Danh mục
KHBD NGU VAN 7 tuan 24 tiet 93,94
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 05/03/24 07:43
Lượt xem: 1
Dung lượng: 502.6kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 03/4/2024 Ngày dạy: 05/3/2024 Tiết 93,94: VIẾT VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI SỰ VIỆC CÓ THẬT LIÊN QUAN ĐẾN MỘT NHÂN VẬT LỊCH SỬ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. - Năng lực tiếp thu các yêu cầu khi viết bài văn, đoạn văn. 3. Phẩm chất: - Hiểu và trân trọng ngôn ngữ tiếng Việt. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7 tập hai, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV cho học sinh xem video tư liệu về anh hùng Kim Đồng và đặt câu hỏi: + Trong video, ai là nhân vật chính? + Video nói về sự kiện gì? + Nêu nhận xét của em về nhân vật chính?... - GV dẫn dắt vào bài học mới: ….. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 2.1. Yêu cầu đối với bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử (5 phút) a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu của bài văn kê lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Theo em, để viết được một bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử cần đảm bảo những yêu cầu gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, dựa vào SHS để trình bày các yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. Yêu cầu đối với bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử - Giới thiệu được nhân vật và sự việc có thật liên quan đến nhân vật đó. - Kể lại được sự việc theo một trình tự hợp lí, có sử dụng các yếu tố miêu tả trong khi kể. - Nêu được ý nghĩa của sự việc. - Nêu được suy nghĩ, ấn tượng của người viết về sự việc được kể. 2.2 Phân tích bài viết tham khảo (20 phút) a. Mục tiêu: Đọc và phân tích được Bài viết tham khảo “Thô-mát Ê-đi-xơn (Thomas Edison) và màn “trình diễn’' ánh sáng” b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành đọc, phân tích bài viết tham khảo, trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức hoạt động CẶP ĐÔI CHIA SẺ + YÊU CẦU: hoàn thiện phiếu học tập theo cặp đôi + THỜI GIAN: 5 phút Bài viết kể về sự việc gì? Sự việc đó có thật không và liên quan đến nhân vật nào? Diễn biến của sự việc như thế nào? Sự việc có ý nghĩa ra sao? Người viết bày tỏ suy nghĩ gì về sự việc được kể? Bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả không? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ - Dự kiến sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức II. Phân tích bài viết tham khảo - Bài viết kể về màn trình diễn ánh sáng - Sự việc đó có thật và liên quan đến nhà khoa học nổi tiếng Thô-mát Ê-đi-xơn - Thô-mát Ê-đi-xơn đã cho treo hàng trăm bóng đèn điện quanh phòng phí nghiệm, quanh nhà và dọc đường nơi ông sinh sống. - Màn “trình diễn” ánh sáng của Thô-mát Ê-đi-xơn mở đầu cho việc đưa ánh sáng đèn điện đến với cuộc sống con người. - Màn “trình diễn” đó đã mở ra một kỉ nguyên ánh sáng mới, làm thay đổi thế giới. - Những chiếc bóng đèn có vỏ ngoài được làm bằng thủy tịnh cách nhiệt, bên trong có chứa dây đốt, tỏa ánh sáng liên tục và dìu dịu. 2.3. Thực hành viết theo các bước (60 phút) a. Mục tiêu: Giúp HS - Biết viết bài theo các bước. - Lựa chọn đề tài để viết, tìm ý, lập dàn ý. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và bài viết của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NHIỆM VỤ 1: Trước khi viết (15 phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đưa ra câu hỏi gợi mở: + Theo em, để viết tốt 1 bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến sự việc lịch sử, gồm có những bước nào? Trình bày những nội dung chính của các bước. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi; - Dự kiến sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trình bày sản phẩm - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức III. Thực hành viết theo các bước 1. Trước khi viết a. Lựa chọn đề tài. Chọn một nhân vật lịch sử - Nhà quân sự, nhà chính trị, nhà khoa học, nhà phát minh hoặc nhà văn hóa…có những đóng góp to lớn giúp ích cho đất nước, nhân loại. - Người có tài năng xuất chúng, sáng tạo ra những sản phẩm có ích cho cộng đồng mà em biết và từng tiếp xúc. - Chọn một sự việc liên quan đến cuộc sống hay thành tựu, chiến công của nhân vật mà em thấy thú vị. Ví dụ: Kim Đồng- người anh hùng nhỏ tuổi b. Tìm ý PHIẾU TÌM Ý - Nhân vật lịch sử mà em lựa chọn định kể là ai? Sự việc có thật liên quan đến nhân vật đó mà em định kể là sự việc gì? - Sự việc diễn ra ở đâu, khi nào? Sự việc đó diễn ra như thế nào? + Thời gian? + Địa điểm? + Diễn biến chính? - Sự việc đó có ý nghĩa như thế nào? + Với riêng nhân vật lịch sử? + Với cộng đồng, nhân loại? Em có suy nghĩ gì về sự việc được kể? c. Lập dàn ý - Mở bài: + Giới thiệu đôi nét về nhân vật + Giới thiệu sự việc liên quan đến nhân vật. - Thân bài: + Kể diễn biến của sự việc. Lưu ý sử dụng yếu tố miêu tả. + Nêu ý nghĩa/ tầm ảnh hưởng của sự việc. +…… - Kết bài: Nêu suy nghĩ và ấn tượng của người viết về sự việc. TIẾT 2 HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NHIỆM VỤ 2: viết bài văn (45 phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đưa ra câu hỏi gợi mở: + Theo em, để viết tốt 1 bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến sự việc lịch sử, gồm có những bước nào? Trình bày những nội dung chính của các bước. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi; - Dự kiến sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trình bày sản phẩm - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức - GV thu 1/3 số bài của lớp, chấm chữa/ trả vào giờ sau. 2. Viết bài - Bám sát dàn ý đã lập - Lựa chọn các từ ngữ phù hợp (nếu viết về câu chuyện khoa học thì có thể tra cứu từ điển để hiểu những thuật ngữ chuyên môn khó) - Lưu ý đến tính xác thực của các chi tiết có liên quan đến sự việc được kể. - Các câu, các ý phải đảm bảo tính liên kết về hình thức và mạch lạc về nội dung. * Hướng dẫn về nhà - Hoàn thiện bài viết - Chuẩn bị bài: Nói và nghe: Thảo luận về vài trò của công nghệ đối với đời sống của con người. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS làm đề bài sau: : Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Bài tham khảo Dân tộc Việt Nam trong quá khứ và hiện tại luôn rất anh hùng, dũng cảm, kiên trung xây dựng và bảo vệ đất nước. Có rất nhiều những tấm gương người anh hùng đã không tiếc máu xương để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Anh Kim Đồng là một người như vậy. Kim Đồng là một người dân tộc Tày. Cha mất sớm, anh sống cùng mẹ - một người phụ nữ đảm đang nhưng ốm yếu. Từ nhỏ, Kim Đồng đã dũng cảm, quyết đoán, mạnh mẽ, có tinh thần yêu nước, căm thù giặc.Tuy tuổi còn nhỏ nhưng anh rất hăng hái làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Anh được bầu làm đại đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng cứu quốc. Anh không ngại khó khăn, thử thách, nguy hiểm trên đường làm nhiệm vụ. Trong một lần làm nhiệm vụ, anh bị giặc Pháp bắn và hi sinh. Khi ấy, anh mới chỉ 14 tuổi. Đã có rất nhiều bài thơ, bài hát được sáng tác để ghi nhớ công ơn của anh. Hình ảnh anh Kim Đồng sẽ luôn sáng mãi, là tấm gương cho thanh thiếu niên Việt Nam về tinh thần yêu nước sâu sắc, sự thông minh, gan dạ. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: + HS rà soát, chỉnh sửa bài viết theo gợi ý chỉnh sửa + Làm việc nhóm, đọc bài và góp ý cho nhau nghe, chỉnh sửa bài nhau theo mẫu Ngày soạn: 24/2/2023 Ngày dạy: 1/3/2023 TIẾT 95,96 NÓI VÀ NGHE THẢO LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - HS nhận biết được vi trò của công nghệ đối với đời sống cảu cong người, trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực - HS biết cách thảo luận về một vấn đề gây tranh cãi, biết đưa ra ý kiến của mình, biết cách xác định những điểm thống nhất và khác biệt giữa các ý kiến, đồng thời biết lắng nghe và đối thoại với ý kiến của người khác trên tinh thần tôn trọng. 2. Năng lực a. Năng lực chung Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực trình bày. b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập trao đổi về vai trò của công nghệ đối với đời sống con người. - Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn. 3. Phẩm chất: - HS tham gia tích cực vào nội dung bài học. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7 tập hai, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b.Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV chiếu hình ảnh và đưa ra câu hỏi khởi động: chia sẻ hiểu biết của em về vai trò của ngành công nghệ đối với đời sống con người. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - GV dẫn vào bài học: Trong nhứng thập niên gần đây, công nghệ đã có nhiều bước tiến vượt bậc. Thành tựu của công nghệ đã giúp con người có niềm tin và động lực quyết biến ước mơ thành hiện thực. Nhưng, phải chăng công nghệ càng phát triển thì con người càng lệ thuộc vào nó? Tương lai của con người sẽ ra sao khi công nghệ tiếp tục phát triển? Trong buổi học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau Thảo luận về vai trò của công nghệ đối với đời sống con người. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 2.1. Trước khi nói a. Mục tiêu: HS nắm được cách xây dựng bài nói đạt yêu cầu. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Để thực hiện tốt bài thảo luận về vai trò của ngành công nghệ đối với đời sống con người, em cần chuẩn bị những gì cho bước trước khi nói? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. TRƯỚC KHI NÓI 1. Chuẩn bị nội dung nói - Thảo luận về vấn đề chung như vai trò của công nghệ đối với đời sống con người. - Có thể lựa chọn một số khía cạnh của vấn đề như: + Phải chăng công nghệ càng phát triển thì con người càng lệ thuộc vào nói. + Tương lai của con người sẽ ra sao khi công nghệ tiếp tục phát triển? - Tìm kiếm thông tin liên quan từ các phương tiện như sách báo hoặc các phương tiện nghe nhìn. - Tìm ý bằng cách cách tự đặt câu hỏi và trả lời. - Sắp xếp các ý tìm được thành một dàn ý theo trật tự: nêu vấn đề  hai mặt tích cực, tiêu cực của vấn đề  nếu quan điểm cá nhân 2. Luyện tập - Luyện nói 1 mình: trước gương hoặc máy quay. - Luyện nói với nhóm: trước gia đình hoặc nhóm bạn bè. - Chú ý: điều chỉnh thời gian sao cho phù hợp với quy định để không ảnh hưởng đến thời gian chung của cuộc thảo luận 2.2. Trình bày bài nói a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: II. TRÌNH BÀY BÀI NÓI 1. Mở đầu - Lời chào, nụ cười thiện cảm - Tạo không khí thoải mái, thu hút sự chú ý của người nghe trước khi kể - Dẫn dắt vào vấn đề :Vai trò của công nghệ đối với đời sống con người Ví dụ: Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường......... Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, trẻ em được tiếp cận với các sản phẩm công nghệ từ rất sớm như: Ipad, Smartphone, tivi, máy tính, ... Trên thực tế, chúng ta rất dễ dàng bắt gặp những trẻ nhỏ đã sử dụng thành thạo iphone, ipad, ... ngoan ngoãn ngồi chơi hàng tiếng đồng hồ không làm phiền bố mẹ. Nhiều câu hỏi được đặt ra đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh: Công nghệ là gì? Phải chăng công nghệ càng phát triển thì con người càng lệ thuộc vào nó? Tương lai của con người sẽ ra sao khi công nghệ tiếp tục phát triển? Hãy cùng trao đổi với tôi để tìm hiểu và giải đáp thắc mắc trên nhé! 2. Triển khai - Nêu được bản chất của vấn đề (công nghệ sẽ ngày càng phát triển và những tác động của nó đến đời sống….) - Trình bày được sự ảnh hưởng hai mặt của công nghệ đối với cuộc sống con người và cách sử dụng công nghệ hiệu quả nhất. - Khái quát lại nội dung vừa trình bày, nhấn mạnh ý nghĩa cá nhân. 3. Kết luận: - Chốt lại vấn đề vừa trao đổi - Lời cảm ơn Cuối cùng, thông qua bài trao đổi này hy vọng các bậc phụ huynh cũng như tất cả mọi người sẽ có cái nhìn tổng quát hơn trong việc cho con sử dụng các sản phẩm công nghệ để từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp trong quá trình giáo dục, phát triển thể chất, trí tuệ, tâm hồn của trẻ. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ của thầy cô và các bạn vấn đề khác mà mọi người quan tâm. DỰ KIẾN SẢN PHẨM II. TRÌNH BÀY BÀI NÓI 1. Mở đầu - Lời chào, nụ cười thiện cảm - Tạo không khí thoải mái, thu hút sự chú ý của người nghe trước khi kể - Dẫn dắt vào vấn đề :Vai trò của công nghệ đối với đời sống con người Ví dụ: Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường......... Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, trẻ em được tiếp cận với các sản phẩm công nghệ từ rất sớm như: Ipad, Smartphone, tivi, máy tính, ... Trên thực tế, chúng ta rất dễ dàng bắt gặp những trẻ nhỏ đã sử dụng thành thạo iphone, ipad, ... ngoan ngoãn ngồi chơi hàng tiếng đồng hồ không làm phiền bố mẹ. Nhiều câu hỏi được đặt ra đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh: Công nghệ là gì? Phải chăng công nghệ càng phát triển thì con người càng lệ thuộc vào nó? Tương lai của con người sẽ ra sao khi công nghệ tiếp tục phát triển? Hãy cùng trao đổi với tôi để tìm hiểu và giải đáp thắc mắc trên nhé! 2. Triển khai - Nêu được bản chất của vấn đề (công nghệ sẽ ngày càng phát triển và những tác động của nó đến đời sống….) - Trình bày được sự ảnh hưởng hai mặt của công nghệ đối với cuộc sống con người và cách sử dụng công nghệ hiệu quả nhất. - Khái quát lại nội dung vừa trình bày, nhấn mạnh ý nghĩa cá nhân. 3. Kết luận: - Chốt lại vấn đề vừa trao đổi - Lời cảm ơn Cuối cùng, thông qua bài trao đổi này hy vọng các bậc phụ huynh cũng như tất cả mọi người sẽ có cái nhìn tổng quát hơn trong việc cho con sử dụng các sản phẩm công nghệ để từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp trong quá trình giáo dục, phát triển thể chất, trí tuệ, tâm hồn của trẻ. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ của thầy cô và các bạn vấn đề khác mà mọi người quan tâm. 2.3. Sau khi nói a. Mục tiêu: Biết nhận xét, đánh giá về HĐ nói của bạn dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS trao đổi sau khi nói - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ III. SAU KHI NÓI Người nghe + Nhận xét về ý kiến trình bày: nội dung, cách thức trình bày. Khi nhận xét về nội dung, cần hướng vào ý kiến trình bày, không sa đà vào những vấn đề không liên quan. + Tranh luận để bày tỏ sự đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến của người nói + Bổ sung những thông tin em biết về vấn đề được nói tới. Người nói + Tiếp thu nếu thấy những ý kiến đó là xác đáng. + Trao đổi lại với những ý kiến thống nhất cũng như ý kiến khác biệt với mình. + Tranh luận, dùng những lí lẽ thuyết phục để bảo vệ những điểm hợp lí trong ý kiến trình bày của em. + Tự rút kinh nghiệm sau quá trình thảo luận. *Củng cố, mở rộng. Thực hành đọc. a. Mục tiêu: Vận dụng kĩ năng đọc qua văn bản 1,2,3 để thực hành đọc hiểu văn bản b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv yêu cầu học sinh làm bài tập 1,2 Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát, lắng nghe, suy nghĩ - GV lắng nghe, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Hs trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv định hướng về mục tiêu cần đạt qua bài học cho học sinh I. CỦNG CỐ- MỞ RỘNG Bài tập 1 Văn bản Dấu hiệu của truyện khoa học viễn tưởng Cuộc chạm trán trên đại dương - Đề tài: phát triển khoa học tương lai - Tình huống: li kì, gay cấn - Không gian: đại dương và đáy đại dương Đường vào trung tâm vũ trụ - Cốt truyện: tưởng tượng, dựa trên giả thuyết về công nghệ gen - Sự việc: li kì - Không gian: ngoài Trái Đất (tâm Vũ Trụ) - Thời gian: dịch chuyển giữa hiện tại và cổ đại - Nhân vật: có trí thông minh, ưa phiêu lưu, mạo hiểm; nhân vật kì ảo (con ngựa có cánh,...) Bài tập 2 - Cốt truyện li kì, hấp dẫn, gay cấn. - Sự kiện diễn ra trong không gian và thời gian kì lạ, được lí giải dựa trên những giả thuyết và dự báo khoa học. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV gọi 1 bạn đọc to văn bản trước lớp - GV chia lớp thành 3 nhóm tìm hiểu về (đề tài, không gian, nhân vật chinh, thông điệp của văn bản “Chiếc đũa thần”) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận theo nhóm Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV chốt và mở rộng kiến thức. II. THỰC HÀNH ĐỌC VĂN BẢN “CHIẾC ĐŨA THẦN” 1. Đề tài du hành vũ trụ 2. Không gian ngoài vũ trụ 3. Nhân vật chính là một nhà khoa học 4. Thông điệp về khát vọng làm chủ vũ trụ của các nhà khoa học. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Học sinh thực hiện bài nói trên lớp. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài nói c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động CÙNG THỂ HIỆN TÀI “ Thảo luận về vai trò của ngành công nghệ đối với đời sống của con người” - Hình thức: chia làm 4 nhóm, sau khi thảo luận, mỗi nhóm cử đại diện 1 bạn trong nhóm nên trình bày trước lớp. - Thời gian: thảo luận (5 phút), trình bày (3 phút) Bài nói tham khảo Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường......... Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, trẻ em được tiếp cận với các sản phẩm công nghệ từ rất sớm như: Ipad, Smartphone, tivi, máy tính, ... Trên thực tế, chúng ta rất dễ dàng bắt gặp những trẻ nhỏ đã sử dụng thành thạo iphone, ipad, ... ngoan ngoãn ngồi chơi hàng tiếng đồng hồ không làm phiền bố mẹ. Nhiều câu hỏi được đặt ra đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh: Công nghệ là gì? Phải chăng công nghệ càng phát triển thì con người càng lệ thuộc vào nó? Tương lai của con người sẽ ra sao khi công nghệ tiếp tục phát triển? Hãy cùng trao đổi với tôi để tìm hiểu và giải đáp thắc mắc trên nhé! Thứ nhất, chúng ta hãy cùng trả lời: Công nghệ là gì? Công nghệ là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. ………………………………………. → Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong tương lai sẽ đưa con người phát triển lên một tầm cao mới, con người sẽ sống một cuộc sống hiện đại hơn, tiện ích hơn. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực mà công nghệ đem đến thì nó cũng còn tồn đọng rất nhiều mặt tiêu cực. Chính vì vậy, con người cần phải biết cân đối và kìm hãm công nghệ đồng thời bản thân cũng phải cần nỗ lực và rèn luyện không ngừng để mọi thứ được cân bằng. Cuối cùng, thông qua bài trao đổi này hy vọng các bậc phụ huynh cũng như tất cả mọi người sẽ có cái nhìn tổng quát hơn trong việc cho con sử dụng các sản phẩm công nghệ để từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp trong quá trình giáo dục, phát triển thể chất, trí tuệ, tâm hồn của trẻ. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ của thầy cô và các bạn vấn đề khác mà mọi người quan tâm. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV áp dụng “kĩ thuật 3 lần 3” giúp HS đánh giá, nhận xét bài nói của nhóm bạn (3 điểm tốt, 3 điểm chưa tốt, 3 đề nghị cải tiến) và chấm điểm theo bảng đánh giá bài nói theo mẫu sau: - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.