Danh mục
KHBD Tự chọn Ngữ văn 9 tuần 21
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 03/02/24 05:56
Lượt xem: 1
Dung lượng: 23.6kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Soạn: 31/01/2024 Giảng: 03/02/2024 ÔN TẬP VĂN BẢN “ LẶNG LẼ SA PA” Tiết 21 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: (cả với HS khuyết tật) - Ôn tập, củng cố đặc trưng thể loại truyện ngắn qua các yếu tố: nhân vật, sự việc, cốt truyện - Những nội dung cơ bản và đặc trưng nổi bật của tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”. 2. Năng lực: a. Các năng lực chung: - Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ. b. Các năng lực chuyên biệt: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản HS khuyết tật: Năng lực tự học; hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ. 3. Phẩm chất: - Yêu quê hương đất nước. - Tự lập, tự tin, tự chủ. - Giáo dục lòng yêu thương cuộc sống thông qua các văn bản đã học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Thiết bị: máy tính - Học liệu: KHBD, SGK, tư liệu tham khảo. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. Hoạt động mở đầu *Thời gian 2 phút a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b. Nội dung: HS thực hện yêu cầu của gv c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? Kể tên các tác phẩm truyện hiện đại mà em đã học? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. B. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 15 phút a) Mục tiêu: Ôn, củng cố những nét chính về tác giả, tác phẩm và nội dung – nghệ thuật truyện ngắn b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp 3 nhóm: yêu cầu HS trả lời câu hỏi theo nhóm, mỗi nhóm 1 câu: GV đặt câu hỏi: ? Nhắc lại những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Thành Long? ? Thời gian nào và hoàn cảnh sáng tác truyện? ? Nhắc lại nội dung và nghệ thuật văn bản? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: trình bày theo nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, HS tự ghi tóm tắt vào vở. I. Ôn tập văkiến thức cơ bản 1. Tác giả, tác phẩm 1. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả - Nguyễn Thành Long (1925- 1991) quê ở Quảng Nam- Đà Nẵng. - Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và bút kí. - Phong cách viết văn mang vẻ đẹp thơ mộng, trong trẻo, giàu chất thơ. b. Văn bản - Tác phẩm viết hè năm 1970, nhân chuyến đi thực tế ở Lào Cai . - Rút từ tập “Giữa trong xanh” in năm 1972. 2. Nội dung, nghệ thuật a. Nội dung - Truyện tập trung ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động mới trên quê hương miền Bắc thời kì xây dựng CNXH. b. Nghệ thuật: - Cốt truyện đơn giản, xoay quanh một tình huống đó là có cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già,cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên - Xây dựng chân dung nhân vật chính qua nhiều điểm nhìn và miêu tả tinh tế. - Giàu chất thơ. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP *Thời gian 23 phút a) Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bài tập. b) Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chiếu các bài tập và yêu cầu: Bài tập 1: Nêu tình huống truyện và tóm tắt đoạn truyện “Lặng lẽ Sa Pa”. Bài tập 2: Thiên nhiên và con người Sa Pa hiện ra qua cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào? Điều đó có tác dụng như thế nào trong nghệ thuật kể chuyện? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ : Bài 1 HĐ nhóm Bài 2: HS viết cá nhân, GV gọi 1 HS lên bảng làm - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. (Bài 1 chú ý HS khuyết tật) HS trình bày đoạn văn, Gv có thể chụp và chiếu, chữa đoạn văn - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS * Dự kiến sản phẩm: Bài 1: Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn. - Tóm tắt truyện: Ông họa sĩ già xin hoãn bữa tiệc chia tay để đi thực tế ở Lai Châu. Cùng đi chuyến xe với ông có cô kĩ sư nông nghiệp mới ra trường cũng lên Lai Châu công tác. Lúc qua Sapa, xe dừng lấy nước, bác lái xe giới thiệu cho họ gặp anh thnah niên làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Anh mời ông và cô gái lên thăm nhà, hái một bó hoa tặng cô kĩ sư, pha trà mời khách và kể về cong việc của mình. Ông họa sĩ chăm chú nghe anh kể và vẽ anh nhưng anh từ chối và giới thiệu những người khác, theo anh, đáng vẽ hơn. Sau 30p trò chuyện, họ chia tay. Anh tặng một làn trứng gà tươi để khách ăn đường. Lúc bấy giờ, nắng dã mạ bạc cả con đèo. Bài 2: Thiên nhiên và con người Sa Pa hiện ra qua cái nhìn và suy nghĩ của ông hoạ sĩ (ngôi kể thứ ba). Những cảm xúc của ông hoạ sĩ được “phổ” vào trong ngôn ngữ kể chuyện. Những đoạn văn đậm chất hội hoạ , những suy ngẫm về nghệ thuật , về thiên nhiên và con người Sa Pa được khám phá qua cái nhìn tinh tế ,nhạy cảm của người nghệ sĩ , đem đến cho truyện một giọng điệu cảm xúc rất yêu mến rất sâu săc . Bài 3: Hãy chứng minh: Truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” là tiếng nói của tình yêu thương. - GV giao yêu cầu bài tập và cho HS chơi trò chơi tiếp sức. - HS ghi nhanh lên bảng những biểu hiện về tình yêu thương trong truyện. * Dự kiến sản phẩm Truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” là tiếng nói của tình yêu thương. Đó là tình người đằm thắm, tha thiết: - Ông hoạ sĩ và cô kĩ sư mới chỉ gặp nhau mà coi nhau như cha con. - Anh thanh niên và bác lái xe trở nên thân thiết gắn bó, dành cho nhau những tình cảm chân thành. - Anh thanh niên đón những vị khách bất ngờ bằng tình cảm nồng hậu, sự trân trọng và quý mến để rồi lưu luyến khi chia tay. - Anh dành nói về ông kĩ sư vườn rau và anh cán bộ khoa học nghiên cứu sét...  Họ sống rất đẹp và tình yêu thương gắn bó giữa họ góp phần tạo nên nét đẹp ấy. Bài tập 4: Cho đoạn văn sau: Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được." (Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa) Câu 1: Đoạn văn trên là lời nói của nhân vật nào, nói với ai? Những lời nói đó giúp em hình dung hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật ấy như thế nào? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên . Câu 3: Xét theo câu ngữ pháp thì câu : “Rét,bác ạ” thuộc kiểu câu gì? Câu 4: Chỉ ra câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên. * GV giao yêu cầu bài tập trên máy/ phiếu bài tập/ hoặc hs theo dõi theo SGK - HS viết ra vở. Sau đó đổi chéo nhau đọc và kiểm tra. - GV gọi HS đọc bài làm hoặc lên bảng chữa bài. * Dự kiến sản phẩm Câu 1: Đoạn văn là lời của anh thanh niên nói với ông họa sĩ - khi anh kể về công việc và cuộc sống của mình. - Lời tâm sự của anh thanh niên giúp người đọc hình dung những khó khăn, gian khổ cả về vật chất lẫn tinh thần… Anh phải làm việc trong hoàn cảnh khắc nghiệt ( phải thức dậy lúc nửa đêm, gió rét, bão tuyết…); phải đối mặt với cuộc sống cô đơn, một mình giữa cái im lặng đáng sợ của đất trời, núi rừng Sa Pa). Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích trên là: Công việc khó khăn và tinh thần trách nhiệm của anh thanh niên. Câu 3: Xét theo câu ngữ pháp thì câu : “ Rét,bác ạ” thuộc kiểu câu rút gọn. Câu 4: Câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên là: - “ Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới”. - “Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: Nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả ném vứt lung tung”. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG *Thời gian 5 phút a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS HS đưa ra nhận định. d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu yêu cầu: ? Suy nghĩ, tình cả, trách nhiệm của em đối với quê hương, Tổ quốc sau khi ôn tập xong truyện ngắn? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: trình bày theo nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, HS tự ghi tóm tắt vào vở. * HƯỚNG DẪN HỌC BÀI + Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ. + Tìm đọc và ghi lại những câu thơ hay trong các bài thơ khác cùng đề tài + Chuẩn bị bài: Ôn tập: Chiếc lược ngà

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.