
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 04/12/24 12:16
Lượt xem: 1
Dung lượng: 174.0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 25/11/2023 Ngày giảng: 04,05/12/2024 Tiết 49, 50 Văn bản 3. MỘT SỐ GIỌNG ĐIỆU CỦA TIẾNG CƯỜI TRONG THƠ TRÀO PHÚNG (Trần Thị Hoa Lê) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - HS chỉ ra được đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng trong văn bản - HS trình bày cách hiểu về giọng điệu trào phúng thông qua một số nhận định trong văn bản 2. Năng lực: a. Năng lực đặc thù - Nhận biết và củng cố được một số giọng điệu phong phú của tiếng cười trào phúng, một số biện pháp nghệ thuật được các nhà thơ sử dụng để làm bật ra tiếng cười - HS liên hệ được nội dung văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại; có ý thức phê phán cái xấu, tiêu cực b. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. - Tự chủ và tự học, tự thu thập, tổng hợp và phân loại thông tin 3. Phẩm chất: - Nhân ái: có ý thức phê phán cái xấu, cái tiêu cực và hướng tới những điều tốt đẹp cả trong suy nghĩ và hành động - Chăm chỉ: chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, hoàn thành các bài tập. - Trách nhiệm: có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, cùng đội nhóm hoàn thành nhiệm vụ. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học - Kế hoạch bài dạy - SGK, SGV - Máy chiếu, máy tính 2. Học liệu - Hình ảnh, phiếu học tập liên quan đến nội dung bài học. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5 p) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh kết nối vào nội dung bài học b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động gợi dẫn bằng câu hỏi gợi dẫn c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV đặt câu hỏi: Theo em, tiếng cười có thể mang những sắc thái nào? + Hài hước, dí dỏm + Hạnh phúc + Trào phúng + Mỉa mai, châm biếm + Tán thưởng GV dẫn dắt vào bài học: Mỗi một nụ cười lại ẩn chứa trong nó nhiều ý nghĩa và sắc thái khác nhau. Có nụ cười của niềm hạnh phúc, nụ cười của sự hài hước, dí dỏm. Trong ý nghĩa sắc thái có tiếng cười, cô có nhắc đến từ “trào phúng”, có em nào biết nụ cười trào phúng là như thế nào hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay nhé! Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (60p) Phần I. Đọc- Tìm hiểu chung (20p) a. Mục tiêu: Đọc văn bản và nắm được thông tin cơ bản về tác giả, tác phầm b. Nội dung: GV đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài học. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu yêu cầu giọng đọc: - Đọc to, rõ ràng, rảnh mạch - Chú ý các từ khó được chú thích ở dưới chân trang - Về tác giả yêu cầu HS: xác định các thông tin chính về tác giả trên các phương diện: +Tên, năm sinh năm mất +Quê quán +Đặc điểm sáng tác +Tác phẩm tiêu biểu -Về tác phẩm yêu cầu HS ? Nêu xuất xứ của văn bản. ? Xác định thể loại, nêu khái niệm, đặc điểm của thế loại ấy. ? Từ thể loại vừa tìm được, hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? ? Xác định bố cục của văn bản Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS tiếp nhận nhiệm vụ - HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS quan sát, lắng nghe, trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung: Trần Thị Hoa Lê, sinh năm 1968, quê: Ninh Bình Là giảng viên Đại học, nhà nghiên cứu văn học. Các công trình nghiên cứu: Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam, tập 2 (2015, viết chung), Văn học trào phúng Việt Nam thời trung đại (2017)… I. Đọc- Tìm hiểu chung 1. Đọc - Đọc to, rõ ràng, diễn cảm - Sử dụng giọng điệu khác nhau để thể hiện được cảm xúc của người viết *Giải nghĩa từ khó - Nghê: con vật tưởng tượng trong tín ngưỡng của người Việt, đầu giống đầu sư tử, thân có vẩy, thường được tạc hình trên các cột trụ hoặc nắp đỉnh đồng, được trang trí như một linh vật ở các đình, chùa, đền, miếu. - Kiền khôn (càn khôn): trời và đất, vốn là tên hai quẻ trong Bát quái (theo tư tưởng triết học cổ đại Trung Hoa được thể hiện trong Kinh Dịch), quẻ càn tượng trưng cho trời, quẻ khôn tượng trưng cho đất. “Bầu dốc kiền khôn” ý nói uống nhiều như dốc rượu trong cả thế giới này vào miệng. - Cò: hoặc cò trắng, là từ mà quan lại thời đó chỉ những vùng họ “bóp nặn” được ít, tức là nơi dân nghèo; một cách giải thích khác: gọi là “đất cò trắng”, “dân cò trắng” vì vùng đó trũng thấp “chiêm khê mùa thối”, thường bị ngập nước, cò đậu rất nhiều. Ba tiếng “huyện vẫn cò” còn có thể đọc lái thành “họ vẫn quyền”, để nói những viên quan ấy vẫn chễm chệ giữ chức quan của mình. 2. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả: Trần Thị Hoa Lê b. Tác phẩm - Xuất xứ: In trong Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 9/2022 - Thể loại: Nghị luận văn học - Vấn đề nghị luận: Giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng - Bố cục + Phần 1 (từ đầu đến “đả kích...): Giới thiệu chung về những giọng điệu tiếng cười thường gặp. + Phần 2 (tiếp đến “độc giả”): Phân tích và chứng minh vấn đề + Phần 3 (còn lại): Kết luận về vấn đề. Phần II. Khám phá văn bản (35 p) a. Mục tiêu: Nắm được - Vấn đề nghị luận - Phân tích và chứng minh vấn đề nghị luận - Kết luận vấn đề b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi, hoàn thành phiếu học tập c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Đặt câu hỏi gợi dẫn: Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng là gì? Văn bản đã nêu những đối tượng cụ thể nào mà tiếng cười trào phúng thường nhằm tới? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá. II. Khám phá văn bản 1. Giới thiệu vấn đề Thơ trào phúng - Đối tượng: sự bất toàn của con người, cuộc sống - Phương tiện: tiếng cười với nhiều giọng điệu khác nhau - Một số giọng điệu cơ bản: hài hước, mỉa mai – châm biếm, đả kích... Phần mở đầu khái quát chung, giới thiệu vấn đề và đưa ra ý kiến đánh giá của người viết về vấn đề cần bàn luận. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành PHT - Chia lớp làm 4 nhóm. - Thực hiện phiếu học tập tìm hiểu những giọng điệu của tiếng cười trào phúng theo gợi dẫn của PHT. - Thời gian: 7 phút Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS thảo luận, hoàn thành PHT và báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. GV hỏi thêm: 1. Vận dụng kiến thức tiếng Việt, theo em, các đoạn văn trong văn bản được trình bày theo kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp hay tổng phân hợp, song song Gợi ý - Câu chủ đề Lí lẽ Dẫn chứng Diễn dịch Phần nội dung phân tích những giọng điệu của tiếng cười, chỉ ra dấu hiệu nhận biết, lựa chọn dẫn chứng là những bài thơ tiêu biểu, thuyết phục 2. Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng mà văn bản đề cập, em cảm thấy thích thú với giọng điệu nào? Vì sao? VD: Sắc thái của tiếng cười trào phúng ấy quen thuộc, dễ gần, dễ hiểu,… (đưa dẫn chứng/ ví dụ kèm theo) 2. Phân tích và chứng minh vấn đề - Hài hước: + Đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tốt khác lạ phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc + Dẫn chứng: Bài thơ Tự trào 1 của Phạm Thái (Phân tích nội dung và những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ) - Mỉa mai – châm biếm + Tạo ra những yếu tố vô lí hoặc thiếu lô-gic, đảo lộn trật tự thông thường + Dẫn chứng: • Hỏi thăm quan tuần mất cướp - Nguyễn Khuyến. (phân tích tình huống trớ trêu của “quan tuần”) • Nha lệ thương dân - Kép Trà. (Phân tích nội dung và đặc sắc nghệ thuật…) - Đả kích + Thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, hình thức ngôn từ mang tính “mắng chửi” quyết liệt, có phần suồng sã, thô mộc + Dẫn chứng: Đất Vị Hoàng – Trần Tế Xương (phân tích kết cấu, nội dung, nghệ thuật…) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Đặt câu hỏi gợi dẫn: Tác giả đã kết luận vấn đề như thế nào? Mục đích của vấn đề nghị luận được rút ra là gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá. 3. Kết luận vấn đề - Tiếng cười trong thơ trào phúng phong phú và đa sắc. - Mục đích: Đẩy lùi cái xấu và hướng tới những giá trị cao đẹp hơn. Hướng dẫn Hs tổng kết: 5p Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS khái quát nội dung, nghệ thuật của bài - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Lựa chọn vấn đề có tính hấp dẫn, gây được sự chú ý - Cách lập luận chặt chẽ, trình bày logic, thuyết phục - Cách lựa chọn dẫn chứng hợp lí, gây ấn tượng với người đọc. 2. Nội dung - Bài viết đã đem lại cho người đọc cái nhìn toàn diện, sâu sắc và hiểu hơn về những giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng. - Từ đó, người đọc có được cho mình cách tiếp cận chính xác hơn khi tìm hiểu về thể loại văn học này. Hoạt động 3: Luyện tập (20p) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống các giọng điệu của tiếng cười trào phúng mà văn bản đề cập c. Sản phẩm học tập: HS trình bày bài làm d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống các giọng điệu của tiếng cười trào phúng mà văn bản đề cập Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trình bày trước lớp Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá Hoạt động 4: Vận dụng (5p) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS lựa chọn 1 trong 2 nhiệm vụ sau 1. Vận dụng tri thức từ văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trào trong thơ trào phúng em hãy cho biết: Hai bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân sử dụng những giọng điệu nào của tiếng cười trào phúng. 2. Em hãy sưu tầm thêm những bài nghiên cứu khác viết về tiếng cười trào phúng trong thơ, khái quát nội dung chính và giới thiệu cho cả lớp. --------------------------------------------- Ngày soạn: 02/12/2024 Ngày giảng: 07/12/2024 Tiết 51, 52 Viết. VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC (THƠ TRÀO PHÚNG) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS bước đầu biết viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận; - Năng lực viết, tạo lập văn bản. 3. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức về kiểu bài: bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS: Em đã học những tác phẩm nào thuộc thể thơ trào phúng? Kể tên và nêu tóm tắt nội dung của bài thơ đó Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt và dẫn dắt vào bài học B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Giới thiệu kiểu bài (3 phút) a. Mục tiêu: HS nắm được kiểu bài viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về đặc điểm của bài văn c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, yêu cầu HS thảo luận Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe GV yêu cầu, đọc kiến thức trong SGK Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 3 HS trình bày nội dung từng phần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thứ. Phân tích một tác phẩm văn học là làm rõ những nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Việc phân tích một bài thơ trào phúng cũng cần được triển khai theo hướng đó. Ở bài học này em sẽ được thực hành viết bài văn phân tích một bài thơ trào phúng, qua đó vừa củng cố kĩ năng đọc hiểutiếp nhận một bài thơ trào phúng vừa tiếp tục phát triển kĩ năng phân tích một bài thơ mà em đã được rèn luyện ở bài 2 Hoạt động 2: Tìm hiểu yêu cầu đối với kiểu bài (5 phút) a. Mục tiêu: HS nắm được yêu cầu của kiểu bài viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về đặc điểm của bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, yêu cầu HS thảo luận +Một bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) cần đảm bảo yêu cầu gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe GV yêu cầu, trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 3 HS trình bày nội dung từng phần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thứ. * Yêu cầu: • Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung của người viết về bài thơ. • Phân tích được nội dung trào phúng của bài thơ để làm rõ chủ đề • Chỉ ra được tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng được thể hiện trong bài thơ • Khẳng định được giá trị, ý nghĩa của bài thơ. Hoạt động 3: Đọc và phân tích bài viết tham khảo (22 phút) b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về đặc điểm của bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, yêu cầu HS thảo luận + Bài viết đã giới thiệu vấn đề nghị luận nào? + Người viết đã dùng lí lẽ và bằng chứng như thế nào để làm rõ luận điểm chính Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe GV yêu cầu, trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 3 HS trình bày nội dung từng phần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thứ. Phân tích bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống 1. Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ. - Nữ sĩ Hồ Xuân Hương vốn nổi tiếng với một hồn thơ phóng khoáng. - Bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống ra đời từ sự bức xúc khi bà nhìn thấy cảnh trái tai gai mắt: một tên tướng giặc bại trận phải tự vẫn mà vẫn được lập đền thơm bà đã không ngại ngần cất tiếng cười giễu cợt. 2. Phân tích nhan đề và đề tài - Chữ "đề" trong nhan đề bài thơ thể hiện nét văn hóa đẹp 'tức cảnh sinh tình", ngẫu hứng làm thơ vịnh cảnh, cảm khái trước khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống đời thường. - Bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống viết về một tên tướng giặc bại trận phải tự vẫn đâu có được ngợi ca mà là đả kích, khinh thường. 3. Phân tích nội dung trào phúng của bài thơ để làm rõ chủ đề. - Hai câu đầu tả ngôi đền và cách nhìn của nữ sĩ Hồ Xuân Hương nhân tiện đi qua, vô tình “trông ngang” mà chợt “thấy” ngôi đền của quan Thái thú. Bà mỉm cười và nghĩ: một tướng giặc đi cướp nước người thất trận (vô dũng, vô mưu) đã hèn hạ thắt cổ chết. “Trăm năm bia đá chẳng mòn – Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Bà ứng khẩu thành thơ: “Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo”. - “Ghé mắt trông ngang” là một cái nhìn bằng nửa con mắt, khinh dẻ. Ngôn từ và giọng điệu thơ bỡn cợt, khinh thị, sắc nhọn. - Nữ sĩ tả qua ngôi đền, tả thực bằng hai nét: mặt tiền là cái “bảng treo”; thế đứng của ngôi đền rất “cheo leo”, không chút uy nghi, vững vàng, lại heo hút! Những đền đài tráng lệ thường treo đại tự, hoành phi sơn son thiếp vàng, nhưng đền Sầm Nghi Đống chỉ có cái “bảng treo”, tầm thường quá! Một nét vẽ châm biếm thân tình – Hai tiếng “Thái thú” là một lời kết tội đanh thép đối với bọn quan lại tướng tá Thiên Triều, lũ con cháu của Tô Định, Mã Viện… ngày xưa. 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng. - Từ kìa hàm ý chỉ trỏ, chẳng giấu giếm sự bất kính với chốn đền miếu linh thiêng, đồng thời cho thấy nữ sĩ tuy ngắm cảnh, vịnh cảnh, nhưng cũng chẳng thèm lại gần. - Từ cheo leo vừa gợi ra vị trí xây dựng của ngôi đền (trên gò), vừa gợi cảm giác không vững vàng. →Câu thơ cho thấy dù là một viên tướng được thờ phụng, dù là một ngôi đền được xây cao thì trong mắt của nữ thi sĩ thì đó là một thứ rẻ rúng, coi thường và sự tôn nghiêm, thiêng liêng của ngôi đền đã biến mất sạch sẽ trong mắt nữ thi sĩ. 5. Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài thơ. - Đề đền Sầm Nghi Đống là tiếng cười trào phúng vừa sâu cay, vừa mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương dành cho một kẻ xâm lược, góp phần củng cố thêm lòng yêu nước trong mỗi người Việt Nam. - Bài thơ cho thấy tài năng nghệ thuật của Hồ Xuân Hương – một nhà thơ hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu “Bà Chúa Thơ Nôm”. Hoạt động 4: Thực hành viết theo các bước (60 p) a. Mục tiêu: HS nắm vững được các bước viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến quy trình viết và viết được bài văn theo quy trình. c. Sản phẩm học tập: Bài văn HS viết được. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS chuẩn bị trước khi viết và tìm ý, lập dàn ý Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV đặt câu hỏi, suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 3 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt: Nhiệm vụ 2: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 2 HS đọc Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý trong SGK (1 bạn đọc phần Tìm ý, 1 bạn đọc phần lập dàn ý). - GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS lập dàn ý, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh để góp ý cho nhau. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin về Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý trong SGK, sau đó lập ý và trao đổi với bạn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời hai cặp HS đứng lên trình bày dàn ý của nhóm mình sau khi đã thống nhất, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 3: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS viết bài. GV nhắc HS: Cần bám vào dàn ý đồng thời nhìn vào yêu cầu đối với đoạn văn để đảm bảo được yêu cầu. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe yêu cầu của GV, sau đó viết bài. HS viết bài 45p 1. Trước khi viết a. Lựa chọn đề tài Liệt kê các bài thơ trào phúng mà em đã học hoặc đã đọc (gợi ý: Ông phỗng đá (Nguyễn Khuyến), Năm mới chúc nhau (Trần Tế Xương) …). Chọn trong số đó một bài thơ em cảm nhận rõ nhất tiếng cười trào phúng để phân tích. b. Tìm ý Để tìm ý cho bài văn phân tích một bài thơ trào phúng, em cần thực hiện các bước sau: - Xác định bố cục của bài thơ và nội dung chính của từng phần. - Xác định đối tượng của tiếng cười trào phúng trong tác phẩm. - Tìm hiểu các phương tiện nhà thơ sử dụng để gây cười như từ ngữ (đặc biệt là các từ tượng hình, từ tượng thanh, thành ngũ…), biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nói quá, điệp ngữ, đảo ngữ…) - Tìm hiểu thông tin về tác giả, hoàn canh ra đời của tác phẩm và những thông tin khác có liên quan để liên hệ, mở rộng khi phân tích. c. Lập dàn ý Tổ chức, sắp xếp các ý đã tìm được ở trên thành một hệ thống chặt chẽ, hợp lí, gồm các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Riêng phần Thân bài có thể lập dàn ý theo một trong hai phương án: theo bố cục bài thơ hoặc theo hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Dàn ý - Mở bài: Giới thiệu tác giả, tên bài thơ và hoàn cảnh ra đời (nếu có)… - Thân bài: Tùy theo phương án lựa chọn, có thể trình bày phần Thân bài theo một hệ thống ý tương ứng. Phương án 1: Phân tích theo bố cục bài thơ: + Ý 1: Câu thơ thứ … (nêu đối tượng của tiếng cười trào phúng, phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ để tạo ra tiếng cười trào phúng). + Ý 2: Câu thơ thứ … (nêu đối tượng của tiếng cười trào phúng, phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ để tạo ra tiếng cười trào phúng). + … Phương án 2: Phân tích theo hai phương diện nội dung và nghệ thuật: + Ý 1: Phân tích nội dung bài thơ (chỉ rõ đối tượng trào phúng của bài thơ, phân tích rõ lí do khiến đối tượng đó bị phê phán…) + Ý 2: Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật (hình ảnh, biện pháp tu từ… đã được sử dụng để tạo ra tiếng cười) + … - Kết bài: Khái quát ý nghã của tiếng cười trào phúng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. 2. Viết bài - Triển khai các ý nhất quán theo phương án dàn ý đã chọn, tránh lẫn lộn giữa hai phương án. Việc triển khai nhất quán như vậy giúp cho bài viết được chặt chẽ và mạch lạc. - Theo phương án 1, em hãy tham khảo cách triển khai mỗi ý theo trình tự sau: thuyết (thuyết minh, dẫn dắt để đảm bảo tính mạch lạc của bài viết) – dẫn (nêu dẫn chứng, câu thơ cần phân tích) – phân tích (nêu đối tượng của tiếng cười trago phúng, phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ để tạo ra tiếng cười trào phúng). Theo phương án 2, bài phân tích cần tách bạch rõ hai phần: phân tích nội dung và phân tích hình thức nghệ thuật nên tập trung vào biện pháp nghệ thuật đặc sắc nhất của bài thơ. - Chú ý làm rõ những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trào phúng của bài thơ, không sa vào tóm tắt nội dung. * Hướng dẫn về nhà - GV dặn dò HS: + Đọc lại yêu cầu và quy trình viết đối với Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) + Soạn trước bài tiếp theo IV. HỒ SƠ DẠY HỌC - Bài viết mẫu: Vũ Trọng Phụng không chỉ được biết đến là “ông vua phóng sự đất Bắc” mà còn được biết đến là một nhà tiểu thuyết hiện thực đại tài. Dù thời gian sáng tác ít ỏi, nhưng ông đã để lại cho văn học Việt Nam hiện đại những tác phẩm xuất sắc: Giông tố, Số đỏ, Kĩ nghệ lấy tây, … Các tác phẩm của ông thường đi sâu phân tích, khám phá những mâu thuẫn trong đời sống, phê phán lối sống giả dối của xã hội thượng lưu đương thời thông qua nghệ thuật trào phúng đặc sắc. Tất cả những đặc điểm đó đã được phán ánh trong đoạn trích: Hạnh phúc một tang gia trích từ tiểu thuyết Số đỏ. Trước hết ta cần hiểu nghệ thuật trào phúng là gì? Nghệ thuật trào phúng là nghệ thuật tạo nên những mâu thuẫn, tạo nên những tiếng cười mang tính chất đả kích, châm biếm sâu cay những hiện tượng đáng cười trong xã hội, từ đó tạo nên tiếng cười mang dụng ý phê phán và lên án xã hội. Trước hết nghệ thuật trào phúng được thể hiện ở mâu thuẫn trào phúng. Mẫu thuẫn này đã được bộ lộ ngay từ nhan đề của tác phẩm. Hạnh phúc vốn là khái niệm chỉ trạng thái tâm lí vui sướng, hân hoan khi đạt được điều gì đó. Còn tang gia vốn là một nỗi buồn, nỗi đau cho các thành viên trong gia đình cũng như người xung quanh. Còn trong trường hợp này, tang gia lại trở thành niềm vui, sự hạnh phúc cho tất cả mọi người. Cả gia đình cụ cố Hồng đều cho sự sống của cụ cố tổ là bất thường, bởi cụ đã sống quá lâu, số tài sản mà họ mong ngóng mãi không thể nhận được. Bởi vậy, việc Xuân Tóc Đỏ làm cho cụ cố tổ tức chết đã làm mãn nguyện tất cả những thành viên trong gia đình, từ đây tài sản kếch xù mà họ nhòm ngó bấy lâu nay sẽ được chia. Trong niềm vui chung được nhận gia sản, mỗi người họ lại có những niềm vui riêng, niềm vui của họ quả là muôn màu, muôn vẻ. Cụ cố Hồng hám danh, thích khoe mẽ, thì đây chính là cơ hội để cụ được mặc bộ đồ xô gai, lụ khụ chống gậy để cho người ta khen: “úi kìa, con gia nhớn đã già thế kia à”, để người ta thấy phúc phận mà người chết được hưởng. Vợ chồng Văn Minh và TYPN thì lại sung sướng khi có thể biến đám tang thành sàn diễn thời trang, lăng xê những mẫu quần áo mới nhất của họ. Còn ông Phán mọc sừng nhận ra giá trị lớn đôi sừng trên đầu, vì đôi sừng đó mà lão nhận thêm được vài nghìn trong số gia sản tiền đền bù danh dự. Cô Tuyết ngây thơ được trưng diện những bộ đồ hở hang, “ngây thơ” chứng tỏ mình còn trong trắng. Riêng với cậu Tú Tân, cậu sẽ được đem chiếc máy ảnh vào thực hành. Không chỉ vậy, những kẻ ngoài gia đình cũng tìm được hạnh phúc cho mình: Min Đơn Min Toa đang thất nghiệp bỗng có việc làm; bàn bè cụ cố có dịp khoe huân chương đầy ngực… Ngoài ra mâu thuẫn trào phúng còn phải kể đến Xuân Tóc Đỏ: hắn là người gây ra cái chết của cụ cố, vốn có tội lại thành có công, sự vắng mặt của Xuân khiến cho tất thảy mọi người phải lo lắng: “Thiếu ông đốc tờ Xuân là thiếu tất cả, những ông thầy thuốc chính hiệu đã thất bại hoàn toàn”. Như vậy một gia đình tự gán cho mình cái mác văn minh, một xã hội âu hóa nhưng đều là những kẻ bất hiếu, độc ác, đây là xã hội lố lăng, không có chút tình người. Không chỉ vậy, để tô đậm chất trào phúng trong đoạn trích, Vũ Trọng Phụng đã lựa chọn những chi tiết đắt giá, đầy ấn tượng. Đó là cảnh đám ma đông vui, ồn ã như một đám hội. Đám ma đó là sự kết hợp lố lăng, Tây – Tàu – Ta lẫn lộn, người đi rước chẳng chút buồn thương, họ không hề quan tâm đến người chết. Kẻ thì nói chuyện chồng con, hàng xóm, kẻ thì tận dụng cơ hội để chim chuột nhau,… “đám cứ đi” và tiếp tục câu chuyện của mình. Điệp từ “đám cứ đi” được lặp đi lặp lại nhiều lần cho thấy sự giả tạo, đi chậm lại không phải quyến luyến, tiếc thương mà là để cố khoe sự giàu có, hào nhoáng của gia đình, của đám tang. Quay đến cận cảnh, Vũ Trọng Phụng hướng ngòi bút vào cậu Tú Tân đang hò hét, la ó mọi người đứng tư thế sao cho đẹp nhất để cậu chụp ảnh, người phải chống gậy, kẻ phải gục đầu, người phải lau nước mắt,… ; bà Văn Minh sốt ruột,… cụ cố Hồng mếu máo, khóc ngất đi; còn ông Phán mọc sừng trong lúc đau đớn khóc oặt cả người vẫn tận dụng cơ hội để tạo ra một cuộc mua bán, trao đổi chóng vánh với Xuân Tóc Đỏ, tờ năm đồng được gấp làm tư, nhanh chóng đưa vào tay Xuân Tóc Đỏ cùng với đó là niềm hi vọng sẽ có cơ hội hợp tác ở những lần khác hiệu quả hơn nữa. Họ quả là những kẻ diễn viên đại tài. Ngoài ra còn phải kể đến ngôn ngữ trào phúng, phóng đại bậc thầy. Vũ Trọng phụng rất tinh tế khi sử dụng các từ ngữ gây cười, từ cách gọi tên sự vật: lợn quay đi lọng, lốc bốc xoảng, bú dích… đến cách đặt tên các nhân vật: TYPN, Min Đơ, Min Toa, ông Phán mọc sừng, sư cụ Tăng Phú… đều diễn đạt một cách ý nhị thái độ châm biếm của ông. Những hình ảnh so sánh vi von hài hước: Cảnh sát không được biên phạt buồn như nhà buôn vỡ nợ; Từ chối việc chạy chữa như những vị danh y biết tự trọng… diễn tả chính xác bản chất nhân vật và sự thối nát của xã hội. Hình ảnh đậm tính chất trào phúng: “Tuyết đi mời các quan khách rất nhanh nhẹn, trên mặt lại hơi có một vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt nhà có đám” … Giọng văn đậm chất châm biếm: Thật là một đám ma to tát; Cái chết kia làm cho nhiều người sung sướng lắm… Tất cả những yếu tố nghệ thuật đó đã tạo nên giá trị mỉa mai sâu cay, đặc sắc, tố cáo, vạch trần sự giả dổi, đểu cáng trong nhân cách của những kẻ giàu có trong xã hội đương thời. Bằng bút pháp trào phúng đặc sắc, giọng điệu châm biếm, trào phúng sâu cay Vũ Trọng Phụng đã vô cùng thành công khi vạch trần bộ mặt xã hội giả dối, bất nhân. Tiếng cười bật lên vừa hỏm hỉnh vừa sắc sảo, qua đó thể hiện thái độ coi thường, kinh bỉ cái xã hội âu hóa lố lăng, tầng lớp thị dân lố bịch đương thời.
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 04/12/24 12:16
Lượt xem: 1
Dung lượng: 174.0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 25/11/2023 Ngày giảng: 04,05/12/2024 Tiết 49, 50 Văn bản 3. MỘT SỐ GIỌNG ĐIỆU CỦA TIẾNG CƯỜI TRONG THƠ TRÀO PHÚNG (Trần Thị Hoa Lê) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - HS chỉ ra được đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng trong văn bản - HS trình bày cách hiểu về giọng điệu trào phúng thông qua một số nhận định trong văn bản 2. Năng lực: a. Năng lực đặc thù - Nhận biết và củng cố được một số giọng điệu phong phú của tiếng cười trào phúng, một số biện pháp nghệ thuật được các nhà thơ sử dụng để làm bật ra tiếng cười - HS liên hệ được nội dung văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại; có ý thức phê phán cái xấu, tiêu cực b. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. - Tự chủ và tự học, tự thu thập, tổng hợp và phân loại thông tin 3. Phẩm chất: - Nhân ái: có ý thức phê phán cái xấu, cái tiêu cực và hướng tới những điều tốt đẹp cả trong suy nghĩ và hành động - Chăm chỉ: chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, hoàn thành các bài tập. - Trách nhiệm: có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, cùng đội nhóm hoàn thành nhiệm vụ. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học - Kế hoạch bài dạy - SGK, SGV - Máy chiếu, máy tính 2. Học liệu - Hình ảnh, phiếu học tập liên quan đến nội dung bài học. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5 p) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh kết nối vào nội dung bài học b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động gợi dẫn bằng câu hỏi gợi dẫn c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV đặt câu hỏi: Theo em, tiếng cười có thể mang những sắc thái nào? + Hài hước, dí dỏm + Hạnh phúc + Trào phúng + Mỉa mai, châm biếm + Tán thưởng GV dẫn dắt vào bài học: Mỗi một nụ cười lại ẩn chứa trong nó nhiều ý nghĩa và sắc thái khác nhau. Có nụ cười của niềm hạnh phúc, nụ cười của sự hài hước, dí dỏm. Trong ý nghĩa sắc thái có tiếng cười, cô có nhắc đến từ “trào phúng”, có em nào biết nụ cười trào phúng là như thế nào hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay nhé! Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (60p) Phần I. Đọc- Tìm hiểu chung (20p) a. Mục tiêu: Đọc văn bản và nắm được thông tin cơ bản về tác giả, tác phầm b. Nội dung: GV đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài học. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu yêu cầu giọng đọc: - Đọc to, rõ ràng, rảnh mạch - Chú ý các từ khó được chú thích ở dưới chân trang - Về tác giả yêu cầu HS: xác định các thông tin chính về tác giả trên các phương diện: +Tên, năm sinh năm mất +Quê quán +Đặc điểm sáng tác +Tác phẩm tiêu biểu -Về tác phẩm yêu cầu HS ? Nêu xuất xứ của văn bản. ? Xác định thể loại, nêu khái niệm, đặc điểm của thế loại ấy. ? Từ thể loại vừa tìm được, hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? ? Xác định bố cục của văn bản Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS tiếp nhận nhiệm vụ - HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS quan sát, lắng nghe, trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung: Trần Thị Hoa Lê, sinh năm 1968, quê: Ninh Bình Là giảng viên Đại học, nhà nghiên cứu văn học. Các công trình nghiên cứu: Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam, tập 2 (2015, viết chung), Văn học trào phúng Việt Nam thời trung đại (2017)… I. Đọc- Tìm hiểu chung 1. Đọc - Đọc to, rõ ràng, diễn cảm - Sử dụng giọng điệu khác nhau để thể hiện được cảm xúc của người viết *Giải nghĩa từ khó - Nghê: con vật tưởng tượng trong tín ngưỡng của người Việt, đầu giống đầu sư tử, thân có vẩy, thường được tạc hình trên các cột trụ hoặc nắp đỉnh đồng, được trang trí như một linh vật ở các đình, chùa, đền, miếu. - Kiền khôn (càn khôn): trời và đất, vốn là tên hai quẻ trong Bát quái (theo tư tưởng triết học cổ đại Trung Hoa được thể hiện trong Kinh Dịch), quẻ càn tượng trưng cho trời, quẻ khôn tượng trưng cho đất. “Bầu dốc kiền khôn” ý nói uống nhiều như dốc rượu trong cả thế giới này vào miệng. - Cò: hoặc cò trắng, là từ mà quan lại thời đó chỉ những vùng họ “bóp nặn” được ít, tức là nơi dân nghèo; một cách giải thích khác: gọi là “đất cò trắng”, “dân cò trắng” vì vùng đó trũng thấp “chiêm khê mùa thối”, thường bị ngập nước, cò đậu rất nhiều. Ba tiếng “huyện vẫn cò” còn có thể đọc lái thành “họ vẫn quyền”, để nói những viên quan ấy vẫn chễm chệ giữ chức quan của mình. 2. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả: Trần Thị Hoa Lê b. Tác phẩm - Xuất xứ: In trong Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 9/2022 - Thể loại: Nghị luận văn học - Vấn đề nghị luận: Giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng - Bố cục + Phần 1 (từ đầu đến “đả kích...): Giới thiệu chung về những giọng điệu tiếng cười thường gặp. + Phần 2 (tiếp đến “độc giả”): Phân tích và chứng minh vấn đề + Phần 3 (còn lại): Kết luận về vấn đề. Phần II. Khám phá văn bản (35 p) a. Mục tiêu: Nắm được - Vấn đề nghị luận - Phân tích và chứng minh vấn đề nghị luận - Kết luận vấn đề b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi, hoàn thành phiếu học tập c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Đặt câu hỏi gợi dẫn: Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng là gì? Văn bản đã nêu những đối tượng cụ thể nào mà tiếng cười trào phúng thường nhằm tới? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá. II. Khám phá văn bản 1. Giới thiệu vấn đề Thơ trào phúng - Đối tượng: sự bất toàn của con người, cuộc sống - Phương tiện: tiếng cười với nhiều giọng điệu khác nhau - Một số giọng điệu cơ bản: hài hước, mỉa mai – châm biếm, đả kích... Phần mở đầu khái quát chung, giới thiệu vấn đề và đưa ra ý kiến đánh giá của người viết về vấn đề cần bàn luận. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành PHT - Chia lớp làm 4 nhóm. - Thực hiện phiếu học tập tìm hiểu những giọng điệu của tiếng cười trào phúng theo gợi dẫn của PHT. - Thời gian: 7 phút Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS thảo luận, hoàn thành PHT và báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. GV hỏi thêm: 1. Vận dụng kiến thức tiếng Việt, theo em, các đoạn văn trong văn bản được trình bày theo kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp hay tổng phân hợp, song song Gợi ý - Câu chủ đề Lí lẽ Dẫn chứng Diễn dịch Phần nội dung phân tích những giọng điệu của tiếng cười, chỉ ra dấu hiệu nhận biết, lựa chọn dẫn chứng là những bài thơ tiêu biểu, thuyết phục 2. Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng mà văn bản đề cập, em cảm thấy thích thú với giọng điệu nào? Vì sao? VD: Sắc thái của tiếng cười trào phúng ấy quen thuộc, dễ gần, dễ hiểu,… (đưa dẫn chứng/ ví dụ kèm theo) 2. Phân tích và chứng minh vấn đề - Hài hước: + Đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tốt khác lạ phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc + Dẫn chứng: Bài thơ Tự trào 1 của Phạm Thái (Phân tích nội dung và những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ) - Mỉa mai – châm biếm + Tạo ra những yếu tố vô lí hoặc thiếu lô-gic, đảo lộn trật tự thông thường + Dẫn chứng: • Hỏi thăm quan tuần mất cướp - Nguyễn Khuyến. (phân tích tình huống trớ trêu của “quan tuần”) • Nha lệ thương dân - Kép Trà. (Phân tích nội dung và đặc sắc nghệ thuật…) - Đả kích + Thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, hình thức ngôn từ mang tính “mắng chửi” quyết liệt, có phần suồng sã, thô mộc + Dẫn chứng: Đất Vị Hoàng – Trần Tế Xương (phân tích kết cấu, nội dung, nghệ thuật…) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Đặt câu hỏi gợi dẫn: Tác giả đã kết luận vấn đề như thế nào? Mục đích của vấn đề nghị luận được rút ra là gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá. 3. Kết luận vấn đề - Tiếng cười trong thơ trào phúng phong phú và đa sắc. - Mục đích: Đẩy lùi cái xấu và hướng tới những giá trị cao đẹp hơn. Hướng dẫn Hs tổng kết: 5p Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS khái quát nội dung, nghệ thuật của bài - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Lựa chọn vấn đề có tính hấp dẫn, gây được sự chú ý - Cách lập luận chặt chẽ, trình bày logic, thuyết phục - Cách lựa chọn dẫn chứng hợp lí, gây ấn tượng với người đọc. 2. Nội dung - Bài viết đã đem lại cho người đọc cái nhìn toàn diện, sâu sắc và hiểu hơn về những giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng. - Từ đó, người đọc có được cho mình cách tiếp cận chính xác hơn khi tìm hiểu về thể loại văn học này. Hoạt động 3: Luyện tập (20p) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống các giọng điệu của tiếng cười trào phúng mà văn bản đề cập c. Sản phẩm học tập: HS trình bày bài làm d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống các giọng điệu của tiếng cười trào phúng mà văn bản đề cập Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trình bày trước lớp Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá Hoạt động 4: Vận dụng (5p) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS lựa chọn 1 trong 2 nhiệm vụ sau 1. Vận dụng tri thức từ văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trào trong thơ trào phúng em hãy cho biết: Hai bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân sử dụng những giọng điệu nào của tiếng cười trào phúng. 2. Em hãy sưu tầm thêm những bài nghiên cứu khác viết về tiếng cười trào phúng trong thơ, khái quát nội dung chính và giới thiệu cho cả lớp. --------------------------------------------- Ngày soạn: 02/12/2024 Ngày giảng: 07/12/2024 Tiết 51, 52 Viết. VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC (THƠ TRÀO PHÚNG) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS bước đầu biết viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận; - Năng lực viết, tạo lập văn bản. 3. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức về kiểu bài: bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS: Em đã học những tác phẩm nào thuộc thể thơ trào phúng? Kể tên và nêu tóm tắt nội dung của bài thơ đó Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt và dẫn dắt vào bài học B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Giới thiệu kiểu bài (3 phút) a. Mục tiêu: HS nắm được kiểu bài viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về đặc điểm của bài văn c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, yêu cầu HS thảo luận Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe GV yêu cầu, đọc kiến thức trong SGK Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 3 HS trình bày nội dung từng phần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thứ. Phân tích một tác phẩm văn học là làm rõ những nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Việc phân tích một bài thơ trào phúng cũng cần được triển khai theo hướng đó. Ở bài học này em sẽ được thực hành viết bài văn phân tích một bài thơ trào phúng, qua đó vừa củng cố kĩ năng đọc hiểutiếp nhận một bài thơ trào phúng vừa tiếp tục phát triển kĩ năng phân tích một bài thơ mà em đã được rèn luyện ở bài 2 Hoạt động 2: Tìm hiểu yêu cầu đối với kiểu bài (5 phút) a. Mục tiêu: HS nắm được yêu cầu của kiểu bài viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về đặc điểm của bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, yêu cầu HS thảo luận +Một bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) cần đảm bảo yêu cầu gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe GV yêu cầu, trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 3 HS trình bày nội dung từng phần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thứ. * Yêu cầu: • Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung của người viết về bài thơ. • Phân tích được nội dung trào phúng của bài thơ để làm rõ chủ đề • Chỉ ra được tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng được thể hiện trong bài thơ • Khẳng định được giá trị, ý nghĩa của bài thơ. Hoạt động 3: Đọc và phân tích bài viết tham khảo (22 phút) b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về đặc điểm của bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, yêu cầu HS thảo luận + Bài viết đã giới thiệu vấn đề nghị luận nào? + Người viết đã dùng lí lẽ và bằng chứng như thế nào để làm rõ luận điểm chính Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe GV yêu cầu, trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 3 HS trình bày nội dung từng phần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thứ. Phân tích bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống 1. Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ. - Nữ sĩ Hồ Xuân Hương vốn nổi tiếng với một hồn thơ phóng khoáng. - Bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống ra đời từ sự bức xúc khi bà nhìn thấy cảnh trái tai gai mắt: một tên tướng giặc bại trận phải tự vẫn mà vẫn được lập đền thơm bà đã không ngại ngần cất tiếng cười giễu cợt. 2. Phân tích nhan đề và đề tài - Chữ "đề" trong nhan đề bài thơ thể hiện nét văn hóa đẹp 'tức cảnh sinh tình", ngẫu hứng làm thơ vịnh cảnh, cảm khái trước khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống đời thường. - Bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống viết về một tên tướng giặc bại trận phải tự vẫn đâu có được ngợi ca mà là đả kích, khinh thường. 3. Phân tích nội dung trào phúng của bài thơ để làm rõ chủ đề. - Hai câu đầu tả ngôi đền và cách nhìn của nữ sĩ Hồ Xuân Hương nhân tiện đi qua, vô tình “trông ngang” mà chợt “thấy” ngôi đền của quan Thái thú. Bà mỉm cười và nghĩ: một tướng giặc đi cướp nước người thất trận (vô dũng, vô mưu) đã hèn hạ thắt cổ chết. “Trăm năm bia đá chẳng mòn – Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Bà ứng khẩu thành thơ: “Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo”. - “Ghé mắt trông ngang” là một cái nhìn bằng nửa con mắt, khinh dẻ. Ngôn từ và giọng điệu thơ bỡn cợt, khinh thị, sắc nhọn. - Nữ sĩ tả qua ngôi đền, tả thực bằng hai nét: mặt tiền là cái “bảng treo”; thế đứng của ngôi đền rất “cheo leo”, không chút uy nghi, vững vàng, lại heo hút! Những đền đài tráng lệ thường treo đại tự, hoành phi sơn son thiếp vàng, nhưng đền Sầm Nghi Đống chỉ có cái “bảng treo”, tầm thường quá! Một nét vẽ châm biếm thân tình – Hai tiếng “Thái thú” là một lời kết tội đanh thép đối với bọn quan lại tướng tá Thiên Triều, lũ con cháu của Tô Định, Mã Viện… ngày xưa. 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng. - Từ kìa hàm ý chỉ trỏ, chẳng giấu giếm sự bất kính với chốn đền miếu linh thiêng, đồng thời cho thấy nữ sĩ tuy ngắm cảnh, vịnh cảnh, nhưng cũng chẳng thèm lại gần. - Từ cheo leo vừa gợi ra vị trí xây dựng của ngôi đền (trên gò), vừa gợi cảm giác không vững vàng. →Câu thơ cho thấy dù là một viên tướng được thờ phụng, dù là một ngôi đền được xây cao thì trong mắt của nữ thi sĩ thì đó là một thứ rẻ rúng, coi thường và sự tôn nghiêm, thiêng liêng của ngôi đền đã biến mất sạch sẽ trong mắt nữ thi sĩ. 5. Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài thơ. - Đề đền Sầm Nghi Đống là tiếng cười trào phúng vừa sâu cay, vừa mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương dành cho một kẻ xâm lược, góp phần củng cố thêm lòng yêu nước trong mỗi người Việt Nam. - Bài thơ cho thấy tài năng nghệ thuật của Hồ Xuân Hương – một nhà thơ hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu “Bà Chúa Thơ Nôm”. Hoạt động 4: Thực hành viết theo các bước (60 p) a. Mục tiêu: HS nắm vững được các bước viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến quy trình viết và viết được bài văn theo quy trình. c. Sản phẩm học tập: Bài văn HS viết được. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS chuẩn bị trước khi viết và tìm ý, lập dàn ý Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV đặt câu hỏi, suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 3 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt: Nhiệm vụ 2: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 2 HS đọc Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý trong SGK (1 bạn đọc phần Tìm ý, 1 bạn đọc phần lập dàn ý). - GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS lập dàn ý, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh để góp ý cho nhau. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin về Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý trong SGK, sau đó lập ý và trao đổi với bạn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời hai cặp HS đứng lên trình bày dàn ý của nhóm mình sau khi đã thống nhất, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 3: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS viết bài. GV nhắc HS: Cần bám vào dàn ý đồng thời nhìn vào yêu cầu đối với đoạn văn để đảm bảo được yêu cầu. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe yêu cầu của GV, sau đó viết bài. HS viết bài 45p 1. Trước khi viết a. Lựa chọn đề tài Liệt kê các bài thơ trào phúng mà em đã học hoặc đã đọc (gợi ý: Ông phỗng đá (Nguyễn Khuyến), Năm mới chúc nhau (Trần Tế Xương) …). Chọn trong số đó một bài thơ em cảm nhận rõ nhất tiếng cười trào phúng để phân tích. b. Tìm ý Để tìm ý cho bài văn phân tích một bài thơ trào phúng, em cần thực hiện các bước sau: - Xác định bố cục của bài thơ và nội dung chính của từng phần. - Xác định đối tượng của tiếng cười trào phúng trong tác phẩm. - Tìm hiểu các phương tiện nhà thơ sử dụng để gây cười như từ ngữ (đặc biệt là các từ tượng hình, từ tượng thanh, thành ngũ…), biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nói quá, điệp ngữ, đảo ngữ…) - Tìm hiểu thông tin về tác giả, hoàn canh ra đời của tác phẩm và những thông tin khác có liên quan để liên hệ, mở rộng khi phân tích. c. Lập dàn ý Tổ chức, sắp xếp các ý đã tìm được ở trên thành một hệ thống chặt chẽ, hợp lí, gồm các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Riêng phần Thân bài có thể lập dàn ý theo một trong hai phương án: theo bố cục bài thơ hoặc theo hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Dàn ý - Mở bài: Giới thiệu tác giả, tên bài thơ và hoàn cảnh ra đời (nếu có)… - Thân bài: Tùy theo phương án lựa chọn, có thể trình bày phần Thân bài theo một hệ thống ý tương ứng. Phương án 1: Phân tích theo bố cục bài thơ: + Ý 1: Câu thơ thứ … (nêu đối tượng của tiếng cười trào phúng, phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ để tạo ra tiếng cười trào phúng). + Ý 2: Câu thơ thứ … (nêu đối tượng của tiếng cười trào phúng, phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ để tạo ra tiếng cười trào phúng). + … Phương án 2: Phân tích theo hai phương diện nội dung và nghệ thuật: + Ý 1: Phân tích nội dung bài thơ (chỉ rõ đối tượng trào phúng của bài thơ, phân tích rõ lí do khiến đối tượng đó bị phê phán…) + Ý 2: Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật (hình ảnh, biện pháp tu từ… đã được sử dụng để tạo ra tiếng cười) + … - Kết bài: Khái quát ý nghã của tiếng cười trào phúng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. 2. Viết bài - Triển khai các ý nhất quán theo phương án dàn ý đã chọn, tránh lẫn lộn giữa hai phương án. Việc triển khai nhất quán như vậy giúp cho bài viết được chặt chẽ và mạch lạc. - Theo phương án 1, em hãy tham khảo cách triển khai mỗi ý theo trình tự sau: thuyết (thuyết minh, dẫn dắt để đảm bảo tính mạch lạc của bài viết) – dẫn (nêu dẫn chứng, câu thơ cần phân tích) – phân tích (nêu đối tượng của tiếng cười trago phúng, phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ để tạo ra tiếng cười trào phúng). Theo phương án 2, bài phân tích cần tách bạch rõ hai phần: phân tích nội dung và phân tích hình thức nghệ thuật nên tập trung vào biện pháp nghệ thuật đặc sắc nhất của bài thơ. - Chú ý làm rõ những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trào phúng của bài thơ, không sa vào tóm tắt nội dung. * Hướng dẫn về nhà - GV dặn dò HS: + Đọc lại yêu cầu và quy trình viết đối với Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) + Soạn trước bài tiếp theo IV. HỒ SƠ DẠY HỌC - Bài viết mẫu: Vũ Trọng Phụng không chỉ được biết đến là “ông vua phóng sự đất Bắc” mà còn được biết đến là một nhà tiểu thuyết hiện thực đại tài. Dù thời gian sáng tác ít ỏi, nhưng ông đã để lại cho văn học Việt Nam hiện đại những tác phẩm xuất sắc: Giông tố, Số đỏ, Kĩ nghệ lấy tây, … Các tác phẩm của ông thường đi sâu phân tích, khám phá những mâu thuẫn trong đời sống, phê phán lối sống giả dối của xã hội thượng lưu đương thời thông qua nghệ thuật trào phúng đặc sắc. Tất cả những đặc điểm đó đã được phán ánh trong đoạn trích: Hạnh phúc một tang gia trích từ tiểu thuyết Số đỏ. Trước hết ta cần hiểu nghệ thuật trào phúng là gì? Nghệ thuật trào phúng là nghệ thuật tạo nên những mâu thuẫn, tạo nên những tiếng cười mang tính chất đả kích, châm biếm sâu cay những hiện tượng đáng cười trong xã hội, từ đó tạo nên tiếng cười mang dụng ý phê phán và lên án xã hội. Trước hết nghệ thuật trào phúng được thể hiện ở mâu thuẫn trào phúng. Mẫu thuẫn này đã được bộ lộ ngay từ nhan đề của tác phẩm. Hạnh phúc vốn là khái niệm chỉ trạng thái tâm lí vui sướng, hân hoan khi đạt được điều gì đó. Còn tang gia vốn là một nỗi buồn, nỗi đau cho các thành viên trong gia đình cũng như người xung quanh. Còn trong trường hợp này, tang gia lại trở thành niềm vui, sự hạnh phúc cho tất cả mọi người. Cả gia đình cụ cố Hồng đều cho sự sống của cụ cố tổ là bất thường, bởi cụ đã sống quá lâu, số tài sản mà họ mong ngóng mãi không thể nhận được. Bởi vậy, việc Xuân Tóc Đỏ làm cho cụ cố tổ tức chết đã làm mãn nguyện tất cả những thành viên trong gia đình, từ đây tài sản kếch xù mà họ nhòm ngó bấy lâu nay sẽ được chia. Trong niềm vui chung được nhận gia sản, mỗi người họ lại có những niềm vui riêng, niềm vui của họ quả là muôn màu, muôn vẻ. Cụ cố Hồng hám danh, thích khoe mẽ, thì đây chính là cơ hội để cụ được mặc bộ đồ xô gai, lụ khụ chống gậy để cho người ta khen: “úi kìa, con gia nhớn đã già thế kia à”, để người ta thấy phúc phận mà người chết được hưởng. Vợ chồng Văn Minh và TYPN thì lại sung sướng khi có thể biến đám tang thành sàn diễn thời trang, lăng xê những mẫu quần áo mới nhất của họ. Còn ông Phán mọc sừng nhận ra giá trị lớn đôi sừng trên đầu, vì đôi sừng đó mà lão nhận thêm được vài nghìn trong số gia sản tiền đền bù danh dự. Cô Tuyết ngây thơ được trưng diện những bộ đồ hở hang, “ngây thơ” chứng tỏ mình còn trong trắng. Riêng với cậu Tú Tân, cậu sẽ được đem chiếc máy ảnh vào thực hành. Không chỉ vậy, những kẻ ngoài gia đình cũng tìm được hạnh phúc cho mình: Min Đơn Min Toa đang thất nghiệp bỗng có việc làm; bàn bè cụ cố có dịp khoe huân chương đầy ngực… Ngoài ra mâu thuẫn trào phúng còn phải kể đến Xuân Tóc Đỏ: hắn là người gây ra cái chết của cụ cố, vốn có tội lại thành có công, sự vắng mặt của Xuân khiến cho tất thảy mọi người phải lo lắng: “Thiếu ông đốc tờ Xuân là thiếu tất cả, những ông thầy thuốc chính hiệu đã thất bại hoàn toàn”. Như vậy một gia đình tự gán cho mình cái mác văn minh, một xã hội âu hóa nhưng đều là những kẻ bất hiếu, độc ác, đây là xã hội lố lăng, không có chút tình người. Không chỉ vậy, để tô đậm chất trào phúng trong đoạn trích, Vũ Trọng Phụng đã lựa chọn những chi tiết đắt giá, đầy ấn tượng. Đó là cảnh đám ma đông vui, ồn ã như một đám hội. Đám ma đó là sự kết hợp lố lăng, Tây – Tàu – Ta lẫn lộn, người đi rước chẳng chút buồn thương, họ không hề quan tâm đến người chết. Kẻ thì nói chuyện chồng con, hàng xóm, kẻ thì tận dụng cơ hội để chim chuột nhau,… “đám cứ đi” và tiếp tục câu chuyện của mình. Điệp từ “đám cứ đi” được lặp đi lặp lại nhiều lần cho thấy sự giả tạo, đi chậm lại không phải quyến luyến, tiếc thương mà là để cố khoe sự giàu có, hào nhoáng của gia đình, của đám tang. Quay đến cận cảnh, Vũ Trọng Phụng hướng ngòi bút vào cậu Tú Tân đang hò hét, la ó mọi người đứng tư thế sao cho đẹp nhất để cậu chụp ảnh, người phải chống gậy, kẻ phải gục đầu, người phải lau nước mắt,… ; bà Văn Minh sốt ruột,… cụ cố Hồng mếu máo, khóc ngất đi; còn ông Phán mọc sừng trong lúc đau đớn khóc oặt cả người vẫn tận dụng cơ hội để tạo ra một cuộc mua bán, trao đổi chóng vánh với Xuân Tóc Đỏ, tờ năm đồng được gấp làm tư, nhanh chóng đưa vào tay Xuân Tóc Đỏ cùng với đó là niềm hi vọng sẽ có cơ hội hợp tác ở những lần khác hiệu quả hơn nữa. Họ quả là những kẻ diễn viên đại tài. Ngoài ra còn phải kể đến ngôn ngữ trào phúng, phóng đại bậc thầy. Vũ Trọng phụng rất tinh tế khi sử dụng các từ ngữ gây cười, từ cách gọi tên sự vật: lợn quay đi lọng, lốc bốc xoảng, bú dích… đến cách đặt tên các nhân vật: TYPN, Min Đơ, Min Toa, ông Phán mọc sừng, sư cụ Tăng Phú… đều diễn đạt một cách ý nhị thái độ châm biếm của ông. Những hình ảnh so sánh vi von hài hước: Cảnh sát không được biên phạt buồn như nhà buôn vỡ nợ; Từ chối việc chạy chữa như những vị danh y biết tự trọng… diễn tả chính xác bản chất nhân vật và sự thối nát của xã hội. Hình ảnh đậm tính chất trào phúng: “Tuyết đi mời các quan khách rất nhanh nhẹn, trên mặt lại hơi có một vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt nhà có đám” … Giọng văn đậm chất châm biếm: Thật là một đám ma to tát; Cái chết kia làm cho nhiều người sung sướng lắm… Tất cả những yếu tố nghệ thuật đó đã tạo nên giá trị mỉa mai sâu cay, đặc sắc, tố cáo, vạch trần sự giả dổi, đểu cáng trong nhân cách của những kẻ giàu có trong xã hội đương thời. Bằng bút pháp trào phúng đặc sắc, giọng điệu châm biếm, trào phúng sâu cay Vũ Trọng Phụng đã vô cùng thành công khi vạch trần bộ mặt xã hội giả dối, bất nhân. Tiếng cười bật lên vừa hỏm hỉnh vừa sắc sảo, qua đó thể hiện thái độ coi thường, kinh bỉ cái xã hội âu hóa lố lăng, tầng lớp thị dân lố bịch đương thời.
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

