Danh mục
KHBD NGữ văn 6 tuần 32 tiết 125,126
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 28/04/25 06:13
Lượt xem: 1
Dung lượng: 857.5kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 26/04/2025 Ngày giảng: 28/4/2025 Tuần 32, Tiết 125 TÓM TẮT BẰNG SƠ ĐỒ NỘI DUNG CỦA MỘT VĂN BẢN ĐƠN GIẢN Môn học: Ngữ văn - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: (01 tiết) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức - Tóm tắt được bằng sơ đồ nội dung chính của một số văn bản đơn giản đã học. - Tầm quan trọng của kĩ năng tóm tắt VB phục vụ cho nhu cầu tiếp nhận tri thức, tích lũy tài liệu; - Sơ đồ nội dung một văn bản đơn giản đã học. 2. Năng lực a. Năng lực chung: - Tự chủ trong tiếp thu kiến thức bài học, giao tiếp và hợp tác với các bạn trong giải quyết yêu cầu bài tập, sáng tạo trong nhiệm vụ được giao. b. Năng lực đặc thù: - Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung một VB đơn giản có tính trực quan, tính lô-gíc, tính khoa học, tính khái quát và tính thẩm mĩ. 3. Về phẩm chất - Trách nhiệm, chăm chỉ; Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt - Tích cực, tự giác học tập… II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học - Máy tính, máy chiếu - Giấy A0, bút mầu. 2. Học liệu - SGK, SBT Ngữ văn 6, SGV, phiếu học tập, bút màu. - Công cụ kiểm tra đánh giá: Câu hỏi, phiếu học tập, sản phẩm học tập của Hs III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động - Thời lượng: 4p a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về kiểu bài, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học b. Nội dung: HS tham gia hoạt động c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV chiếu sơ đồ tóm tắt nội dung văn bản Bài tập làm văn ? Khi nhìn sơ đồ trên em biết được những gì? HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận, thuật lại ngắn gọn + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá GV dẫn dắt vài bài: Khi học tập có nhiều kiến thức phải nhớ, phải thuộc, chúng ta thường phải làm việc quá tải với nhiều tài liệu phải xử lí. Vì vậy, một giải pháp đơn giản mà hiệu quả, đó là tóm tắt văn bản bằng một sơ đồ. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (20 p) Hoạt động 2.1: Tìm hiểu các yêu cầu của việc tóm tắt bằng sơ đồ nội dung - Thời lượng: 5p a. Mục tiêu: Nhận biết được cách tóm tắt bằng sơ đồ nội dung một văn bản đơn giản. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: kết quả thực hiện cá nhân, nhóm của HS d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: - Gv chuyển giao nhiệm vụ: + GV yêu cầu HS đọc phần Ý nghĩa của việc tóm tắt VB bằng sơ đồ trong Sgk/91 và trả lời câu hỏi: ?Một VB tóm tắt phải như nào để có thể được gọi là đạt/ tốt? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs quan sát, suy nghĩ - Gv quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo, thảo luận Gv tổ chức hoạt động - Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, đánh giá, bổ sung I. Yêu cầu của việc tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản - Làm nổi bật được nội dung chủ yếu của văn bản. - Làm sáng tỏ được những mối liên hệ bên trong giữa các bộ phận chính của văn bản. - Bảo đảm tính trực quan, thẩm mĩ, gây được ấn tượng tích cực về mặt thị giác để có thể hỗ trợ tốt cho trí nhớ. Hoạt động 2.2: Phân tích tham khảo sơ đồ (10p) a. Mục tiêu: Phân tích được sơ đồ tóm tắt nội dung văn bản “ Trái Đất – cái nôi của sự sống” b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: + GV yêu cầu HS đọc lại VB Trái Đất – cái nôi của sự sống và xem sơ đồ tóm tắt. + GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm những câu hỏi sau: ? Là người đã đọc, đã học VB, em thấy bản tóm tắt này đã phản ánh đúng những gì được đề cập trong VB chưa? ? Đối chiếu với các yêu cầu được xác định ở trên, bản tóm tắt đã bộc lộ ưu điểm, nhược điểm gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Gv quan sát, lắng nghe gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Gv tổ chức hoạt động - Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức. Ghi lên bảng/ Chiếu Slide. Sơ đồ tóm tắt đã bảo đảm được các yêu cầu: - Tính trực quan - Tính lo-gic, khoa học - Tính khái quát - Tính thẩm mĩ II. Phân tích bản tóm tắt tham khảo “Tham khảo sơ đồ tóm tắt nội dung văn bản Trái Đất - cái nôi của sự sống” 1. Ưu điểm - Phản ánh đúng những nội dung chính - Làm sáng tỏ được những mối liên hệ bên trong giữa các bộ phận chính của văn bản. - Bảo đảm tính trực quan, thẩm mĩ. 2. Nhược điểm + Mỗi nội dung cần cụ thể chi tiết hơn. Ví dụ: - “có nước” có thể thay bằng: “nước- vị thần hộ mệnh của sự sống trên Trái Đất. - “Con người- đỉnh cao của sự sống” nên thay bằng: “Con người và những tác động gây tổn thương cho Trái Đất” - Thiếu ý Tình trạng của Trái Đất hiện nay ra sao? HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Hoạt động 2.3. Cách tóm tắt bằng sơ đồ Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - Gv hướng dẫn HS đọc quy trình thực hành tóm tắt VB bằng sơ đồ qua ba mục: trước khi tóm tắt, Tóm tắt, Chỉnh sửa. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS đọc, có thể nêu những băn khoăn, đề xuất. HS thực hành viết Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức →Ghi lên bảng. III. Cách tóm tắt bằng sơ đồ nội dung một văn bản đơn giản Trước khi tóm tắt - Xác định đúng nội dung cốt lõi và hệ thống ý triển khai nội dung. - Lựa chọn từ khoá phản ánh nội dung cốt lõi - Xác định mối liên hệ giữa các từ khoá Tóm tắt - Vẽ các hình cụ thể chứa từ khoá - Sắp xếp các hình theo trật tự thích hợp - Vẽ các đường cong, thẳng hoặc mũi tên nối các hình (chứa từ khoá) với nhau. Chỉnh sửa 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (20 phút) a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về tóm tắt bằng sơ đồ một văn bản đơn giản. b. Nội dung: GV chia nhóm, HS tóm tắt bằng sơ đồ theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của nhóm. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Em hãy tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của 2 văn bản: “Sơn Tinh Thủy Tinh” và văn bản “Thánh Gióng” - GV chia lớp thành 4 nhóm; nhóm 1,2 tóm tắt văn bản “Sơn Tinh Thủy Tinh”; nhóm 3,4 tóm tắt văn bản “Thánh Gióng”. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hành theo nhóm Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng IV. Luyện tập 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (1 p) GV giao về nhà làm và báo cáo vào đầu giờ sau ) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để vẽ sơ đồ tóm tắt nội dung một văn bản bất kì, có sự sáng tạo và thu hút. b. Nội dung: GV giao đề bài, HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân. Khuyến khích sử dụng màu vẽ để làm nổi bật sơ đồ và nội dung kiến thức. c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thực hành tóm tắt bằng sơ đồ một văn bản bất kì. Làm ra khổ giấy to, có sử dụng mầu vẽ, trang trí để làm nổi bật sơ đồ và nội dung kiến thức. Các nhóm sẽ cử đại diện trình bày bản tóm tắt của nhóm mình. Lớp sẽ chọn ra bản tóm tắt đúng, đẹp nhất để ghi điểm và tuyên dương, khen thưởng. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hành theo nhóm (về nhà) Sản phẩm dự kiến * Hướng dẫn về nhà - Hướng dẫn HS học ở nhà: + Hoàn thiện bài tập phần luyện tập, vận dụng. +Tập trình bày sơ đồ tóm tắt. - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau: Nói và nghe: Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường + Đọc trước nội dung bài, soạn bài theo tiến trình SGK + Chuẩn bị trước các giải pháp và soạn nội dung luyện nói + Tập nói và diễn thuyết về giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nơi em sinh sống. ------------------------------------------ Tiết 126 Ngày soạn: 26/4/2025 Ngày giảng: 29/4/2025 NÓI VÀ NGHE: THẢO LUẬN VỀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NẠN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Môn học: Ngữ văn - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: (01 tiết) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức - Giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường, trên tinh thần mong muốn chất lượng cuộc sống của chính bản thân và của cả cộng đồng phải được cải thiện. - Lắng nghe và đối thoại với ý kiến hay đề xuất của người khác trên tinh thần tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Tự chủ trong đề xuất ý kiến, giao tiếp và hợp tác với nhóm để hoàn thành bài tập, sáng tạo trong học tập và hợp tác nhóm... b. Năng lực đặc thù: - Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân. - Trình bày các giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường. Đưa ra các giải pháp tối ưu để bảo vệ môi trường. - Lắng nghe các ý kiến thảo luận, đề xuất ý kiến cá nhân, đưa ra giải pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường. 3. Về phẩm chất - Trách nhiệm: giữ gìn, bảo vệ môi trường sống. - Chăm chỉ, tích cực trong nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề MT; tự giác học tập… II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học - Bài giảng trình chiếu 2. Học liệu - Tư liệu - Phiếu đánh giá theo tiêu chí hoạt động nói. * Công cụ kiểm tra đánh giá: bảng kiểm - đánh giá điểm thường xuyên III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu - Thời lượng: 3p a. Mục tiêu: Kết nối chuẩn bị tâm thế chuẩn bị thực hành nói trước lớp b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: + Gv chiếu video https://youtu.be/JLCxOcnrs8IHS + Video nhắc đến vấn nạn nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện - Gv lắng nghe, quan sát, hỗ trợ, gợi mở Bước 3: Báo cáo, thảo luận Gv tổ chức hoạt động - Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, đánh giá, bổ sung: Vậy làm thế nào để khắc phục vấn nạn ô nhiễm môi trường? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về nội dung này 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Chuẩn bị nói (7 phút ) a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài nói b. Nội dung: HS có những chuẩn bị, ghi nhớ, tập luyện để nói c. Sản phẩm: phần chuẩn bị nói của Hs d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS quan sát hộp chỉ dẫn SGK tr.93. + GV lưu ý HS về sự cần thiết của việc xác định mục đích nói và đối tượng nghe. ?1. GV đặt câu hỏi thảo luận: Khi tham gia thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường, điều chúng ta cần hướng đến là gì? Ai là người sẽ nghe ta trình bày ý kiến hay nêu đề xuất? ?2. Để thực hiện tốt bài Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường, em cần chuẩn bị những gì cho bước trước khi nói? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: -HS thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. - Các nhóm luyện nói Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. *Sản phẩm dự kiến 1. - Mục đích: chia sẻ mối quan tâm chug về giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. - Người nghe: thầy cô, bạn bè, người quan tâm đến vấn đề môi trường. 2. Bước 4: Kết luận, nhận định - Nhận xét phần chuẩn bị của HS 1.Trước khi nói a. Chuấn bị nội dung nói - Lựa chọn vấn đề: Vấn đề ở đây chính là giải pháp mà em đề xuất nhằm khắc phục nạn ô nhiễm môi trường (rác thải ùn ứ, khói bụi mù mịt, cống rãnh tắc nghẽn…) - Tìm ý và sắp xếp ý: + Đặt hệ thống câu hỏi và lần lượt giải đáp + Sau khi có được những ý cần thiết từ việc trả lời các câu hỏi, cần sắp xếp thành một đề cương theo trật tự: tình trạng - nguyên nhân - giải pháp (việc làm 1, việc làm 2, việc làm 3,...) - kế hoạch hoạt động cụ thể. Tất cả cần được viết thành một đề cương bài nói. b. Tập luyện - Nói một mình (nói thầm, nói to, nói kèm theo điệu bộ, cử chỉ,...). - Nói trước nhóm học tập. Hoạt động 2.2: Trình bày bài nói (20 phút ) a. Mục tiêu: Luyện kĩ năng nói cho HS - Giúp HS nói có đúng nội dung giao tiếp và biết một số kĩ năng nói trước đám đông b. Nội dung: - GV yêu cầu : - HS nói theo dàn ý có sẵn & nhận xét HĐ nói của bạn. c. Sản phẩm: Phần thực hiện của Hs d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV- HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: ? Nêu yêu cầu chung khi trình bày bài nói? ? Yêu cầu HS nói theo dàn ý đã chuẩn bị. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: -HS suy nghĩ câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận- - HS nêu những yêu cầu khi trình bày bài nói. -Nói theo dàn ý đã xây dựng Bước 4: Kết luận, nhận định - GV Nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS 2.Trình bày bài nói - Nêu được nội dung, ngữ điệu, sử dụng từ ngữ, tương tác với người nghe, thời gian nói. -Điều chỉnh giọng nói, tốc độ và cao độ nói, sử dụng cử chi, điệu bộ và sắc thái biểu cảm phù hợp. a. Mở đầu - Lời chào - Nêu tình trạng đáng báo động của vấn đề ô nhiễm môi trường với các biểu hiện cụ thể của nó, nhất là biểu hiện em và các bạn đang phải đối mặt và cần tham gia giải quyết (tình trạng rác thải ùn ứ và các giải pháp để khắc phục này) b. Triển khai - Trình bày các ý theo đề cương đã chuẩn bị. - Trước khi trình bày có thể nêu lại các câu hỏi đã từng đặt ra trong bước tìm ý, nhằm giúp người nghe hiểu được từng nội dung của khía cạnh vấn đề. c. Kết luận - Khái quát lại nội dung ý kiến vừa trình bày - Lời cảm ơn Hoạt động 2.3. Sau khi nói (10 phút ) a. Mục tiêu: Biết nhận xét, đánh giá về HĐ nói của bạn dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí -cho điểm thường xuyên b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS trao đổi sau khi nói -Dựa vào bảng gợi ý Sgk/94 -GV chiếu bảng tiêu chí đánh giá - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận -HS nhận xét theo tiêu chí đánh giá - GV áp dụng “kĩ thuật 3 lần 3” giúp HS đánh giá, nhận xét bài nói của nhóm bạn (3 điểm tốt, 3 điểm chưa tốt, 3 đề nghị cải tiến) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV Nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS 3. Sau khi nói Người nghe - Đặt mình vào vị trí người nói để thấu hiểu lí do khiến người nói đề xuất giải pháp như vậy. - Các nhận xét, trao đổi hướng vào trọng tâm, không sa vào những chi tiết vụn vặt. - Nêu được điều tâm đắc của em về ý kiến của em. - Nêu những điều em chưa đồng tình với ý kiến của bạn. Người nói - Tiếp nhận mọi trao đổi trên tinh thần hướng đến việc tìm tòi một giải pháp thống nhất. - Làm rõ một số điểm mà người nghe có thể thắc mắc. - Bảo vệ những nội dung trong ý kiến của bản thân mà em cho là hợp lí. - Tự rút ra những kinh nghiệm cần thiết trong việc nêu ý kiến khi tham gia thảo luận. BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ HỌC SINH KHI TRÌNH BÀY BÀI NÓI VỀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NẠN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG STT Tiêu chí Đạt Không đạt 11 Nói mạch lạc, rõ ràng 12 Phong thái tự tin 33 Cử chỉ, điệu bộ phù hợp 44 Có hình ảnh minh họa 35 Nội dung đầy đủ, chặt chẽ: 5.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay 5.2 Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường 5.3 Các giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường: + Giải pháp (việc làm) thứ 1 + Giải pháp (việc làm) thứ 2 + …. Giải pháp có tính khả thi, sáng tạo 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP( 3p) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - HS thực hành nói lại, dựa trên những góp ý và đánh giá của giáo viên và các bạn. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 2p) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: HS vận dụng, nêu một số giải pháp bảo vệ môi trường quanh ta. (GV có thể chủ động ra đề) Đề bài: Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường đang trở nên trầm trọng. Em và các bạn hãy thảo luận về những giải pháp cần thực hiện nhằm làm cho môi trường quanh ta trở nên an toàn tốt đẹp. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức * HDVN: - Hoàn thành bài tập. - Chuẩn bị bài: Viết biên bản cuộc họp, cuộc thảo luận: Chỉnh sửa bài viết và củng cố, mở rộng, thực hành đọc

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.