
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 21/04/25 06:09
Lượt xem: 1
Dung lượng: 1,674.4kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 19/04/2025 Ngày giảng: 21/04/2025 Tiết 121 VĂN BẢN 3: DIỄN TỪ ỨNG KHẨU CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ XI-ÁT-TƠN I. Mục tiêu bài học: 1. Về năng lực: a. Năng lực đặc thù - HS hiểu được quan niệm rất nhân văn của người da đỏ trên đất mẹ, về tự nhiên – điều được xã hội văn minh bây giờ đánh giá rất cao và phấn đấu đạt tới - HS phân tích được sức thuyết phục của hệ thống lí lẽ và cách tư duy – diễn đạt bằng hình ảnh của tác giả văn bản - HS biết hình thành cho mình một lối sống gần gũi, hoà điệu với tự nhiên, luôn mở lòng trước vẻ đẹp muôn màu của tạo vật b. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. - Tự chủ và tự học, tự thu thập, tổng hợp và phân loại thông tin 2. Về phẩm chất: Thể hiện được thái độ quan tâm đến những vấn đề nóng hổi của cuộc sống với tinh thần chủ động, có trách nhiệm trước hiện tại và tương lai. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học - Máy tính, máy chiếu - Video https://youtu.be/o9mbR5VEdyM?si=DKipsXTFGpo4CEja 2. Học liệu - Hình ảnh, phiếu học tập, trò chơi liên quan đến nội dung bài học. - Kế hoạch bài dạy, SGK, SGV III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh kết nối vào nội dung bài học b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động gợi dẫn bằng hoạt động c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Cách 1: Quan sát hình ảnh và gọi tên các hành vi gây ô nhiễm môi trường. + Xả nước thải chưa qua xử lí. + Chặt phá rừng + Xả khí thải ô nhiễm ra môi trường Cách 2: GV cho HS xem 1 đoạn video về người dân da đỏ - chủ nhân của châu mỹ và tấn thảm kịch từ phương tây https://youtu.be/o9mbR5VEdyM?si=DKipsXTFGpo4CEja + Người da đỏ: còn có tên gọi khác là thổ dân châu Mỹ, là các dân tộc bản địa đã sống ở châu Mỹ trước khi người châu Âu tìm ra châu lục này. Họ chủ yếu sống bằng hình thức săn bắt, hái lượm, gắn bó và hòa hợp với thiên nhiên. + Người da trắng: Chỉ người châu Âu lúc mới sang xâm chiếm, khai khẩn đất đai ở châu Mỹ GV dẫn dắt vào bài học: Đất, nước, không khí, … là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá ở mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ. Vậy mà cách đây hơn một trăm năm có một vị thủ lĩnh đứng đầu Washington là tổng thống Mỹ thứ 14 – Phreng – klin Pi-ơ-xơ đã ngỏ lời mua đất của người da đỏ với lời hứa sẽ danh cho người da đỏ một nơi sống thoải mái. Vậy trước lời đề nghị đó, vị thủ lĩnh đứng đầu bộ tộc người da đỏ có đồng ý hay không, chúng ta sẽ cùng nhau tìm câu trả lời trong tiết học ngày hôm nay. Các em mở sách vở ra chúng ta bước vào bài mới: Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2.1. ĐỌC- TÌM HIỂU CHUNG (10 phút) a. Mục tiêu: Đọc văn bản và nắm được thông tin cơ bản về tác phẩm b. Nội dung: GV đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài học. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS đọc văn bản và giải thích từ khó - GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Trình bày ngắn gọn những hiểu biết về tác giả và tác phẩm Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS quan sát, lắng nghe, trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung I. Đọc- Tìm hiểu chung 1. Đọc, chú thích a. Đọc Cần biết nhập vai thủ lĩnh da đỏ, sử dụng giọng đọc tình cảm, thiết tha, có thể cao giọng khi đọc tới nhnxg lời mang màu sắc chất vấn, mệnh lệnh. b. Chú thích - Diễn từ: lời phát biểu trong một dịp long trọng - Ứng khẩu: nói ngay thành văn, không chuẩn bị trước hoặc không có văn bản soạn sẵn để đưa vào khi nói. - Anh-điêng: tên phiên âm của danh từ Idien trong tiếng Pháp, dùng để chỉ chung các dân tộc da đỏ bản địa châu Mỹ, xuất phát từ một ngộ nhận của những người châu Âu lần đầu tiên khám phá ra Tây Bán Cầu, ngỡ vùng đất họ đến chính là Ấn Độ và những người họ gặp ở đó là người Ấn Độ (Indien) - Con ngựa sắt nhả khói: tàu hỏa, theo cách hình dung của những người da đỏ 2. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả: - Thủ lĩnh Xi-át-tơn (1786-1866) - Người lãnh đạo các bộ lạc da đỏ Đu-oa-mớt (Duwamish) và Xơ-qua-mớt (Suquamish) – những chủ nhân đầu tiên của một vùng rộng lớn ở lục địa Bắc Mỹ. b. Tác phẩm - Thể loại: Văn bản nghị luận - Bố cục: 3 phần + Phần 1 (đoạn đầu tiên): Khẳng định sự gắn bó thiêng liêng của người da đỏ với vùng đất họ cư ngụ. + Phần 2 (7 đoạn kế tiếp): Triển khai phân tích sự khác biệt về quan niệm, lối sống giữa người da đỏ bản địa và những người thực dân da trắng đang lăm le muốn mở rộng lãnh thổ họ kiểm soát + Phần 3 (còn lại): Xác quyết một lần nữa nguyên tắc sống hòa đồng trước sau không thay đổi với tự nhiên, với đất mẹ. Hoạt động 2.2. KHÁM PHÁ VĂN BẢN (22 phút) a. Mục tiêu: Nắm được + Bối cảnh ra đời của văn bản + Sự khác biệt trong văn hóa ứng xử với thiên nhiên giữa hai cộng đồng người + Thái độ ứng xử với thiên nhiên của người da đỏ + Giá trị tư tưởng của văn bản b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi, hoàn thành phiếu học tập c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức hoạt động Tiếng gọi của Đất mẹ Nhóm 1: Tình thế nào đã thúc đẩy thủ lĩnh Xi-át-tơn thực hiện diễn từ ứng khẩu này? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS lắng nghe, hoàn thành nhiệm vụ nhóm - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá. II. Khám phá văn bản 1. Bối cảnh ra đời của văn bản - Xi-át-tơn thực hiện diễn từ ứng khẩu khi nhận được thư của Tổng thống Mỹ đề nghị mua lại vùng đất mà Xi-át-tơn cùng đồng bào của ông lúc đó đang sở hữu. - Mặc dù không hề muốn bán vùng đất của tổ tiên, Xi-át-tơn vẫn khó cưỡng được xu thế phải lùi bước trước sự bành trướng mạnh mẽ của nước Mỹ khi đó - Tuy thất thế trước sức mạnh và sự tham lam của một quốc gia non trẻ đang trên đà phát triển, Xi-át-tơn vẫn phải chứng minh được sự cao quý của những giá trị văn hóa truyền thống mà các bộ tộc da đỏ đã xây đắp nên qua lịch sử tồn tại dài lâu của mình. Xi-át-tơn là người được lịch sử của các cư dân “Tân lục địa” ủy nhiệm nói lên những lời bi tráng cuối cùng của một nền văn hóa – văn minh từng có quá khứ rực rỡ. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức hoạt động Tiếng gọi của Đất mẹ Nhóm 2: Qua lời Xi-át-tơn, sự khác nhau trong cách nhìn nhận, đối xử với thiên nhiên giữa người da trắng và người da đỏ được thể hiện ở những điểm cụ thể nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS lắng nghe, hoàn thành nhiệm vụ nhóm - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá. 2. Sự khác biệt trong văn hóa ứng xử với thiên nhiên giữa hai cộng đồng người Phương diện Người da trắng Người da đỏ Đất ở Chỉ là đất ở thuần túy Là mẹ của mình, là phần máu thịt “chẳng thể quên” Thế giới tự nhiên Sống độc lập và đối lập Luôn muốn hòa đồng với nó Tiếng nói của thế giới tự nhiên Không cảm nhận được ý nghĩa của việc lắng nghe Thấy thực sự hạnh phúc khi để tiếng nói ấy tràn đầy các giác quan của mình Đời sống của muôn loài Sống thường trực với ý thức chiếm đoạt Nâng niu Người da trắng: Mang tư tưởng chinh phục, chiếm đoạt Người da đỏ: Sống hòa hợp, trân quý thiên nhiên Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức hoạt động Tiếng gọi của đất mẹ Nhóm 3: Làm rõ tính chất đặc biệt của cách trình bày mà Xi-át-tơn đã chọn khi nói về thái độ ứng xử với thiên nhiên của cộng đồng người da đỏ. Em cảm nhận, đánh giá như thế nào về cách trình bày đó? GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Nêu cảm nhận của em về giọng điệu bài diễn từ và cách dùng hình ảnh so sánh, ẩn dụ của Xi-át-tơn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS lắng nghe, hoàn thành nhiệm vụ nhóm - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá. 3. Thái độ ứng xử với thiên nhiên của người da đỏ Đặt thái độ ứng xử với thiên nhiên của người da đỏ và da trắng trong tương quan đối lập. - Làm rõ được các biểu hiện cụ thể của thái độ ứng xử với thiên nhiên của từng bên - Khẳng định được giá trị bền vững của lối sống hòa đồng với thiên nhiên mà người da đỏ đang quyết tâm bảo vệ. - Cho thấy tính bi kịch của cuộc “thương lượng” về đất đai đang diễn ra giữa các bộ tộc da đỏ và những người da trắng của nước Mỹ thời lập quốc. + Đối với người da đỏ, mất đất đai là mất một phần máu thịt thiêng liêng, + Đối với người Mỹ da trắng, được thêm đất đai chỉ là được thêm một địa bàn sinh lợi. Xi-át-tơn thể hiện được thái độ tự tôn của người da đỏ. Xét về lực lượng, rõ ràng là họ yếu thế, nhưng xét về những suy nghĩ sâu xa trước cuộc sống, họ không hề thấp kém hơn đối thủ, thậm chí còn vượt trội. * Giọng điệu: Tha thiết chân thành đồng thời cũng mạnh mẽ quyết liệt. * Hình ảnh: Các hình ảnh so sánh, ẩn dụ được sử dụng dày đặc. Xi-át-tơn lên án những hành động có tính chất phá hoại của người da trắng, thể hiện niềm trân quý đất đai của người da đỏ và lối sống chan hòa với thiên nhiên của họ. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức hoạt động Tiếng gọi của đất mẹ Nhóm 4: Em nhận ra được điều gì về tư thế và tầm vóc văn hóa của cộng đồng người da đỏ được thể hiện qua diễn từ này? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS lắng nghe, hoàn thành nhiệm vụ nhóm - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá. 4. Giá trị tư tưởng của văn bản - Tư thế và tầm vóc văn hóa của một cộng đồng người chủ yếu được đánh giá qua những giá trị văn hóa do họ tạo nên, qua thái độ ứng xử của họ trước nghịch cảnh, bất chấp tình trạng họ lâm thời bị chèn ép hay bị tước đoạt tự do. - Tư thế đường hoàng, tự tin của các bộ tộc da đỏ khi họ đối diện, đối đầu với người da trắng, mặc dù lúc đó họ đang bị đẩy tới tình trạng cùng đường. Họ vẫn thẳng thắn thể hiện quan niệm của mình về cuộc sống và quyết bảo vệ những di sản tinh thần quý giá mà tổ tiên để lại. - Chứng tỏ họ là chủ nhân của một nền văn hóa đáng trọng, có một hệ giá trị riêng dùng để nhìn nhận và đánh giá mọi vấn đề của cuộc sống, cụ thể ở đây là vấn đề tồn tại trong mối quan hệ hòa đồng với tự nhiên. Hoạt động 2.3. Tổng kết (3 phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS khái quát nội dung, nghệ thuật của bài - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Giọng điệu khi tha thiết, nhẹ nhàng, khi đanh thép, mạnh mẽ. - Kết hợp linh hoạt nghệ thuật so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, biện pháp đối lập tương phản để khẳng định vấn đề. - Cách lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. 2. Nội dung - Thủ lĩnh Xi-át-tơ muốn nhấn mạnh vấn đề: Thiên nhiên, đất đai là tài sản vô cùng quý giá và thiêng liêng đối với mỗi con người, bởi vậy chúng ta cần sống hòa hợp với tự nhiên, chăm sóc bảo vệ môi trường như bảo vệ chính mạng sống của chúng ta. - Thấy được tình yêu, sự gắn bó sâu sắc đối với mảnh đất quê hương ruột thịt của người thủ lĩnh da đỏ, niềm tự hào về những vẻ đẹp bình dị nhưng rất đỗi nên thơ, tuyệt vời của đất mẹ. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (3 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV nêu yêu cầu: Trong bối cảnh đời sống hôm nay, diễn từ của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn còn có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta điều gì? - Biết lắng nghe, trân trọng tiếng nói của thiên nhiên, biết sống với thiên nhiên bằng tình cảm gắn bó thành thực thân thiết nhất. - Thái độ tôn trọng sự đa dạng văn hóa, tránh kì thị một cách vô lối những nét khác biệt ở từng nền văn hóa mà chúng ta tiếp xúc, đối thoại. - Trong nhiều thước đo dùng để đánh giá trình độ văn minh của con người, không thể thiếu thước đo về thái độ ứng xử với thiên nhiên. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (2 phút, hướng dẫn về nhà) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức hoạt động CHIẾN DỊCH THẾ GIỚI SẠCH HƠN- VÌ MÔI TRƯỜNG + Hãy ghi lại tình trạng môi trường sống ở địa phương em (các khu vực ao, hồ, sông biển, đường phố, xóm làng…) + Hãy ghi lại những hành động em đã/sẽ làm để góp phần bảo vệ môi trường sống và trường học. GV cho hs xem và giới thiệu 1 số chiến dịch bảo vệ môi trường * Hướng dẫn về nhà - Học bài, vẽ sơ đồ tư duy cho bài học - Soạn bài: Thực hành tiếng Việt: Câu phủ định và câu khẳng định -------------------------- Ngày soạn: 19/4/2025 Ngày giảng: 24/4/2025 Tiết 122 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT CÂU PHỦ ĐỊNH VÀ CÂU KHẲNG ĐỊNH I. Mục tiêu bài học 1. Về năng lực: a. Năng lực đặc thù - HS hiểu và phân biệt được các đặc điểm riêng của câu phủ định, câu khẳng định - HS chỉ ra được câu khẳng định, câu phủ định trong các VB đọc. - HS biết cách dùng câu khẳng định, câu phủ định khi tạo lập VB b. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. - Tự chủ và tự học, tự thu thập, tổng hợp và phân loại thông tin. 2. Về phẩm chất: - Nhân ái: yêu ngôn ngữ dân tộc. - Chăm chỉ: chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, hoàn thành các bài tập. - Trách nhiệm: có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, cùng đội nhóm hoàn thành nhiệm vụ. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… III. Tiến trình dạy học HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức hoạt động YES- NO + GV đưa ra các tình huống + Dãy 1,2 sẽ đặt những câu trả lời mang ý “đồng ý” + Dãy 3,4 sẽ đặt những câu trả lời mang ý “từ chối” - Tình huống 1: Trong giờ học môn Ngữ văn, Mai để quên bút ở nhà nên phải mượn em. Em sẽ trả lời Mai như thế nào? - Tình huống 2: Ngày mai là chủ nhật, Trang mời em tới nhà cùng nhau học bài và ăn cơm trưa. Nếu là em, khi nhận được lời mời, em sẽ trả lời Trang như thế nào? - Tình huống 3: Trong buổi diễn văn nghệ của trường, lớp 8A có trình diễn tiết mục hát múa “Thịnh Vượng Việt Nam sáng ngời”. Hãy đặt câu thể hiện ý kiến của em sau khi lắng nghe tiết mục đó. - GV dẫn dắt vào bài học mới: “Đồng ý” hay “không đồng ý” hay nói cách khác là phủ định và khẳng định. Trong cuộc sống, trong giao tiếp và trong văn học, chúng ta thường xuyên tiếp xúc, bắt gặp những câu như vậy? Nhưng chúng ta chưa thật sự hiểu hết chức năng và ý nghĩa, cũng như cách nhận biết nó. Bài học ngày hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp thắc mắc này nhé! Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (10 phút) a. Mục tiêu: HS tìm hiểu kiến thức về câu khẳng định và câu phủ định b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS phân tích ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu và rút ra đặc điểm, chức năng của chúng Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS suy nghĩ, lắng nghe và trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. Hình thành kiến thức 1. Câu phủ định - Nhưng không phải vậy đâu Sam à. + Câu được dùng để phản bác một ý kiến, nhận định + Có sự xuất hiện của từ phủ định “không phải” Câu phủ định bác bỏ - Mảnh đất này đâu phải là những người anh em của họ, mảnh đất này là kẻ thù của họ và khi đã chinh phục được, thì họ sẽ lấn tới + Câu xác nhận không có quan hệ anh em giữa “mảnh đất này” với người da trắng. + Có từ phủ định “đâu phải” Câu phủ định miêu tả 2. Câu khẳng định - Không có chúng đứng ở đầu chuỗi thức ăn, toàn bộ cộng đồng sinh thái dưới biển sẽ suy giảm và thay đổi tới mức không thể nhận ra. + Câu nêu một giả định nhằm khẳng định vấn đề. + Có chứa 2 từ phủ định “không” Câu khẳng định - Nguyên đi Huế + Câu xác nhận sự việc Nguyên đi Huế có xảy ra Câu khẳng định Kết luận Câu khẳng định Câu phủ định Khái niệm Là câu dùng để xác nhận sự tồn tại của một đối tượng hay của một diễn biến nào đó. Là câu dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó; hay phản bác một ý kiến, một nhận định Hình thức - Câu khẳng định thường không chứa các từ ngữ mang ý nghĩa phủ định - Chứa 2 từ phủ định (phủ định + phủ định = khẳng định) VD: Trẫm rất đau xót, không thể không rời đổi - Hoặc đặt các từ ngữ mang nghĩa phủ định sau một từ ngữ phiếm chỉ (ai, gì, nào,…) VD: Câu chuyện ấy ai chẳng biết. - Thường có các từ ngữ mang nghĩa phủ định như: không, chưa, chẳng, không phải, chẳng phải, đâu (có), có….đâu, làm gì, làm sao,… HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (25 phút) a. Mục tiêu: HS vận dụng được những tri thức đã biết để giải các bài tập về các kiểu câu b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS hoàn thành PHT theo nhóm bàn GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập 2 Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS suy nghĩ, làm bài tập cá nhân - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Bài tập 1 a. Câu khẳng định - Câu không chứa các từ ngữ phủ định - Xác nhận sự thật về ích lợi của hiện tượng ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long b. Câu phủ định - phủ định bác bỏ - Có từ phủ định “không” - Ý phản bác một nhận thức cho rằng “cách sống với mùa nước nổi hàng năm” mới hình thành trong thời gian gần đây. c. Câu phủ định – phủ định miêu tả - Có từ phủ định “chẳng thể” - Câu xác nhận không có tình trạng người nói quên đi mảnh đất tươi đẹp của mình. Bài tập 2 a. Không phải là câu phủ định + Tuy có xuất hiện từ phủ định (không), nhưng nội dung xác nhận sự “biết” của nhân vật “tôi” Câu khẳng định b. Câu phủ định bác bỏ. + Câu có từ phủ định “chẳng” (2 lần) + Nội dung: ngầm bác bỏ nhận thức rằng cuộc sống của người da trắng vẫn bình thường, khi theo cách nhìn của người da đỏ, đó là cuộc sống không bình thường. c. Câu phủ định miêu tả + Câu có từ phủ định “không” + Nội dung xác nhận rằng người dân ở vùng châu thổ sông Cửu Long không có sự lo ngại về tình trạng lũ lụt Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức hoạt động CHUYỂN CÂU: Chuyển những câu khẳng định sau thành những câu có ý nghĩa tương đương, trong đó có sử dụng hai từ phủ định a. Ai cũng muốn đuổi chúng đi (Ngô gia văn phái) Ví dụ: Không ai không muốn đuổi chúng đi b. Ngày nào Thị Nở cũng phải đi qua vườn nhà hắn (Nam Cao) Ví dụ: Không ngày nào thị Nở không phải đi qua vườn nhà hắn. c. Từ đấy, ngày nào Hoài Văn cũng xuống các thôn xóm, vận động bà con đứng lên cứu nước (Nguyễn Huy Tưởng) Ví dụ: Từ ngày đấy, không ngày nào Hoài Văn không xuống các thôn xóm, vận động bà con đứng lên cứu nước. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. * Hướng dẫn về nhà - Học bài, hoàn thành các bài tập - Soạn bài: Viết: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống. --------------------------------------- Ngày soạn: 19/4/2025 Ngày giảng: 24,25/4/2025 Tiết 123,124: VIẾT: VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH GIẢI THÍCH MỘT HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN I. Mục tiêu bài học 1. Về năng lực: a. Năng lực đặc thù - HS nắm được cấu trúc của VB thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên. - HS viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên bằng việc huy động hợp lí các trải nghiệm cá nhân và kiến thức thu nhận được qua các bài học trong chương trình, qua những tài liệu tự tìm hiểu, nghiên cứu thêm. b. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. - Tự chủ và tự học, tự thu thập, tổng hợp và phân loại thông tin 2. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, hoàn thành các bài tập. - Trách nhiệm: có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, cùng đội nhóm hoàn thành nhiệm vụ. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học - Kế hoạch bài dạy - SGK, SGV - Máy chiếu, máy tính 2. Học liệu - Tài liệu liên quan đến nội dung bài học (phiếu học tập…) III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức trò chơi CÂU ĐỐ HIỆN TƯỢNG Câu 1: Hiện tượng tự nhiên nào xảy ra khi ánh sáng mặt trời đi qua các giọt nước trong không khí, tạo ra dải màu sắc rực rỡ trên bầu trời? CẦU VỒNG Câu 2: Hiện tượng tự nhiên nào xảy ra khi mặt đất rung chuyển do sự giải phóng năng lượng tích tụ dưới dạng sóng cơ? ĐỘNG ĐẤT Câu 3: Một cơn mưa dồn dập kéo dài nhiều ngày khiến các con sông tràn đầy, làm ngập các khu vực ven biển. Đây là gì? LŨ LỤT Câu 4: Trên mặt đất, một lớp băng mỏng phủ trắng toàn bộ vùng đất vào buổi sáng, tan chảy khi mặt trời lên cao vào buổi trưa. Đây là gì? SƯƠNG MÙ Câu 5: Một cơn gió mạnh đi qua một khu vực, gây ra những vụn vỡ, nghiêng đổ cây cối và đôi khi gây ra thiệt hại nặng nề. Đây là gì? GIÓ BÃO - GV dẫn dắt vào bài học mới: Lũ lụt, hạn hán, gió bão là những hiện tượng tự nhiên thường thấy. Trong buổi học ngày hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem cách viết bài văn giải thích một hiện tượng tự nhiên nhé! HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 2.1. Giới thiệu kiểu bài (5 phút) a. Mục tiêu: Nắm được khái niệm, yêu cầu đối với văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đặt câu hỏi gợi dẫn: + Theo em, văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên là gì? Thuộc kiểu loại văn bản nào? + Mục đích của văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên là gì? + Cần chú ý những gì khi viết thể loại văn bản này? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, dựa vào SHS để trình bày các yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. Giới thiệu kiểu bài 1. Khái niệm - Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên là loại văn bản thông tin nhằm giới thiệu những hiểu biết khoa học cơ bản về hiện tượng đó. - Nội dung tìm hiểu + Khái niệm: Hiện tượng đó là gì? + Nguyên nhân: Tại sao có hiện tượng đó? + Ý nghĩa: Chúng có lợi hay có hại như thế nào? + Hành động: Cần làm gì để tận dụng lợi ích và khắc phục ảnh hưởng xấu của chúng?... - Mục đích: cung cấp cho người đọc những thông tin, số liệu chính xác về hiện tượng. 2. Yêu cầu - Nêu được hiện tượng tự nhiên cần giải thích. - Nêu được các biểu hiện cơ bản của hiện tượng tự nhiên cần giải thích - Trình bày được các căn cứ xác đáng để giải thích hiện tượng tự nhiên đã chọn - Nói rõ ảnh hưởng, tác động của hiện tượng tự nhiên đó đối với cuộc sống con người. 2.2 Phân tích bài viết tham khảo (25 phút) a. Mục tiêu: Đọc và phân tích được Bài viết tham khảo Ghềnh đá đĩa b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành đọc, phân tích bài viết tham khảo, trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV cho HS xem video về ghềnh đá đĩa GV áp dụng kĩ thuật THINK- PAIR- SHARE - Bài viết được chia làm mấy phần? - Phần mở bài của bài viết tham khảo đã giới thiệu về hiện tượng tự nhiên như thế nào? - Bài viết đã giới thiệu những điều gì về hiện tượng tự nhiên đó? - Bài viết đã giải thích hiện tượng tự nhiên dựa trên những căn cứ nào? - Phần kết bài đã khẳng định như thế nào về hiện tượng tự nhiên đó? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo sản phẩm thảo luận - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức II. Phân tích bài viết tham khảo 1. Mở bài: dẫn dắt, giới thiệu chung về ghềnh Đá Đĩa (địa điểm, toạ độ…) 2. Thân bài - Miêu tả về các đặc điểm về vị trí địa lí, kiến trúc của ghềnh Đá Đĩa + Chiều rộng 50m, chiều dài khoảng 200m + Ghềnh Đá Đĩa như một tổ ong khổng lồ ánh lên màu đen huyền bí nổi bật ở giữa vùng biển trong xanh - Giải thích đặc điểm đặc biệt của hiện tượng của hiện tượng tự nhiên bằng lập luận khoa học + Theo các nhà khoa học, đá ở ghềnh Đá Đĩa là loại đá badan hình thành trong quá trình hoạt động của núi lửa ở vùng cao nguyên Vân Hòa. + Nham thạch phun từ miẹng núi lửa, gặp nước lạnh đông cứng lại và rạn nứt đa chiều một cách tự nhiên 3. Kết bài: nêu ấn tượng, đánh giá chung về ghềnh Đá Đĩa 2.3. Thực hành viết theo các bước (55phút) a. Mục tiêu: Giúp HS - Biết viết bài theo các bước. - Lựa chọn đề tài để viết, tìm ý, lập dàn ý. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và bài viết của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đưa ra câu hỏi gợi mở: + Theo em, để viết tốt 1 bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên gồm có những bước nào? Trình bày những nội dung chính của các bước. - GV hướng dẫn học sinh các bước tiến hành viết một bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS trả lời từng câu hỏi - Dự kiến sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức III. Thực hành viết theo các bước 1. Trước khi viết a. Lựa chọn đề tài Một số đề tài có thể triển khai: - Hiện tượng thiên văn thường gặp: nhật thực, nguyệt thực, siêu trăng, mưa sao băng - Hiện tượng địa chất, thuỷ văn xảy ra theo chu kì hay đột biến: thuỷ triều, núi lửa phun trào, động đất, sóng thần... - Hiện tượng cảnh quan có kết cấu đặc biệt (có khi tạo thành thắng cảnh) ở một số vùng địa lí Vịnh Hạ Long, quân thể hang động Phong Nha – Kẻ Bàng, cao nguyên đá Đồng Văn... - Hiện tượng biến đổi khí hậu và các hệ luỵ của nó: Trái Đất nóng lên; băng tan ở các địa cực; bão, lũ thất thường sa mạc hoá;... - Hiện tượng biến động trong cuộc sống của muôn loài: chim di cư không về địa điểm quen thuộc, sự sinh sôi bất thường của một số loài côn trùng gây hại, sự "biến mất" của một thảm thực vật,... b. Tìm ý c. Lập dàn ý - Mở bài: Nêu hiện tượng tự nhiên và đưa ra cái nhìn bao quát văn hiện tượng này. - Thân bài + Miêu tả hay thuật lại các biểu hiện điển hình của hiện tượng tự nhiên. + Nêu lần lượt các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tự nhiên, kết hợp trích dẫn ý kiến của các chuyên gia và bổ sung trên cơ sở một số tài liệu được cập nhật. + Xác định mối liên hệ giữa hiện tượng tự nhiên với đời sống của con người nêu, đánh giá khái quát về thái độ và những việc con người đã làm trước hiện tượng tự nhiên đó. - Kết bài: Nêu ấn tượng hay đánh giá chung của bản thân về hiện tương tự nhiên được đề cập. 2. Viết bài - Triển khai mỗi ý đã dự kiến thành một đoạn văn có chủ đề riêng nằm trong chủ đôi chung của văn bàn. - Tránh làm dụng các hình thức biểu cảm (miêu tả chủ quan, rườm rà; dùng nhiều câu cảm;...). - Phân giải thích phải thật sự tường minh, có lí lẽ và căn cứ xác đáng, khoa học. Các trích dẫn (nếu có) phải đảm bảo tính chính xác, trung thực (ghi chú nguồn đầy đủ) - Có thể cài đặt các hình ảnh, sơ đồ, bàn đồ,... phù hợp để làm tăng tính trực quan, sinh động, hấp dẫn cho văn bản. * Hướng dẫn về nhà - Nắm chắc dàn ý chung - Hoàn thiện bài viết.
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 21/04/25 06:09
Lượt xem: 1
Dung lượng: 1,674.4kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 19/04/2025 Ngày giảng: 21/04/2025 Tiết 121 VĂN BẢN 3: DIỄN TỪ ỨNG KHẨU CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ XI-ÁT-TƠN I. Mục tiêu bài học: 1. Về năng lực: a. Năng lực đặc thù - HS hiểu được quan niệm rất nhân văn của người da đỏ trên đất mẹ, về tự nhiên – điều được xã hội văn minh bây giờ đánh giá rất cao và phấn đấu đạt tới - HS phân tích được sức thuyết phục của hệ thống lí lẽ và cách tư duy – diễn đạt bằng hình ảnh của tác giả văn bản - HS biết hình thành cho mình một lối sống gần gũi, hoà điệu với tự nhiên, luôn mở lòng trước vẻ đẹp muôn màu của tạo vật b. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. - Tự chủ và tự học, tự thu thập, tổng hợp và phân loại thông tin 2. Về phẩm chất: Thể hiện được thái độ quan tâm đến những vấn đề nóng hổi của cuộc sống với tinh thần chủ động, có trách nhiệm trước hiện tại và tương lai. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học - Máy tính, máy chiếu - Video https://youtu.be/o9mbR5VEdyM?si=DKipsXTFGpo4CEja 2. Học liệu - Hình ảnh, phiếu học tập, trò chơi liên quan đến nội dung bài học. - Kế hoạch bài dạy, SGK, SGV III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh kết nối vào nội dung bài học b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động gợi dẫn bằng hoạt động c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Cách 1: Quan sát hình ảnh và gọi tên các hành vi gây ô nhiễm môi trường. + Xả nước thải chưa qua xử lí. + Chặt phá rừng + Xả khí thải ô nhiễm ra môi trường Cách 2: GV cho HS xem 1 đoạn video về người dân da đỏ - chủ nhân của châu mỹ và tấn thảm kịch từ phương tây https://youtu.be/o9mbR5VEdyM?si=DKipsXTFGpo4CEja + Người da đỏ: còn có tên gọi khác là thổ dân châu Mỹ, là các dân tộc bản địa đã sống ở châu Mỹ trước khi người châu Âu tìm ra châu lục này. Họ chủ yếu sống bằng hình thức săn bắt, hái lượm, gắn bó và hòa hợp với thiên nhiên. + Người da trắng: Chỉ người châu Âu lúc mới sang xâm chiếm, khai khẩn đất đai ở châu Mỹ GV dẫn dắt vào bài học: Đất, nước, không khí, … là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá ở mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ. Vậy mà cách đây hơn một trăm năm có một vị thủ lĩnh đứng đầu Washington là tổng thống Mỹ thứ 14 – Phreng – klin Pi-ơ-xơ đã ngỏ lời mua đất của người da đỏ với lời hứa sẽ danh cho người da đỏ một nơi sống thoải mái. Vậy trước lời đề nghị đó, vị thủ lĩnh đứng đầu bộ tộc người da đỏ có đồng ý hay không, chúng ta sẽ cùng nhau tìm câu trả lời trong tiết học ngày hôm nay. Các em mở sách vở ra chúng ta bước vào bài mới: Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2.1. ĐỌC- TÌM HIỂU CHUNG (10 phút) a. Mục tiêu: Đọc văn bản và nắm được thông tin cơ bản về tác phẩm b. Nội dung: GV đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài học. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS đọc văn bản và giải thích từ khó - GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Trình bày ngắn gọn những hiểu biết về tác giả và tác phẩm Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS quan sát, lắng nghe, trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung I. Đọc- Tìm hiểu chung 1. Đọc, chú thích a. Đọc Cần biết nhập vai thủ lĩnh da đỏ, sử dụng giọng đọc tình cảm, thiết tha, có thể cao giọng khi đọc tới nhnxg lời mang màu sắc chất vấn, mệnh lệnh. b. Chú thích - Diễn từ: lời phát biểu trong một dịp long trọng - Ứng khẩu: nói ngay thành văn, không chuẩn bị trước hoặc không có văn bản soạn sẵn để đưa vào khi nói. - Anh-điêng: tên phiên âm của danh từ Idien trong tiếng Pháp, dùng để chỉ chung các dân tộc da đỏ bản địa châu Mỹ, xuất phát từ một ngộ nhận của những người châu Âu lần đầu tiên khám phá ra Tây Bán Cầu, ngỡ vùng đất họ đến chính là Ấn Độ và những người họ gặp ở đó là người Ấn Độ (Indien) - Con ngựa sắt nhả khói: tàu hỏa, theo cách hình dung của những người da đỏ 2. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả: - Thủ lĩnh Xi-át-tơn (1786-1866) - Người lãnh đạo các bộ lạc da đỏ Đu-oa-mớt (Duwamish) và Xơ-qua-mớt (Suquamish) – những chủ nhân đầu tiên của một vùng rộng lớn ở lục địa Bắc Mỹ. b. Tác phẩm - Thể loại: Văn bản nghị luận - Bố cục: 3 phần + Phần 1 (đoạn đầu tiên): Khẳng định sự gắn bó thiêng liêng của người da đỏ với vùng đất họ cư ngụ. + Phần 2 (7 đoạn kế tiếp): Triển khai phân tích sự khác biệt về quan niệm, lối sống giữa người da đỏ bản địa và những người thực dân da trắng đang lăm le muốn mở rộng lãnh thổ họ kiểm soát + Phần 3 (còn lại): Xác quyết một lần nữa nguyên tắc sống hòa đồng trước sau không thay đổi với tự nhiên, với đất mẹ. Hoạt động 2.2. KHÁM PHÁ VĂN BẢN (22 phút) a. Mục tiêu: Nắm được + Bối cảnh ra đời của văn bản + Sự khác biệt trong văn hóa ứng xử với thiên nhiên giữa hai cộng đồng người + Thái độ ứng xử với thiên nhiên của người da đỏ + Giá trị tư tưởng của văn bản b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi, hoàn thành phiếu học tập c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức hoạt động Tiếng gọi của Đất mẹ Nhóm 1: Tình thế nào đã thúc đẩy thủ lĩnh Xi-át-tơn thực hiện diễn từ ứng khẩu này? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS lắng nghe, hoàn thành nhiệm vụ nhóm - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá. II. Khám phá văn bản 1. Bối cảnh ra đời của văn bản - Xi-át-tơn thực hiện diễn từ ứng khẩu khi nhận được thư của Tổng thống Mỹ đề nghị mua lại vùng đất mà Xi-át-tơn cùng đồng bào của ông lúc đó đang sở hữu. - Mặc dù không hề muốn bán vùng đất của tổ tiên, Xi-át-tơn vẫn khó cưỡng được xu thế phải lùi bước trước sự bành trướng mạnh mẽ của nước Mỹ khi đó - Tuy thất thế trước sức mạnh và sự tham lam của một quốc gia non trẻ đang trên đà phát triển, Xi-át-tơn vẫn phải chứng minh được sự cao quý của những giá trị văn hóa truyền thống mà các bộ tộc da đỏ đã xây đắp nên qua lịch sử tồn tại dài lâu của mình. Xi-át-tơn là người được lịch sử của các cư dân “Tân lục địa” ủy nhiệm nói lên những lời bi tráng cuối cùng của một nền văn hóa – văn minh từng có quá khứ rực rỡ. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức hoạt động Tiếng gọi của Đất mẹ Nhóm 2: Qua lời Xi-át-tơn, sự khác nhau trong cách nhìn nhận, đối xử với thiên nhiên giữa người da trắng và người da đỏ được thể hiện ở những điểm cụ thể nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS lắng nghe, hoàn thành nhiệm vụ nhóm - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá. 2. Sự khác biệt trong văn hóa ứng xử với thiên nhiên giữa hai cộng đồng người Phương diện Người da trắng Người da đỏ Đất ở Chỉ là đất ở thuần túy Là mẹ của mình, là phần máu thịt “chẳng thể quên” Thế giới tự nhiên Sống độc lập và đối lập Luôn muốn hòa đồng với nó Tiếng nói của thế giới tự nhiên Không cảm nhận được ý nghĩa của việc lắng nghe Thấy thực sự hạnh phúc khi để tiếng nói ấy tràn đầy các giác quan của mình Đời sống của muôn loài Sống thường trực với ý thức chiếm đoạt Nâng niu Người da trắng: Mang tư tưởng chinh phục, chiếm đoạt Người da đỏ: Sống hòa hợp, trân quý thiên nhiên Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức hoạt động Tiếng gọi của đất mẹ Nhóm 3: Làm rõ tính chất đặc biệt của cách trình bày mà Xi-át-tơn đã chọn khi nói về thái độ ứng xử với thiên nhiên của cộng đồng người da đỏ. Em cảm nhận, đánh giá như thế nào về cách trình bày đó? GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Nêu cảm nhận của em về giọng điệu bài diễn từ và cách dùng hình ảnh so sánh, ẩn dụ của Xi-át-tơn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS lắng nghe, hoàn thành nhiệm vụ nhóm - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá. 3. Thái độ ứng xử với thiên nhiên của người da đỏ Đặt thái độ ứng xử với thiên nhiên của người da đỏ và da trắng trong tương quan đối lập. - Làm rõ được các biểu hiện cụ thể của thái độ ứng xử với thiên nhiên của từng bên - Khẳng định được giá trị bền vững của lối sống hòa đồng với thiên nhiên mà người da đỏ đang quyết tâm bảo vệ. - Cho thấy tính bi kịch của cuộc “thương lượng” về đất đai đang diễn ra giữa các bộ tộc da đỏ và những người da trắng của nước Mỹ thời lập quốc. + Đối với người da đỏ, mất đất đai là mất một phần máu thịt thiêng liêng, + Đối với người Mỹ da trắng, được thêm đất đai chỉ là được thêm một địa bàn sinh lợi. Xi-át-tơn thể hiện được thái độ tự tôn của người da đỏ. Xét về lực lượng, rõ ràng là họ yếu thế, nhưng xét về những suy nghĩ sâu xa trước cuộc sống, họ không hề thấp kém hơn đối thủ, thậm chí còn vượt trội. * Giọng điệu: Tha thiết chân thành đồng thời cũng mạnh mẽ quyết liệt. * Hình ảnh: Các hình ảnh so sánh, ẩn dụ được sử dụng dày đặc. Xi-át-tơn lên án những hành động có tính chất phá hoại của người da trắng, thể hiện niềm trân quý đất đai của người da đỏ và lối sống chan hòa với thiên nhiên của họ. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức hoạt động Tiếng gọi của đất mẹ Nhóm 4: Em nhận ra được điều gì về tư thế và tầm vóc văn hóa của cộng đồng người da đỏ được thể hiện qua diễn từ này? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS lắng nghe, hoàn thành nhiệm vụ nhóm - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá. 4. Giá trị tư tưởng của văn bản - Tư thế và tầm vóc văn hóa của một cộng đồng người chủ yếu được đánh giá qua những giá trị văn hóa do họ tạo nên, qua thái độ ứng xử của họ trước nghịch cảnh, bất chấp tình trạng họ lâm thời bị chèn ép hay bị tước đoạt tự do. - Tư thế đường hoàng, tự tin của các bộ tộc da đỏ khi họ đối diện, đối đầu với người da trắng, mặc dù lúc đó họ đang bị đẩy tới tình trạng cùng đường. Họ vẫn thẳng thắn thể hiện quan niệm của mình về cuộc sống và quyết bảo vệ những di sản tinh thần quý giá mà tổ tiên để lại. - Chứng tỏ họ là chủ nhân của một nền văn hóa đáng trọng, có một hệ giá trị riêng dùng để nhìn nhận và đánh giá mọi vấn đề của cuộc sống, cụ thể ở đây là vấn đề tồn tại trong mối quan hệ hòa đồng với tự nhiên. Hoạt động 2.3. Tổng kết (3 phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS khái quát nội dung, nghệ thuật của bài - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Giọng điệu khi tha thiết, nhẹ nhàng, khi đanh thép, mạnh mẽ. - Kết hợp linh hoạt nghệ thuật so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, biện pháp đối lập tương phản để khẳng định vấn đề. - Cách lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. 2. Nội dung - Thủ lĩnh Xi-át-tơ muốn nhấn mạnh vấn đề: Thiên nhiên, đất đai là tài sản vô cùng quý giá và thiêng liêng đối với mỗi con người, bởi vậy chúng ta cần sống hòa hợp với tự nhiên, chăm sóc bảo vệ môi trường như bảo vệ chính mạng sống của chúng ta. - Thấy được tình yêu, sự gắn bó sâu sắc đối với mảnh đất quê hương ruột thịt của người thủ lĩnh da đỏ, niềm tự hào về những vẻ đẹp bình dị nhưng rất đỗi nên thơ, tuyệt vời của đất mẹ. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (3 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV nêu yêu cầu: Trong bối cảnh đời sống hôm nay, diễn từ của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn còn có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta điều gì? - Biết lắng nghe, trân trọng tiếng nói của thiên nhiên, biết sống với thiên nhiên bằng tình cảm gắn bó thành thực thân thiết nhất. - Thái độ tôn trọng sự đa dạng văn hóa, tránh kì thị một cách vô lối những nét khác biệt ở từng nền văn hóa mà chúng ta tiếp xúc, đối thoại. - Trong nhiều thước đo dùng để đánh giá trình độ văn minh của con người, không thể thiếu thước đo về thái độ ứng xử với thiên nhiên. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (2 phút, hướng dẫn về nhà) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức hoạt động CHIẾN DỊCH THẾ GIỚI SẠCH HƠN- VÌ MÔI TRƯỜNG + Hãy ghi lại tình trạng môi trường sống ở địa phương em (các khu vực ao, hồ, sông biển, đường phố, xóm làng…) + Hãy ghi lại những hành động em đã/sẽ làm để góp phần bảo vệ môi trường sống và trường học. GV cho hs xem và giới thiệu 1 số chiến dịch bảo vệ môi trường * Hướng dẫn về nhà - Học bài, vẽ sơ đồ tư duy cho bài học - Soạn bài: Thực hành tiếng Việt: Câu phủ định và câu khẳng định -------------------------- Ngày soạn: 19/4/2025 Ngày giảng: 24/4/2025 Tiết 122 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT CÂU PHỦ ĐỊNH VÀ CÂU KHẲNG ĐỊNH I. Mục tiêu bài học 1. Về năng lực: a. Năng lực đặc thù - HS hiểu và phân biệt được các đặc điểm riêng của câu phủ định, câu khẳng định - HS chỉ ra được câu khẳng định, câu phủ định trong các VB đọc. - HS biết cách dùng câu khẳng định, câu phủ định khi tạo lập VB b. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. - Tự chủ và tự học, tự thu thập, tổng hợp và phân loại thông tin. 2. Về phẩm chất: - Nhân ái: yêu ngôn ngữ dân tộc. - Chăm chỉ: chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, hoàn thành các bài tập. - Trách nhiệm: có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, cùng đội nhóm hoàn thành nhiệm vụ. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… III. Tiến trình dạy học HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức hoạt động YES- NO + GV đưa ra các tình huống + Dãy 1,2 sẽ đặt những câu trả lời mang ý “đồng ý” + Dãy 3,4 sẽ đặt những câu trả lời mang ý “từ chối” - Tình huống 1: Trong giờ học môn Ngữ văn, Mai để quên bút ở nhà nên phải mượn em. Em sẽ trả lời Mai như thế nào? - Tình huống 2: Ngày mai là chủ nhật, Trang mời em tới nhà cùng nhau học bài và ăn cơm trưa. Nếu là em, khi nhận được lời mời, em sẽ trả lời Trang như thế nào? - Tình huống 3: Trong buổi diễn văn nghệ của trường, lớp 8A có trình diễn tiết mục hát múa “Thịnh Vượng Việt Nam sáng ngời”. Hãy đặt câu thể hiện ý kiến của em sau khi lắng nghe tiết mục đó. - GV dẫn dắt vào bài học mới: “Đồng ý” hay “không đồng ý” hay nói cách khác là phủ định và khẳng định. Trong cuộc sống, trong giao tiếp và trong văn học, chúng ta thường xuyên tiếp xúc, bắt gặp những câu như vậy? Nhưng chúng ta chưa thật sự hiểu hết chức năng và ý nghĩa, cũng như cách nhận biết nó. Bài học ngày hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp thắc mắc này nhé! Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (10 phút) a. Mục tiêu: HS tìm hiểu kiến thức về câu khẳng định và câu phủ định b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS phân tích ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu và rút ra đặc điểm, chức năng của chúng Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS suy nghĩ, lắng nghe và trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. Hình thành kiến thức 1. Câu phủ định - Nhưng không phải vậy đâu Sam à. + Câu được dùng để phản bác một ý kiến, nhận định + Có sự xuất hiện của từ phủ định “không phải” Câu phủ định bác bỏ - Mảnh đất này đâu phải là những người anh em của họ, mảnh đất này là kẻ thù của họ và khi đã chinh phục được, thì họ sẽ lấn tới + Câu xác nhận không có quan hệ anh em giữa “mảnh đất này” với người da trắng. + Có từ phủ định “đâu phải” Câu phủ định miêu tả 2. Câu khẳng định - Không có chúng đứng ở đầu chuỗi thức ăn, toàn bộ cộng đồng sinh thái dưới biển sẽ suy giảm và thay đổi tới mức không thể nhận ra. + Câu nêu một giả định nhằm khẳng định vấn đề. + Có chứa 2 từ phủ định “không” Câu khẳng định - Nguyên đi Huế + Câu xác nhận sự việc Nguyên đi Huế có xảy ra Câu khẳng định Kết luận Câu khẳng định Câu phủ định Khái niệm Là câu dùng để xác nhận sự tồn tại của một đối tượng hay của một diễn biến nào đó. Là câu dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó; hay phản bác một ý kiến, một nhận định Hình thức - Câu khẳng định thường không chứa các từ ngữ mang ý nghĩa phủ định - Chứa 2 từ phủ định (phủ định + phủ định = khẳng định) VD: Trẫm rất đau xót, không thể không rời đổi - Hoặc đặt các từ ngữ mang nghĩa phủ định sau một từ ngữ phiếm chỉ (ai, gì, nào,…) VD: Câu chuyện ấy ai chẳng biết. - Thường có các từ ngữ mang nghĩa phủ định như: không, chưa, chẳng, không phải, chẳng phải, đâu (có), có….đâu, làm gì, làm sao,… HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (25 phút) a. Mục tiêu: HS vận dụng được những tri thức đã biết để giải các bài tập về các kiểu câu b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS hoàn thành PHT theo nhóm bàn GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập 2 Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS suy nghĩ, làm bài tập cá nhân - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Bài tập 1 a. Câu khẳng định - Câu không chứa các từ ngữ phủ định - Xác nhận sự thật về ích lợi của hiện tượng ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long b. Câu phủ định - phủ định bác bỏ - Có từ phủ định “không” - Ý phản bác một nhận thức cho rằng “cách sống với mùa nước nổi hàng năm” mới hình thành trong thời gian gần đây. c. Câu phủ định – phủ định miêu tả - Có từ phủ định “chẳng thể” - Câu xác nhận không có tình trạng người nói quên đi mảnh đất tươi đẹp của mình. Bài tập 2 a. Không phải là câu phủ định + Tuy có xuất hiện từ phủ định (không), nhưng nội dung xác nhận sự “biết” của nhân vật “tôi” Câu khẳng định b. Câu phủ định bác bỏ. + Câu có từ phủ định “chẳng” (2 lần) + Nội dung: ngầm bác bỏ nhận thức rằng cuộc sống của người da trắng vẫn bình thường, khi theo cách nhìn của người da đỏ, đó là cuộc sống không bình thường. c. Câu phủ định miêu tả + Câu có từ phủ định “không” + Nội dung xác nhận rằng người dân ở vùng châu thổ sông Cửu Long không có sự lo ngại về tình trạng lũ lụt Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức hoạt động CHUYỂN CÂU: Chuyển những câu khẳng định sau thành những câu có ý nghĩa tương đương, trong đó có sử dụng hai từ phủ định a. Ai cũng muốn đuổi chúng đi (Ngô gia văn phái) Ví dụ: Không ai không muốn đuổi chúng đi b. Ngày nào Thị Nở cũng phải đi qua vườn nhà hắn (Nam Cao) Ví dụ: Không ngày nào thị Nở không phải đi qua vườn nhà hắn. c. Từ đấy, ngày nào Hoài Văn cũng xuống các thôn xóm, vận động bà con đứng lên cứu nước (Nguyễn Huy Tưởng) Ví dụ: Từ ngày đấy, không ngày nào Hoài Văn không xuống các thôn xóm, vận động bà con đứng lên cứu nước. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. * Hướng dẫn về nhà - Học bài, hoàn thành các bài tập - Soạn bài: Viết: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống. --------------------------------------- Ngày soạn: 19/4/2025 Ngày giảng: 24,25/4/2025 Tiết 123,124: VIẾT: VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH GIẢI THÍCH MỘT HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN I. Mục tiêu bài học 1. Về năng lực: a. Năng lực đặc thù - HS nắm được cấu trúc của VB thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên. - HS viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên bằng việc huy động hợp lí các trải nghiệm cá nhân và kiến thức thu nhận được qua các bài học trong chương trình, qua những tài liệu tự tìm hiểu, nghiên cứu thêm. b. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. - Tự chủ và tự học, tự thu thập, tổng hợp và phân loại thông tin 2. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, hoàn thành các bài tập. - Trách nhiệm: có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, cùng đội nhóm hoàn thành nhiệm vụ. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học - Kế hoạch bài dạy - SGK, SGV - Máy chiếu, máy tính 2. Học liệu - Tài liệu liên quan đến nội dung bài học (phiếu học tập…) III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức trò chơi CÂU ĐỐ HIỆN TƯỢNG Câu 1: Hiện tượng tự nhiên nào xảy ra khi ánh sáng mặt trời đi qua các giọt nước trong không khí, tạo ra dải màu sắc rực rỡ trên bầu trời? CẦU VỒNG Câu 2: Hiện tượng tự nhiên nào xảy ra khi mặt đất rung chuyển do sự giải phóng năng lượng tích tụ dưới dạng sóng cơ? ĐỘNG ĐẤT Câu 3: Một cơn mưa dồn dập kéo dài nhiều ngày khiến các con sông tràn đầy, làm ngập các khu vực ven biển. Đây là gì? LŨ LỤT Câu 4: Trên mặt đất, một lớp băng mỏng phủ trắng toàn bộ vùng đất vào buổi sáng, tan chảy khi mặt trời lên cao vào buổi trưa. Đây là gì? SƯƠNG MÙ Câu 5: Một cơn gió mạnh đi qua một khu vực, gây ra những vụn vỡ, nghiêng đổ cây cối và đôi khi gây ra thiệt hại nặng nề. Đây là gì? GIÓ BÃO - GV dẫn dắt vào bài học mới: Lũ lụt, hạn hán, gió bão là những hiện tượng tự nhiên thường thấy. Trong buổi học ngày hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem cách viết bài văn giải thích một hiện tượng tự nhiên nhé! HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 2.1. Giới thiệu kiểu bài (5 phút) a. Mục tiêu: Nắm được khái niệm, yêu cầu đối với văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đặt câu hỏi gợi dẫn: + Theo em, văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên là gì? Thuộc kiểu loại văn bản nào? + Mục đích của văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên là gì? + Cần chú ý những gì khi viết thể loại văn bản này? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, dựa vào SHS để trình bày các yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. Giới thiệu kiểu bài 1. Khái niệm - Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên là loại văn bản thông tin nhằm giới thiệu những hiểu biết khoa học cơ bản về hiện tượng đó. - Nội dung tìm hiểu + Khái niệm: Hiện tượng đó là gì? + Nguyên nhân: Tại sao có hiện tượng đó? + Ý nghĩa: Chúng có lợi hay có hại như thế nào? + Hành động: Cần làm gì để tận dụng lợi ích và khắc phục ảnh hưởng xấu của chúng?... - Mục đích: cung cấp cho người đọc những thông tin, số liệu chính xác về hiện tượng. 2. Yêu cầu - Nêu được hiện tượng tự nhiên cần giải thích. - Nêu được các biểu hiện cơ bản của hiện tượng tự nhiên cần giải thích - Trình bày được các căn cứ xác đáng để giải thích hiện tượng tự nhiên đã chọn - Nói rõ ảnh hưởng, tác động của hiện tượng tự nhiên đó đối với cuộc sống con người. 2.2 Phân tích bài viết tham khảo (25 phút) a. Mục tiêu: Đọc và phân tích được Bài viết tham khảo Ghềnh đá đĩa b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành đọc, phân tích bài viết tham khảo, trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV cho HS xem video về ghềnh đá đĩa GV áp dụng kĩ thuật THINK- PAIR- SHARE - Bài viết được chia làm mấy phần? - Phần mở bài của bài viết tham khảo đã giới thiệu về hiện tượng tự nhiên như thế nào? - Bài viết đã giới thiệu những điều gì về hiện tượng tự nhiên đó? - Bài viết đã giải thích hiện tượng tự nhiên dựa trên những căn cứ nào? - Phần kết bài đã khẳng định như thế nào về hiện tượng tự nhiên đó? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo sản phẩm thảo luận - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức II. Phân tích bài viết tham khảo 1. Mở bài: dẫn dắt, giới thiệu chung về ghềnh Đá Đĩa (địa điểm, toạ độ…) 2. Thân bài - Miêu tả về các đặc điểm về vị trí địa lí, kiến trúc của ghềnh Đá Đĩa + Chiều rộng 50m, chiều dài khoảng 200m + Ghềnh Đá Đĩa như một tổ ong khổng lồ ánh lên màu đen huyền bí nổi bật ở giữa vùng biển trong xanh - Giải thích đặc điểm đặc biệt của hiện tượng của hiện tượng tự nhiên bằng lập luận khoa học + Theo các nhà khoa học, đá ở ghềnh Đá Đĩa là loại đá badan hình thành trong quá trình hoạt động của núi lửa ở vùng cao nguyên Vân Hòa. + Nham thạch phun từ miẹng núi lửa, gặp nước lạnh đông cứng lại và rạn nứt đa chiều một cách tự nhiên 3. Kết bài: nêu ấn tượng, đánh giá chung về ghềnh Đá Đĩa 2.3. Thực hành viết theo các bước (55phút) a. Mục tiêu: Giúp HS - Biết viết bài theo các bước. - Lựa chọn đề tài để viết, tìm ý, lập dàn ý. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và bài viết của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đưa ra câu hỏi gợi mở: + Theo em, để viết tốt 1 bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên gồm có những bước nào? Trình bày những nội dung chính của các bước. - GV hướng dẫn học sinh các bước tiến hành viết một bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS trả lời từng câu hỏi - Dự kiến sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức III. Thực hành viết theo các bước 1. Trước khi viết a. Lựa chọn đề tài Một số đề tài có thể triển khai: - Hiện tượng thiên văn thường gặp: nhật thực, nguyệt thực, siêu trăng, mưa sao băng - Hiện tượng địa chất, thuỷ văn xảy ra theo chu kì hay đột biến: thuỷ triều, núi lửa phun trào, động đất, sóng thần... - Hiện tượng cảnh quan có kết cấu đặc biệt (có khi tạo thành thắng cảnh) ở một số vùng địa lí Vịnh Hạ Long, quân thể hang động Phong Nha – Kẻ Bàng, cao nguyên đá Đồng Văn... - Hiện tượng biến đổi khí hậu và các hệ luỵ của nó: Trái Đất nóng lên; băng tan ở các địa cực; bão, lũ thất thường sa mạc hoá;... - Hiện tượng biến động trong cuộc sống của muôn loài: chim di cư không về địa điểm quen thuộc, sự sinh sôi bất thường của một số loài côn trùng gây hại, sự "biến mất" của một thảm thực vật,... b. Tìm ý c. Lập dàn ý - Mở bài: Nêu hiện tượng tự nhiên và đưa ra cái nhìn bao quát văn hiện tượng này. - Thân bài + Miêu tả hay thuật lại các biểu hiện điển hình của hiện tượng tự nhiên. + Nêu lần lượt các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tự nhiên, kết hợp trích dẫn ý kiến của các chuyên gia và bổ sung trên cơ sở một số tài liệu được cập nhật. + Xác định mối liên hệ giữa hiện tượng tự nhiên với đời sống của con người nêu, đánh giá khái quát về thái độ và những việc con người đã làm trước hiện tượng tự nhiên đó. - Kết bài: Nêu ấn tượng hay đánh giá chung của bản thân về hiện tương tự nhiên được đề cập. 2. Viết bài - Triển khai mỗi ý đã dự kiến thành một đoạn văn có chủ đề riêng nằm trong chủ đôi chung của văn bàn. - Tránh làm dụng các hình thức biểu cảm (miêu tả chủ quan, rườm rà; dùng nhiều câu cảm;...). - Phân giải thích phải thật sự tường minh, có lí lẽ và căn cứ xác đáng, khoa học. Các trích dẫn (nếu có) phải đảm bảo tính chính xác, trung thực (ghi chú nguồn đầy đủ) - Có thể cài đặt các hình ảnh, sơ đồ, bàn đồ,... phù hợp để làm tăng tính trực quan, sinh động, hấp dẫn cho văn bản. * Hướng dẫn về nhà - Nắm chắc dàn ý chung - Hoàn thiện bài viết.
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

