Danh mục
KHBD Ngữ văn 6 tuần 16
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 26/12/24 00:05
Lượt xem: 1
Dung lượng: 56.6kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 24/12/2024 Ngày giảng: 26/12/2024 Tiết 61 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS nhận biết được công dụng của dấu ngoặc kép, dấu phẩy, dấu gạch ngang trong câu văn, đoạn văn; - HS nhận diện được các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa trong VB văn học và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tăng cường khả năng trình bày và diễn đạt, sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ được giao. - Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh có ý thức chuẩn bị bài theo yêu cầu. Biết tìm nguồn tư liệu liên quan đến nội dung bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh phát huy năng lực sáng tạo trong việc cảm nhận vẻ đẹp của hình ảnh ẩn dụ, so sánh trong tạo lập văn bản. Biết giải quyết những vấn đề nảy sinh trong bài học * Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: + Học sinh có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp. + Nói rõ ràng, mạch lạc các ý tưởng, thông tin, quan điểm, thái độ; biết bảo vệ quan điểm của cá nhân một cách thuyết phục, + Thảo luận, tranh luận phù hợp; thể hiện được chủ kiến, cá tính trong thảo luận, tranh luận. Hiểu được ý kiến người khác; nắm bắt được những thông tin quan trọng từ các cuộc thảo luận. - Năng lực văn học + Nhận diện và phân tích tác dụng của dấu ngoặc kép, dấu phẩy, dấu gạch ngang trong câu văn, đoạn văn; + Nhận diện và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa trong VB văn học và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó trong ngữ cảnh. + HS nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thê’ hiện qua ngôn ngữ VB, cụ thể: cách dùng biện pháp tu từ, lối miêu tả và xây dựng hình ảnh,... + HS biết sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh trong việc viết câu văn, đoạn văn. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. - Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập và sưu tầm những đoạn văn, thơ có sử dụng các biện pháp tu từ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án; phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp: Phiếu học tập số 1, 2, 3, 4. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Kích hoạt kiến thức nền. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung - Các PP và KTDH: Trò chơi, động não - GV tổ chức trò chơi Dấu câu. Gọi hs xung phong diễn tả các dấu câu đã học bằng những động tác hình thể mà giáo viên hướng dẫn. 1 hs đọc 1 câu truyện cười có sử dụng dấu câu. Các HS tham gia trò chơi lắng nghe câu truyện và diễn tả khi đến dấu câu đó. - Truyện cười: Mất trộm bò Một người vừa mới tậu được con bò. Tối đi ngủ, anh ta đã chốt chuồng bò cẩn thận rồi lại đặt cái chõng ngay giữa lối ra vào mà nằm ngủ. ấy thế mà ban đêm, kẻ trộm vẫn vào dắt mất bò của anh ta. Xót ruột, anh ta trình quan: - Bẩm quan, chắc là chúng nó dắt bò chui qua chõng con nằm mà đi ra. Quan nghe nói vô lý quả bật cười: - Con bò chứ có phải con chó, con mèo đâu mà chui qua gầm chõng! - Dạ, bẩm quan, thế thì chúng nó dắt bò của con đi lối nào? Sáng dậy cái chõng con nằm vẫn để y nguyên ở chỗ cũ chắn lối ra vào kia mà! - Ðồ ngốc! Mày ngủ say, chúng nó khiêng chõng mày nằm ra một bên, dắt bò ra rồi lại khiêng về chỗ cũ… Người kia như vỡ lẽ, nói: - à, thế ra quan “thông đồng” với bọn trộm, nên mới tỏ tường được như thế chứ! - HS tiếp nhận nhiệm vụ - GV dẫn dắt vào bài học mới: Tiết học hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về dấu ngoặc kép, dấu phẩy, dấu gạch ngang trong câu, đoạn văn và luyện tập phân tích các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (10 phút) a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức của dấu ngoặc kép, dấu phẩy, dấu gạch ngang và các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa. b. Nội dung: Giáo viên nêu câu hỏi, HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ? Nêu công dụng của dấu ngoặc kép? Lấy ví dụ? - Dùng để đánh dấu tên tài liệu, sách, báo dẫn trong câu; - Trích dẫn lời nói được thuật lại theo lối trực tiếp; - Đóng khung tên riêng tác phẩm, đóng khung một từ hoặc cụm từ cần chú ý, hay hiểu theo một nghĩa đặc biệt; - Trong một số trường hợp thường đứng sau dấu hai chấm. ? Nêu công dụng của dấu phẩy? Lấy ví dụ ? - Dùng để ngăn cách thành phần chính với thành phần phụ của câu; - Dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép; - Dùng để liên kết các yếu tố đồng chức năng - Ngăn cách các thành phần chú thích với thành phần khác trong câu. ? Dấu gạch ngang có những công dụng gì? Lấy ví dụ ? - Đặt đầu dòng trước những bộ phận liệt kê; - Đặt đầu dòng trước lời đối thoại; - Ngăn cách các thành phần chú thích với thành phần khác trong câu; - Đặt nối những tên địa danh, tổ chức có liên quan đến nhau; - Phiên âm tên nước ngoài; - Dùng trong cách để ngày, tháng, năm. ? So sánh là gì? Lấy ví dụ ? - So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. ? Nêu lại khái niệm của biện pháp tu từ nhân hóa? Lấy ví dụ ? - Nhân hóa là biện pháp tu từ gán thuộc tính của người cho những sự vật không phải là người nhằm tăng tính hình tượng, tính biểu cảm của sự diễn đạt. - GV nhận xét, bổ sung, đánh giá. I. Hình thành kiến thức 1. Nhận biết công dụng của dấu ngoặc kép 2. Củng cố kiến thức dấu phẩy, dấu gạch ngang và các BPTT so sánh, nhân hóa - Dấu phẩy - Dấu gạch ngang - BPTT: so sánh, nhân hóa Hoạt động 3: Luyện tập (20 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập. b. Nội dung: Giáo viên chiếu phiếu học tập, nêu yêu cầu. Học sinh sử dụng SGK, phiếu học tập, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm: Kết quả bài làm của HS. (phiếu học tập) d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung Giáo viên y/c Hs thực hiện phiếu học tập số 1 Đại diện hai học sinh lên bảng làm Giáo viên nhận xét. a.- Nghĩa của từ trong ngoặc kép: “ngược dòng” à bơi ngược, lội ngược, không thuận theo lẽ thông thường. à Tác dụng khi đưa vào dấu ngoặc kép: “ngược dòng” được hiểu theo cách đặc biệt, là quay về tìm hiểu những điều từ xa xưa, lúc sự sống mới bắt đầu, như đi ngược với thời gian tuyến tính đang chảy trôi ở hiện tại. b. Nghĩa của các từ trong ngoặc kép: “sảnh chờ”: phòng lớn dùng làm nơi tiếp khách, là nơi để tạm dừng, chờ cho việc đi lại tiếp theo. à Tác dụng khi đưa vào dấu ngoặc kép: so sánh không gian hang ngoài của hang Én rộng và đẹp giống như sảnh chờ, báo hiệu ngoài hang đầu tiên bên ngoài, sẽ còn những hang phía bên trong à Cụ thể hóa, giúp người đọc dễ hình dung về không gian trong hang Én, gợi sự tò mò về các hang tiếp theo ở hang Én. Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi, điền vào phiếu học tập số 2 - HS tiếp nhận nhiệm vụ. HS thực hiện nhiệm vụ Công dụng Dấu phẩy Dấu ngoặc kép Dấu gạch ngang a (1): ngăn cách các vế trong câu, vế sau giải thích và làm sáng tỏ nghĩa cho vế trước (2) (3): liệt kê sự vật, hiện tượng cùng loại với với sự vật, hiện tượng liền kề phía trướ đánh dấu từ ngữ được hiểu theo cách đặc biệt là thành phần phụ chú cho thành phần đứng trước nó b (1): ngăn cách thành phần giải thích với thành phần chính (2): ngăn cách các vế câu (3): ngăn cách các vế, các thành phần của câu; (4): liệt kê sự vật, hiện tượng cùng loại với với sự vật, hiện tượng liền kề phía trước Hiểu theo nghĩa cụ thể, đặc biệt Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập cá nhân Học trình trình bày bài làm Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Gọi học sinh lên bảng. Học sinh nhận xét và chữa bài. a. - Biện pháp tu từ: nhân hóa. Gọi chim én là “bạn”, cũng phân chia thành các độ tuổi và tính cách như con người: “thiếu niên”, “ngủ nướng”, “say giấc”. à Tác dụng: biện pháp tu từ nhân hóa ở đây không những làm cho con chim én được miêu tả trở nên gần gũi, sống động như người mà còn có tác dụng thẩm mỹ. Tác dụng thẩm mỹ giúp lời văn có chất hồn nhiên, tinh nghịch. Người đọc cảm thấy những con chim én nhỏ trở nên thân thiết, quen thuộc như những người bạn. b. - Biện pháp tu từ: so sánh. Vẻ đẹp của đàn bướm khi đậu trên mặt đất được ví với hoa lá được ai ngẫu hứng trên mặt đất. à Tác dụng: tăng sức gợi cho sự miêu tả, diễn đạt hình ảnh đàn bướm đậu thành từng vạt đẹp, rực rỡ như hoa lá và cho thấy cảm xúc của người viết trước vẻ đẹp. c. - Biện pháp tu từ: so sánh. So sánh cửa thứ hai ở hang Én thông lên mặt đất cao, rộng, sáng như giếng trời khổng lồ. - Tác dụng: giúp cho đối tượng so sánh trở nên cụ thể hóa, dễ hình dung, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, tạo cảm giác choáng ngợp trước không gian sáng rộng, và trong trẻo. B. Bài tập Bài tập 1: SGK trang 118 a.- Nghĩa của từ trong ngoặc kép: “ngược dòng” à bơi ngược, lội ngược, không thuận theo lẽ thông thường. à Tác dụng khi đưa vào dấu ngoặc kép: “ngược dòng” được hiểu theo cách đặc biệt, b. Nghĩa của các từ trong ngoặc kép: “sảnh chờ”: phòng lớn dùng làm nơi tiếp khách, là nơi để tạm dừng, chờ cho việc đi lại tiếp theo. à Tác dụng khi đưa vào dấu ngoặc kép: hiểu theo cách đặc biệt Bài tập 2: SGK trang 118 Bài tập 4. SGK trang 118 a. - Biện pháp tu từ: nhân hóa. Chim én được gọi bằng “chú”, tò mò, bị thương. b. - Biện pháp tu từ: nhân hóa.: “thản nhiên”, “đi lại”. à Tác dụng: biện pháp tu từ nhân hóa ở đây không những làm cho con chim én được miêu tả trở nên gần gũi, sống động như người mà còn có tác dụng thẩm mỹ. Tác dụng thẩm mỹ giúp lời văn có chất hồn nhiên, tinh nghịch. Người đọc cảm thấy những con chim én nhỏ trở nên thân thiết, quen thuộc như những người bạn. Bài tập 5 SGK trang 118 Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng (10 phút) a. Mục tiêu: Củng cố và nâng câng cao kiến thức về dấu câu và biện pháp tu từ b. Nội dung: Giáo viên nêu yêu cầu, học sinh sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm: Kết quả bài làm của HS. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV yêu cầu HS: ? Đặt 1 câu (chủ đề tự chọn) có sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hóa. ? Viết đoạn văn từ 5 đến bảy dòng có sử dụng dấu ngoặc kép và biện pháp so sánh. - HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân - HS nhận xét. - Giáo viên đánh giá, bổ sung. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ - Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học. - Học thuộc: Khái niệm của dấu ngoặc kép, dấu phẩy, dấu gạch ngang và các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa đã được học. - Làm bài tập 3 SGK/118 - Chuẩn bị bài mới: Văn bản “Cửu Long giang ta ơi” – Nguyên Hồng. + HS đọc, chia bố cục bài thơ. + GV làm phiếu học tập: 1, 2, 3 của bài Cửu Long giang ta ơi. V. HỒ SƠ DẠY HỌC 1. Kế hoạch đánh giá Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú Đánh giá thường xuyên - Phương pháp quan sát - Phương pháp hỏi - đáp. - Đánh giá hồ sơ học tập - Câu hỏi - Bài tập 2. Phiếu học tập + Phiếu học tập số 1: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong các câu sau: a. Cảm giác về một cuộc “ngược dòng” tìm về thuở sơ khai đến với tôi ngay khi len lỏi qua cánh rừng nguyên sinh này. b. Hang có ba cửa lớn: cửa trước có hai lớp, vòm cửa ngoài dẫn vào một “sảnh chờ” rộng rãi; cửa trong lại thấp hẹp, sát ngay dải sông ngầm khá rộng, sâu quá thắt lưng. + Phiếu học tập số 2: Công dụng Dấu phẩy Dấu ngoặc kép Dấu gạch ngang a b ---------------------------------- Ngày soạn: 24/12/2024 Ngày giảng: 26/12/2024 TIẾT 62 VĂN BẢN 3. CỬU LONG GIANG TA ƠI (Trích, Nguyên Hồng) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS nhận biết được tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước của nhà thơ thể hiện qua ngôn ngữ VB, cụ thể là nhịp điệu thơ, cách dùng biện pháp tu từ, cách sáng tạo hình ảnh. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV, Chủ động tiếp nhận, hoàn thành nhiệm vụ học tập 1 cách tích cực. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: + Trong hoạt động học tập tích cực chia sẻ, lắng nghe, phản hồi các ý kiến góp ý. Sổ sung. + Trình bày 1 cách tự tin ý kiến của mình. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đặt bản thân vào tình huống và giải quyết được tình huống. * Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: + Biết đọc rõ ràng văn bản. + Thảo luận, tranh luận phù hợp; thể hiện được chủ kiến, cá tính trong thảo luận, tranh luận. Hiểu được ý kiến người khác; nắm bắt được những thông tin quan trọng từ các cuộc thảo luận. - Năng lực văn học + Học sinh có thể trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Cửu Long Giang ta ơi; + Cảm nhận được giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản. 3. Phẩm chất: - Yêu nước: HS yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương, xứ sở. - Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên và môi trường. - Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập và sưu tầm những văn bản viết về quê hương đất nước. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án; Máy chiếu. - Phiếu học tập số 1, 2. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Kích hoạt kiến thức về vùng đồng bằng sông Cửu Long b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung - Các PP: Quan sát, đàm thoại, giải quyết vấn đề - KTDH:, động não, kĩ thuật đặt câu hỏi. - GV cho HS quan sát máy chiếu các hình ảnh về sông Cửu Long. - GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS trả lời: ? Bằng những kiến thức về địa lý Việt Nam, em hãy cho biết sông Cửu Long bắt nguồn từ con sông nào và sông Cửu Long chảy qua những địa danh nào của Việt Nam? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời. - GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong các tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu các VB về chủ đề Những nẻo đường xứ sở qua những địa danh như Cô Tô, hang Én. Trong tiết học này, thầy/cô trò chúng ta tiếp tục tìm hiểu về hình ảnh sông Cửu Long thông qua VB Cửu Long Giang ta ơi của nhà văn Nguyên Hồng. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (28 phút) a. Mục tiêu: HS nhận biết được tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước của nhà thơ thể hiện qua ngôn ngữ VB, cụ thể là nhịp điệu thơ, cách dùng biện pháp tu từ, cách sáng tạo hình ảnh. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, dựa vào sự gợi mở dẫn dắt kiến thức của GV để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung - Các PP: thảo luận nhóm, đàm thoại, giải quyết vấn đề. - KTDH: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi. *Chuyển giao nhiệm vụ: - GV hướng dẫn HS cách đọc và tìm hiểu chú thích. - Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần). * GV Yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời các câu hỏi ? Em hãy nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm của VB ? Nêu phương thức biểu đạt và bố cục của VB. - HS Thảo luận nhóm bàn. - HS trình bày kết quả. - Nguyên Hồng (1918 – 1982) sinh ra ở Nam Định và sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng - Nguyên Hồng sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí,.v.v… - Những trang viết của ông tràn đầy cảm xúc chân thành, mãnh liệt với con người và cuộc sống. *Chuyển giao nhiệm vụ: ? Xuất xứ văn bản? ? Ý nghĩa nhan đề bài thơ? ? Xác định thể thơ và PTBĐ? Phương thức biểu đạtnào là chính? *Thực hiện nhiệm vụ: Lắng nghe, động não trao đổi cặp đôi. - HS thực hiện nhiệm vụ; *Báo cáo , thảo luận: *Kết luận nhận định: GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức - HS nhận xét, góp ý. - GV nhận xét, bổ sung, đánh giá. Nhóm 1: ? Em hình dung như thế nào về “tấm bản đồ rực rỡ”; ” Gậy thần tiên, cánh tay đạo sĩ”? Nhân vật trong bài thơ có cảm xúc như thế nào khi nhìn tấm bản đồ ấy? ? Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kông. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. * Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo, thảo luận - HS báo cáo kết quả; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Dự kiến: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu hỏi 1 Em hiểu như thế nào về những h/a sau: + Tấm bản đồ rực rỡ: Tượng trưng cho tổ quốc thiêng liêng. Trong niềm háo hức, say mê được khám phá và chiễm lĩnh tri thức của người học trò, tấm bản đồ trở nên đẹp đẽ lạ thường. + Gậy thần tiên, cánh tay đạo sĩ: hình ảnh ẩn dụ chỉ cây thước và người thầy qua con mắt thần tượng, ngưỡng mộ của học trò. Người thầy như có phép lạ chắp cánh ước mơ cho học trò được khám phá núi sông tuyệt vời của tổ quốc 2 Người học trò cảm nhận như thế nào về dòng sông Mê Kông qua bài giảng của thầy giáo? Dòng sông Mê Kông hiện lên kì vĩ, lớn lao quá sức tưởng tượng, trước con mắt ngạc nhiên, thán phục của người học trò. * Kết luận nhận định: - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng. GV: Trong dòng chảy của nó, sông Mê Kông hiện lên với nhiều vẻ đẹp khác nhau.... *Chuyển giao nhiệm vụ: GV mời học sinh nhóm 3 lên trình bày sản phẩm của nhóm - Nhóm 2: Phiếu học tập số 2: Em hãy tìm những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông. ? Để đặc tả vẻ đẹp của dòng sống Mê Kông, nhà văn đã khéo léo kết hợp những thủ pháp nghệ thuật nào? Qua đó cho thấy dòng sông Mê Kông ntn? * Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo thảo luận: - HS báo cáo kết quả; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. * Kết luận nhận định: - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng. * Chuyển giao nhiệm vụ: - Nhóm 3: Phiếu học tập số 3 + Hình ảnh người nông dân Nam Bộ được tác giả khắc họa qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó gợi cho em cảm nhận gì về con người nơi đây? + Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Em thích những hình ảnh nào? Vì sao? ? Em hiểu như thế nào về câu thơ “Mê Kông quặn đẻ chín nhánh sông vàng”? ? Người dân Nam Bộ đã làm gì để đón nhận và phát triển, gìn giữ nguồn tài nguyên vô giá từ sông mẹ Mê Kông? * Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo thảo luận: - HS báo cáo kết quả; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. * Kết luận nhận định: - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng. *Chuyển giao nhiệm vụ: ? Hãy tổng kết nội dung và nghệ thuật của VB? *Thực hiện nhiệm vụ: Lắng nghe, động não trao đổi cặp đôi. - HS thực hiện nhiệm vụ; *Báo cáo , thảo luận: *Kết luận nhận định: GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. ? Hãy rút ra nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật văn bản? I. Đọc - tìm hiểu chung 1. Đọc và tìm hiểu từ khó 2. Tác giả Nguyên Hồng sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí,.v.v… 2. Văn bản - VB Cửu Long Giang ta ơi được trích trong tập thơ “Trời xanh” (1960). - Ý nghĩa nhan đề: Tiếng gọi yêu thương, tha thiết dòng Cửu Long Giang, đồng thời thể hiện ý thức sở hữu, niềm tự hào dân tộc. - Thể thơ: Thơ tự do - PTBĐ chính: Biểu cảm II. Khám phá văn bản 1. Hình ảnh «tấm bản đồ rực rỡ» - Bối cảnh xuất hiện: trong tiết Địa lí mà thầy giáo trẻ dạy - Tấm bản đồ: hình thái đất nước, núi sông, biển đảo, các vùng miền, vị trí địa lí, ranh giới..  Tượng trưng cho tôt quốc thiêng liêng - Tấm bản đồ rực rỡ: một không gian mới, một thế giới mới với nhiều vùng đất gần xa, trong đó có dòng sông Mê Kông. - Hình ảnh người thầy: trở nên diệu kì như có phép lạ nâng cánh ước mơ của học trò.  kì vĩ, lớn lao quá sức tưởng tượng, trước con mắt ngạc nhiên, thán phục của người học trò. à Tình yêu, sự trân trọng, đồng cảm của tác giả đối với dòng Mê Kông và những người nông dân à Tình yêu đối với quê hương, đất nước. 2. Vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông * Vẻ đẹp dữ dội, hùng vĩ, hoang sơ ở thượng nguồn dòng sông: - Thời gian: trưa hè ngun ngút. - Cảnh vật quanh sông: cây lao đá đổ, bao bọc bởi các loại cây như lan hoang, dứa mật, thông nhựa. + Dòng chảy: Chảy qua dãy Trường Sơn, thác Khôn. * Vẻ đẹp êm đềm, trù phú, tràn trề nhựa sống của chín nhánh Mê Công: - Thời gian: sáng mùa thu - Vẻ đẹp thiên nhiên trên sông: + Bướm với trời xanh, chim khuyên rỉa cành, sương đọng long lanh... + Rừng núi lùi xa, đất phẳng thở chan hòa, sóng tỏa chân trời buồm trắng, Mê Công cũng hát. * Vẻ đẹp trù phú của vùng đồng bằng sông Cửu Long: Liệt kê hàng loạt hình ảnh “phù sa nổi váng”, “ruộng bãi...không hết lúa”, “bến nước tôm cá ngợp thuyền”, “sầu siêng thơm dậy, dừa trĩu quả...” => Nghệ thuật tu từ liệt kê,đối, nhân hóa kết hợp với các động từ mạnh, tính từ đặc tả đã cho thấy nguồn tài nguyên quý giá, vô hạn mà dòng Cửu Long Giang đã đem đến cho chúng ta. ➩ Những bức tranh cảnh vật sinh động, tràn đầy màu sắc và âm thanh. Sông Mê Công hiền hòa, trù phú.  Sự giàu có hào phóng mà dòng sông ban tặng cho vùng đất Nam Bộ. * Nhân vật ta: + Ta đi... bản đồ không nhìn nữa... → Dường như hòa nhập tưởng tượng với cuộc sống thật. Khám phá dòng sông. + Ta cởi áo lội dòng sông ta hát. → Giao hòa với thiên nhiên, hứng thú, say mê.  Những trải nghiệm phong phú của nhà thơ về địa hình, thiên nhiên gắn với dòng sông Mê Công.  Tình yêu, niềm tự hào của nhà thơ trước vẻ đẹp của dòng sông Mê Công, tình yêu quê hương đất nước tha thiết. 3. Hình ảnh người nông dân Nam Bộ - Cuộc sống của người nông dân Nam Bộ gắn với ruộng đồng vùng lưu vực sông Cửu Long: Nông dân Nam Bộ gối đất nằm sương... Truyền cháu con không bao giờ chia cắt. -> Chăm chỉ, hiền lành, yêu quê hương đất nước. Gắn bó với nơi mình sinh ra. III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: - Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông Mê Công và con người Nam Bộ. - Thể hiện tình yêu, niềm tự hào của nhà thơ với dòng sông Mê Công chảy qua Nam Bộ, và cũng là tình yêu quê hương đất nước. 2. Nghệ thuật: + Ngòi bút miêu tả chính xác, tinh tế, độc đáo, giúp hình ảnh thiên nhiên hiện lên đầy ấn tượng. + Các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hóa + Hệ thống ngôn từ được chọn lọc tinh tế, điêu luyện, các từ láy giàu sức gợi hình gợi cảm Hoạt động 3. Luyện tập (5 phút) a. Mục tiêu - Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập b. Nội dung - Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập - Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ? Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Em thích những hình ảnh nào? Vì sao? - HS thực hiện cá nhân. - HS trình bày ý kiến. - GV nhận xét, đánh giá...., bổ sung. Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng (5 phút) a. Mục tiêu: Củng cố và nâng cao kiến thức, liên hệ mở rộng. b. Nội dung: Giáo viên nêu yêu cầu, học sinh làm bài tập. c. Sản phẩm học tập: Đoạn văn của HS. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung - Các PP: đàm thoại, giải quyết vấn đề - KTDH: động não, kĩ thuật viết tích cực. * GV yêu cầu HS ? Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả với dòng Mê Kông, với quê hương đất nước được thể hiện trong bài thơ. - HS trình bày kết quả... - HS nhận xét, góp ý - GV nhận xét, bổ sung. - GV Cho HS quan sát máy chiếu hình ảnh của cầu kính Tam Đường - Lai Châu - HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân ? Hãy cho biết Lai Châu còn những địa điểm du lịch nổi tiếng nào? - HS nhận xét, giáo viên đánh giá, bổ sung. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ - Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học. - Học thuộc: Khái niệm của dấu ngoặc kép, dấu phẩy, dấu gạch ngang và các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa đã được học. - Chuẩn bị bài mới: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt và làm phiếu học tập số 1, 2, 3 bài Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt V. HỒ SƠ DẠY HỌC 1. Kế hoạch đánh giá Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú Đánh giá thường xuyên - Phương pháp quan sát - Phương pháp hỏi - đáp. - Đánh giá hồ sơ học tập - Câu hỏi - Bài tập 2. Phiếu học tập + Phiếu học tập số 1: Em hiểu như thế nào về những h/a sau: . Tấm bản đồ rực rỡ: . Gậy thần tiên, cánh tay đạo sĩ: . Người học trò cảm nhận như thế nào về dòng sông Mê Kông qua bài giảng của thầy giáo? + Phiếu học tập số 2: . Em hãy tìm những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông. . Để đặc tả vẻ đẹp của dòng sống Mê Kông, nhà văn đã khéo léo kết hợp những thủ pháp nghệ thuật nào? Qua đó cho thấy dòng sông Mê Kông ntn? + Phiếu học tập số 3: Hình ảnh người nông dân Nam Bộ được tác giả khắc họa qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó gợi cho em cảm nhận gì về con người nơi đây? --------------------------------- Ngày soạn: 24/12/2024 Ngày giảng: 28 /12/2024 Tiết 63,64 VIẾT BÀI VĂN TẢ CẢNH SINH HOẠT Môn học: Ngữ văn - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 02 tiết I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức - HS biết chọn một cảnh sinh hoạt để viết bài văn miêu tả theo đúng các bước; - HS được khơi gợi óc quan sát, khả năng sáng tạo và nhận ra những ý nghĩa mới của cuộc sống. 2. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học: Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc. - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận; - Năng lực viết, tạo lập văn bản. - Nhận biết được chủ đề và phân tích được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. 3. Phẩm chất - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. - Giúp HS rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, yêu thương gia đình, cuộc sống. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV. -Ti vi, máy tính. - Công cụ đánh giá: bài viết chuẩn bị ở nhà của học sinh III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: Em hãy kể lại một cảnh sinh hoạt mà em đã chứng kiến hoặc tham gia. Cảnh sinh hoạt đó cho em những suy nghĩ, cảm nhận gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, báo cáo kết quả hoạt động. - GV dẫn dắt vào bài học mới: Giới thiệu bài học viết bài văn tả cảnh sinh hoạt. 2.Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn tả cảnh sinh hoạt (5p) a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu đối với bài văn tả cảnh sinh hoạt b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của Gv và HS Nội dung kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: Theo em, một bài vưn tả cảnh sinh hoạt cần đáp ứng những yêu cầu gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. I. Yêu cầu đối với bài văn tả cảnh sinh hoạt - Giới thiệu được cảnh sinh hoạt; - Tả bao quát quanh cảnh (không gian, thời gian, hoạt động chính); - Tả hoạt động cụ thể của con người; - Sử dụng từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt một cách rõ nét, sinh động; - Nêu được cảm nghĩ về cảnh sinh hoạt. Hoạt động 2.2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo( 10P) a. Mục tiêu: Từ bài viết tham khảo, nắm được cách viết bài văn và có cho mình ý tưởng để viết bài văn kể lại một trải nghiệm. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành đọc, phân tích bài viết tham khảo, trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài viết tham khảo và trả lời các câu hỏi: + Bài viết này có bố cục như thế nào? Nêu nội dung từng phần? + Cảnh sinh hoạt được tả trong bài viết tham khảo là cảnh gì? + Tác giả đã sử dụng những từ ngữ như thế nào để miêu tả cảnh sinh hoạt? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thực hiện nhiệm vụ - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. II. Phân tích bài viết tham khảo Bài văn : Một buổi chợ phiên vùng cao - Bài viết tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của một bài văn tả cảnh sinh hoạt: + Giới thiệu cảnh sinh hoạt: chợ phiên vùng cao; + Tả quang cảnh chung: cái nhìn bao quát, đi từ bên ngoài vào trong, từ xa đến gần (“chợ họp trên sườn núi”, “từ trên cao nhìn xuống”, “vào chợ”); + Tả cảnh hoạt động cụ thể của con người: phụ nữ, đàn ông, em bé có những hoạt động riêng; + Sử dụng từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt một cách rõ nét, sinh động; + Thể hiện thái độ, suy nghĩ của người viết (“Chợ phiên là nơi lưu giữ bản sắc văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng các dân tộc thiểu số phía bắc Việt Nam). Hoạt động 2.3: Thực hành viết theo các bước (70p) a. Mục tiêu: Nắm được cách viết bài văn tả cảnh sinh hoạt. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS xác định mục đích viết bài, người đọc. - Hướng dẫn HS tìm ý. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, lựa chọn cảnh sinh hoạt, tìm ý cho đoạn văn theo Phiếu học tập sau: Em sẽ tả cảnh gì? ……………. Cảnh sinh hoạt diễn ra ở đâu? Vào thời gian nào? ……………. Nhìn bao quát, khung cảnh hiện lên như thế nào? ……………. Cảnh sinh hoạt có những chi tiết nào đặc sắc? ……………. Trong cảnh sinh hoạt, con người có những hoạt động gì? ……………. Em có cảm xúc gì khi quan sát cảnh đó? ……………. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV yêu cầu HS tiến hành viết bài và lưu ý một số yêu cầu sau: + Phần Mở bài cần giới thiệu được tên của cảnh sinh hoạt đó là gì. + Phần Thân bài nên miêu tả từ xa đến gần, tả một cách chân thực những gì mà em quan sát được. + Khi miêu tả chi tiết cần tả cụ thể hình dáng, màu sắc, âm thanh, hoạt động của con người có thể dùng các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa… để bài làm thêm sinh động. + Khi thể hiện cảm xúc cần dùng những từ ngữ phù hợp mang nhiều cảm xúc cho người đọc. - HS tiếp nhận và tiến hành viết bài. III. Thực hành viết theo các bước 1. Trước khi viết a- Lựa chọn đề tài; ( SGK- T124) Một số đề tài: - Cảnh chợ cá trên bờ biển - Ngày tết trung thu ở quê em - Một lễ hội ở địa phương… b- Tìm ý ( Hướng dẫn SGK- 124) c- Lập dàn ý * Mở bài: Giới thiệu cảnh sinh hoạt * Thân bài: Miêu tả cảnh sinh hoạt - Tả bao quát khung cảnh và ấn tượng chung về cảnh sinh hoạt - Tả cụ thể cảnh sinh hoạt theo trình tự thời gian, hoạt động cụ thể, người tham gia Thể hiện cảm xúc khi quan sát, chứng kiến hoặc tham gia * Kết bài: Nêu suy nghĩ, đánh giá của người viết. 2. Viết bài Hướng dẫn tự học ở nhà - Hoàn thiện bài viết vào vở bài tập. - Chuẩn bị bài mới: Phần nói và nghe: Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến. + Yêu cầu HS xem lại các bước thực hiện một bài nói. + GV yêu cầu HS chuẩn bị bài: chia sẻ trải nghiệm của bản thân về 1 vùng đất (Nơi em sống, hoặc từng đến), viết thành bài hoàn chỉnh. IV. Hồ sơ dạy học 1. Kế hoạch đánh giá Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú Đánh giá thường xuyên - Quan sát - Vấn đáp - Sản phẩm học tập - Câu hỏi - Rubric 2. Rubric TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI LÀM VĂN TẢ CẢNH SINH HOẠT Mức độ Tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3 Bố cục (1,0 điểm) 0 điểm 0,5 điểm 1 điểm Bài viết không có bố cục đầy đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Bài viết có đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài, Thân Bài, Kết bài nhưng mỗi phần không được tách thành đoạn văn. Bài viết có bố cục 3 phần: Mở bài, Thân Bài, Kết bài các phần được tách thành các đoạn văn rõ ràng. Nội dung (7 điểm) Nội dung (7 điểm) Mở bài (0,5 điểm) 0 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm Chưa giới thiệu được cảnh sinh hoạt muốn tả hoặc lạc đề. Giới thiệu được cảnh sinh hoạt xong chưa gây được ấn tượng. Giới thiệu cảnh sinh hoạt một cách hay, độc đáo, ấn tượng. Thân bài (6,0 điểm) 0 điểm 0,5 điểm 1 điểm - Chưa tả bao quát khung cảnh hoặc miêu tả đối tượng khác không theo yêu cầu của đề. - Tả bao quát khung cảnh sinh hoạt nhưng sơ sài, chưa nêu được ấn tượng chung. - Tả bao quát khung cảnh sinh hoạt hấp dẫn, sinh động và nêu được ấn tượng ban đầu về cảnh sinh hoạt đó. 0 – 0,5 điểm 0,5 – 1,25 điểm 1,25 – 2 điểm - Miêu tả cụ thể không theo trình tự, lộn xộn chưa thống nhất. - Miêu tả cụ thể theo trình tự hợp lí song chưa thực sự sinh động và chưa làm nổi bật được nét đẹp độc đáo của cảnh sinh hoạt. - Miêu tả cụ thể, chi tiết, hấp dẫn theo một trình tự hợp lí. Làm nổi bật được những đặc trưng riêng của cảnh sinh hoạt. 0 – 0,5 điểm 0,5 – 1,5 điểm 1,5 – 2 điểm - Chưa miêu tả được hoạt động của con người. Hoặc miêu tả sơ sài, không rõ ràng - Miêu tả hoạt động của con người nhưng chung chung, chưa cụ thể về âm thanh, màu sắc, hình dáng,… - Miêu tả cụ thể về màu sắc, ấm thanh, hình dáng, hoạt động của con người. Có thêm những thông tin về lịch sử, văn hóa,… 0 – 0,5 điểm 0,5 – 0,75 điểm 0,75 – 1 điểm - Chưa thể hiện hoặc thể hiện không cụ thể, rõ ràng cảm xúc của bản thân đối với cảnh sinh hoạt được miêu tả. - Thể hiện cảm xúc khi quan sát, chứng kiến hoặc tham gia cảnh sinh hoạt. - Thể hiện sâu sắc, chân thật những cảm xúc, tình cảm của bản thân đối với cảnh sinh hoạt. Kết bài (0,5 điểm) 0 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm - Chưa đưa ra được đánh giá, suy nghĩ của bản thân đối với cảnh sinh hoạt được miêu tả. - Nêu được suy nghĩ, đánh giá của bản thân đối với cảnh sinh hoạt được miêu tả. - Đưa ra những suy nghĩ, đánh giá mới mẻ, sáng tạo đối với cảnh sinh hoạt được miêu tả. Có sự liên hệ với bản thân. Diễn đạt (1 điểm) 0 điểm 0,25 – 0,5 điểm 0,5 – 1 điểm - Bài làm mắc nhiều lỗi diễn đạt: không trôi chảy, lủng củng, khó hiểu, không rõ ý, không có sự liên kết giữa các câu, các đoạn… - Bài làm có cách diễn đạt khá trôi chảy, có sự liên kết giữa các câu, các đoạn văn. Đôi chỗ còn chưa rõ ý. - Bài làm có cách diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các đoạn.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.