổ chức cho HS trao đồi: (1) Em hiểu thế nào là chủ đề tích hợp? (2) Chủ đề tích hợp lớp 9- kì 1 có mục đích gì? - Tổ chức cho HS thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỦ ĐỀ (5 phút) - Chủ đề tích hơp văn bản - Làm văn gồm 9 tiết (6 tiết cho văn bản, 3,5 tiết làm văn và 0,5 tiết tổng kết): Qua khai thác sự liên quan, gần gũi ở văn bản đọc hiểu truyện Kiều về miêu tả và miêu tả nội tâm .... Từ đó vận dụng vào tạo lập văn bản. năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản. - Thông qua chủ đề: HS nhận biết giá trị cuả truyện Kiều. đặc biệt là sử dụng yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm tinh tế, sắc sảo của Nguyễn Du. Từ đó hiểu về cách đưa yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm vào văn bản tự sự. =>Thấy được sự tương tác giữa văn bản và làm văn ( Giữa đọc hiểu và tạo lập văn bản) B. GIỚI THIỆU VỀ NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI (1) Qua phần chuẩn bị, hãy giới thiệu về thân thế và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Du? (2) Những yêu tố ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du? +Tiểu sử? +Gia đình? + Thời đại? (3) Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du? - HS báo cáo kết quả thảo luận bằng đoạn văn thuyết minh. - Tổ chức trao đổi, thảo luận kết quả báo cáo từ các nhóm. (chú ý gọi HS khuyết tật) - Gv nhận xét, trình chiếu hình ảnh và giới thiệu thêm về tác giả. I. NGUYỄN DU (25 phút) 1.Thân thế -Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như; hiệu là Thanh Hiên; quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. - Gia đình: gia đình đại quí tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống về văn học. -Thời đại: + Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của đất nước cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX: Sự khủng hoảng trầm trọng của xã hội phong kiến và phong trào nông dân nổi dậy ở khắp nơi (Tây Sơn) Ông sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ sang Trung Quốc... Đã tác động mạnh tới tình cảm tình cảm, nhận thức của ông để ông hướng ngòi bút vào hiện thực, cảm thông, yêu thương con người. 2. Sự nghiệp sáng tác - Thơ chữ Hán (gồm 243 bài) với ba tập: Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm. -Chữ nôm: Tiêu biểu nhất là “Truyện Kiều”. “ Truyện Kiều” được tái bản nhiều lần... Quan sát hình ảnh đầu tiên: Sơ đồ về cuộc đời Nguyễn Du. Tiếp là những tác phaamt chinhd của ông. Trong đó những bài ca đối đáp đậm chất phiêu du của một thời tuổi trẻ, như: Thác lời trai phường nón; Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu; ba tập thơ chữ Hán là: Thanh Hiên thi tập; Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục ; Văn tế thập loại chúng sinh… Đặc biệt là Truyện Kiều nổi tiếng khắp thế giới. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP ? Em hãy cho biết những thông tin về Truyện Kiều mà em thu thập được? (1) Nguồn gốc “Truyện Kiều”? (gọi HS khuyết tật) (2) Em biết gì về Kim Vân Kiều truyện? Có thể nói Truyện Kiều của ND là tác phẩm dịch KVKT không? Vì sao? - G cho 3 H lần lượt kể tóm tắt truyện. HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI (1).Nhóm em hãy sắp xếp các nhân vật trong truyện Kiều thành hai tuyến: Chính diện và phản diện? (2). Qua đọc và tìm hiểu về “ Truyện Kiều”, em nắm bắt được giá trị nội dung của truyện.? + Giá trị nội dung? (3) Tìm đọc những câu trong “Truyện Kiều” minh hoạ cho mỗi nhận xét - Tổ chức cho HS thảo luận vè trình bày kết quả. -G nêu 1 số nhận xét của 1 số nhà văn, nhà phê bình văn học. trong “Tư liệu Ngữ văn 9”, “Đọc hiểu văn bản” Ngữ văn 9. - (3).Đọc SGK. Khái quát giá trị nghệ thuật của truyện? -Theo nhóm em, thành công lớn nhất của Truyện Kiều thể hiện qua những phương diện nào? - Thái độ của tác giả? II. TRUYỆN KIỀU (50 phút) Bản in cổ nhất Từ thời Tự Đức(1875) 1. Nguồn gốc - Lấy cốt truyện từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) 2. Nhan đề : SGK - Tên lúc đầu: Đoạn trường tân thanh. - Tên thường gọi: Truyện Kiều 3. Tóm tắt Truyện Kiều + Gặp gỡ và đính ước + Gia biến và lưu lạc + Đoàn tụ. 4. Giá trị nội dung * Giá trị hiện thực cao - Một xã hội bất công, tàn bạo: + Quan lại bất chấp công lý, sẵn sàng chà đạp lên quyền sống con người (Gia đình Kiều bị vu oan...) + Tố cáo XH đồng tiền có thế lực vạn năng (Trong tay sẵn có đồng tiền/Giàu lòng đổi trắng tháy đen khó gì) + Xã hội các thế lực tàn bạo, lưu mạnh, côn đồ ức hiếp, chà đạp người lương thiện ( Tú Bà. Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, ...) - Người lương thiện là nạn nhân của XH thối nát luôn bị áp bức, vùi dập: + Bị cướp đi quyền sống, bị cướp bóc, vu oan... + Bì chà đạp về nhân phẩm *Giá trị nhân đạo sâu sắc + Đề cao tài sắc, nhân phẩm ( Hiếu - Tâm) + Lòng thương người: Cảm thương với số phận bát hạnh... + Ca ngợi tình yêu, khát vọng tự do, công lí… 5. Giá trị nghệ thuật - Thể loại: Thể thơ lục bát truyền thống - Về ngôn ngữ: Kể, tả, đối thoại... Ngôn ngữ dân gian kết hợp ngôn ngữ bác học. - Biện pháp nghệ thuật: tả cảnh, tả người, … - Xây dựng nhân vật... Thái độ của tác giả được Đặng Thanh Lê khái quát qua nội dung truyện Kiều: Một bản cáo trạng, một tiếng kêu thương. Hay nhà thơ Tố Hữu viết: Tố Như ơi lệ chảy quanh thân Kiều. Đó là trái tim nhân đạo bao la, một tư tưởng tiến bộ với khao khát tự do, khao khát bảo bệ quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Điều đó thể hiện ngay ở nhan đề của truyện. - GV giải thích cách hiểu khác về nhan đề TP (Nguyễn Đăng Na- ĐHSP Hà Nội): + Đoạn: Đứt + Trường(tràng): Ruột (Tích con vượn mẹ bị bắt mất con xuống thuyền. Nó chạy theo dọc bờ sông. Khi thuyền dừng lại nó gã gục và chết. khi mổ bụng nó, ruột đứt từng đoạn. Nó khóc thương con đến đứt ruột) =>Yếu tố chỉ nội dung chủ đề TP. + Tân: mới + Thanh: Thơ ca/ =>Bài thơ có ý mới lạ- yếu tố chỉ loại hình thể loại. => Chúng ta hiểu đơn giản theo SGK: Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7 phút) HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI - Chia nhóm HS : theo tổ. - Cho HS tiếp cận hình ảnh ( trình chiếu) - GV giao nhiệm vụ: mỗi tổ thực hiện một nhiệm vụ sau: 1. Tìm lời chú thích cho mỗi bức tranh (câu thơ). Chú ý bổ sung chi tiết để truyện kể đm bảo nội dung. 2.Kể truyện theo tranh. - Gv quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức cho HS thảo luận. - Tổng hợp ý kiến. Sản phẩm của HS HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút) HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI Vì sao nói “Truyện Kiều là bản cáo trạng, là tiếng kêu thương”? - Giao nhiệm vụ cho các nhóm. -HD HS dựa vào giá trị nội dung cùa truyện để giải thích và chứng minh. - Tổ chức báo cáo kết quả và trao đổi thảo luận. - GV tổng hợp, kết luận. *Bản cáo trạng: Giá trị hiện thực. - Tố cáo thực trạng xã hội thối nát, bất công, tàn bạo. - Phản ánh cuộc sống bất hạnh của người lương thiện. *Tiếng kêu thương: Giá trị nhân đạo. - Cảm thương với số phận người phụ nữ tài sắc bị chà đạp, vùi đập. - Khát vọng tự do, công bằng... - Lên án các thế lực tàn bạo... HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (về nhà) 1. Học thuộc các đoạn trích trong “Truyện Kiều”. 2. Vẽ sơ đồ tư duy và chia sẻ với ngươi thân thông tin về tác phẩm 3.Tìm hiểu nghệ thuật tả người trong “Truyện Kiều”? 3.Tìm đọc trong thư viện tài liệu về truyện Kiều. các bài viết của nhà phê bình văn học Đặng Thanh Lê? .................................................................

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.