
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 26/03/24 13:29
Lượt xem: 1
Dung lượng: 193.5kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 24/3/2024 Ngày dạy: 26/3/2024 Tiết 105 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS củng cố hai khái niệm mạch lạc và liên kết, mối quan hệ giữa liên kết và mạch lạc, các biện pháp và phương tiện liên kết thông dụng, liên kết các câu trong đoạn văn và liên kết các đoạn trong văn bản, chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. - HS nhận diện các phương tiện liên kết thường sử dụng trong văn bản, phân tích được chức năng của liên kết qua những ngữ liệu cụ thể, vận dụng tri thức về liên kết vào việc viết đoạn văn hoặc tạo lập văn bản. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực chuyên biệt - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập xác định mạch lạc và liên kết trong văn bản. - Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn. 3. Phẩm chất - Thái độ học tập nghiêm túc. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7 tập hai, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5’) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV đưa ra yêu cầu / nhiệm vụ cho HS: CON MẮT TINH TƯỜNG – VƯỢT MỌI CUNG ĐƯỜNG - GV phát bảng ma trận chữ cái (có thể trình chiếu, có thể in ra và phát cho HS). Trong bảng ma trận đó, HS sẽ tìm nhanh các từ khóa sau: TỪ NGỮ, BIỆN PHÁP, MẠCH LẠC, LIÊN KẾT, PHÉP NỐI, PHÉP THẾ, PHÉP LẶP, ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN, QUAN HỆ - Thời gian thực hiện: 3 phút - HS nào tìm đúng, đủ và nhanh nhất sẽ chiến thắng - HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời; - GV dẫn dắt vào bài học mới: Cũng giống như những mắt xích, trong một văn bản cũng cần có sự liên kết, mạch lạc, hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức. Vậy làm thế nào để liên kết các câu trong đoạn và liên kết các đoạn trong văn bản? Bài học hôm nay cô trò cùng đi tìm hiểu Biện pháp liên kết và từ ngữ liên kết. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (15p) a. Mục tiêu: HS củng cố hai khái niệm mạch lạc và liên kết, mối quan hệ giữa liên kết và mạch lạc, các biện pháp và phương tiện liên kết thông dụng, liên kết các câu trong đoạn văn và liên kết các đoạn trong văn bản, chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi dẫn + Hãy nhắc lại khái niệm Mạch lạc và liên kết. + Quan sát vào 3 ví dụ trong SGK, trang 59-60 và hoàn thành nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1: NHẬN DIỆN + Chỉ ra từ ngữ nối biểu thị quan hệ giữa câu sau và câu trước: Có lẽ cháu nghĩ rằng tấm bản đồ dẫn đường của ông sau đó đã trở nên rõ ràng hơn, khi ông đã trưởng thành. Nhưng không phải vậy đâu Sam à. + Chỉ ra từ ngữ dùng để thay thế cho từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước: Hai mươi tuổi, chàng thanh niên Lỗ Tấn du học ở Nhật. Ông theo ngành Y. + Chỉ ra từ ngữ được lặp lại ở các câu trong đoạn văn sau: Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thực sự bế tắc. Ông không biết có phải mình là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không. […] Ông cảm thấy mặt đất dưới chân mình sao mà bấp bênh và không bền vững. Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ 1, HS thực hiện tiếp nhiệm vụ 2. GV có thể chấm chữa xong nhiệm vụ 1 rồi tiếp tục giao nhiệm vụ 2. Nhiệm vụ 2: GHÉP CẶP (HS nối phép liên kết với đặc điểm tương ứng của chúng) Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. Hình thành kiến thức 1. Khái niệm mạch lạc: - Là sự liền mạch về nội dung của một đoạn văn hoặc văn bản; chủ yếu dựa trên sự thống nhất về đề tài và sự tiếp nối theo một trình tự hợp lí giữa các câu trong đoạn văn hoặc giữa các đoạn văn trong văn bản. - Các câu, các đoạn, các phần: + Đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề xuyên suốt + Được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lý trước sau hô ứng chủ đề liền mạch và gợi nhiều hứng thú cho người đọc (người nghe) 2. Khái niệm liên kết: - Là quan hệ về mặt hình thức giữa các câu trong đoạn văn hoặc giữa các đoạn trong văn bản. - Thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ như: + từ ngữ nối + từ ngữ lặp lại + từ ngữ thay thế (từ đồng nghĩa, đại từ)…. 3. Nhận diện một số biện pháp liên kết và từ ngữ liên kết a. Phép nối (đoạn a – “Nhưng”) Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa hai câu liền với nhau b. Phép thế (Từ ông thay thế cho từ chàng thanh niên Lỗ Tấn ở câu trước) Tạo ra sự liên kết giữa hai câu với nhau c. Phép lặp (từ ông) Tạo ra sự liên kết giữa các câu với nhau Phép lặp: được tạo nên bằng cách để câu sau lặp lại một số từ ngữ ở câu trước Phép thế: sử dụng từ ngữ ở câu sau thay thế cho từ ngữ ở câu trước Phép nối: sử dụng từ ngữ nối Hoạt động 3: Luyện tập (20p) a. Mục tiêu: biết sử dụng kiến thức vừa học để giải quyết các bài tập b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức làm bài tập 1,2,3,4,5 Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Bài tập 1 - Nội dung đoạn 1: “Ông” kể cho Sam về cách nhìn cuộc đời của mẹ ông và bố ông. - Nội dung đoạn 2: “Ông” luôn tin tưởng mọi người, ngược lại, mẹ ông thì luôn hoài nghi. Do tất cả các câu trong đoạn văn cùng tập trung thể hiện một chủ đề, giữa các câu có sự liên kết về hình thức. Bài tập 2 - Ở đoạn thứ nhất: + Câu (2) gắn với câu (1) bằng lặp từ ngữ (bản đồ dẫn đường của cháu- tấm bản đồ của ông) + Câu (3) gắn với câu (2) bằng lặp từ (ông) + Câu (4) gắn với câu (3) bằng đại từ thay thế (mẹ ông-bà) và lặp lại từ (ông) + Câu (5) gắn với câu (4) bằng từ ngữ thay thế (quan điểm đó thay cho cụm từ dài nói về quan điểm của bà mẹ) và lặp lại từ (ông) - Ở đoạn thứ hai: tất cả các câu liền kề nhau đều gắn với nhau bằng cách lặp lại từ ông Bài tập 3 - Câu có tác dụng liên kết giữa hai đoạn: “Nhưng quan điểm ấy dường như không phù hợp với ông” - Các phương tiện liên kết đoạn thứ hai: quan hệ từ nhưng - chữ đầu tiên nằm ở câu (1) của đoạn thứ hai, bên cạnh đó lặp lại từ quan điểm ở đoạn trước cũng có tác dụng liên kết Bài tập 4 - Cách sắp xếp thứ nhất: 2, 4, 1, 5, 3 Nhận xét: một số câu liền kề nhau không còn phương tiện liên kết, nhưng quan trọng hơn, giữa chúng không có mối quan hệ về nội dung - Cách sắp xếp thứ hai: 7, 3, 4, 6, 1, 5, 2 Nhận xét: về hình thức, phương tiện liên kết (lặp từ ông) vẫn tồn tại, song giữa các câu không có sự liên hệ về nội dung. Cả hai đều không hề toát ra chủ đề gì, vì thế, đó không phải là hai đoạn văn, mà chỉ là những câu văn lộn xộn. Bài tập 5 Khi hoán đổi hai đoạn thì cả hai đoạn không còn quan hệ lô-gíc, tính liên kết với nhau nữa. Đoạn đầu là mở đầu và giới thiệu quan điểm, đoạn sau là nêu ý kiến của bản thân, bình luận, suy nghĩ về quan điểm đó. Chính vì vậy ta không thể đảo vị trí của hai đoạn. Hoạt động 4: Vận dụng (5p) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV cho học sinh làm bài tập nhanh: Phân tích tính liên kết nội dung và liên kết hình thức của các đoạn trích sau: Mẹ ơi, trên mây có người gọi con: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”. Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”. Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. “Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”. (R. Ta-go, Mây và sóng) Gợi ý: Đoạn thơ của Ta-go có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức: - Về nội dung: +Các câu trong văn bản cùng hướng đến chủ đề: Cuộc trò chuyện của em bé với nhũng người “trên mây”. + Các câu trong văn bản được sắp xếp theo trình tự của cuộc trò chuyện. - Về hình thức: Các câu trong văn bản được liên kết chặt chẽ bằng các phép liên kết: + phép lặp: mẹ, họ, được, chơi, con, mây + phép thế: họ (thế cho những người “trên mây”) + phép nối: nhưng, liên tưởng: sử dụng trường từ vựng về thiên nhiên (bình minh, vầng trăng, trái đất, trời, mây). - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. * Hướng dẫn về nhà: - Học bài - Hoàn thiện bài tập - Soạn bài: “Hãy cầm lấy và đọc” (Câu hỏi giao nhiệm vụ học tập Gv gửi qua GVCN lớp). --------------------------------------- Ngày soạn: 24/3/2024 Ngày dạy: 26+29/3/2024 TIẾT 106, 107 HÃY CẦM LẤY VÀ ĐỌC - Huỳnh Như Phương- I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS nắm được chủ đề và quan điểm của người viết thể hiện qua VB nghị luận (nhu cầu và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với đời sống con người, cách chọn sách, cách đọc, biện pháp khắc phục sự xuống cấp của văn hóa đọc,…) Tất cả đều được trình bày thành những ý kiến có khả năng định hướng suy nghĩ cho người đọc. - HS hiểu được cách sử dụng lí lẽ, bằng chứng, nghệ thuật diễn đạt, cách chuyển đoạn và liên kết để hướng tới một chủ đề chung của VB nghị luận. 2. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực chuyên biệt: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Hãy cầm lấy và đọc - Năng lực đọc hiểu, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Hãy cầm lấy và đọc. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản. - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề. 3. Phẩm chất: - HS có trách nghiệm với bản thân và với cộng đồng. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Các phương tiện kỹ thuật - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5’) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV đặt câu hỏi gợi dẫn vào bài: + Nêu một câu danh ngôn nói về sách hoặc về việc đọc sách mà em cho là có ý nghĩa. + Em thích đọc loại sách nào? Em đã từng thu nhận được điều gì bổ ích sau khi đọc một cuốn sách? - GV dẫn dắt vào bài mới: Sách là một kho tàng tri thức khổng lồ, là tinh hoa của nhân loại. Sách đem đến cho mỗi người rất nhiều điều bổ ích, chữa lành tâm hồn con người, đưa con người tới chiếm lĩnh tri thức và thế giới. Trong văn bản Hãy cầm lấy và đọc mà chúng ta sẽ được học ngày hôm nay, hãy cùng nhau đi lĩnh hội những tri thức mới nhé. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Đọc và tìm hiểu chung (25 p) a. Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1: đọc- chú thích Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: đọc văn bản trước lớp và các bạn ngồi dưới đánh giá phần đọc của bạn theo gợi ý sau: - Gv giải thích một số từ khó cho học sinh. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS theo dõi sgk - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá Thao tác 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS tìm hiểu các yếu tố: + Tác giả Huỳnh Như Phương (năm sinh, quê quán, thể loại sáng tác, một số tác phẩm tiêu biểu…) + Tác phẩm, đoạn trích (thể loại, xuất xứ, PTBĐ, bố cục, tóm tắt…) - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức * Tóm lược một số ý kiến được tác giả lần lượt trình bày trong văn bản - Câu chuyện về việc lĩnh hội sứ mệnh đọc sách, nghiên cứu của Thánh Au-gu-xtinh - Vai trò của việc đọc sách đối với đời sống tinh thần của con người - Sự khuyến khích đọc sách đến từ những người có trách nhiệm với ta - Sự kì diệu của sách và tác dụng to lớn của việc đọc sách - Đọc sách trong điều kiện thay đổi hình thức sách - Giải pháp cho tình trạng xuống cấp của văn hóa đọc - Nhắc lại thông điệp về việc đọc sách I. Đọc- Tìm hiểu chung 1. Đọc- chú thích a. Đọc Đọc thành tiếng văn bản Hãy cầm lấy và đọc, 2 bạn đọc nối tiếp nhau (GV đọc mẫu đoạn đầu) + HS đọc nối tiếp; thực hiện các nhiệm vụ trong khi đọc (theo dõi, dự đoán, phân tích, tưởng tượng) + Trong quá trình đọc, gặp các thẻ câu hỏi theo dõi, phân tích, suy luận dừng lại 1 phút để suy ngẫm b. Chú thích + Tương truyền: truyền miệng cho nhau nghe trong dân gian từ đời nọ tới đời kia + Sứ mệnh: nhiệm vụ quan trọng, được coi là thiêng liêng + Mặc khải: một khả năng đặc biệt mà chúa ban cho, có thể nhận biết trong khoảnh khắc những điều mà người thường không thể biết. + Trung đại: thời Trung cổ ở các nước châu Âu và thời phong kiến ở các nước phương Đông + Thông điệp: điều công khai gửi đến mọi người + Tuyệt thực: nhịn ăn để thể hiện thái độ phản kháng + Cố định hóa: làm cho giữ nguyên trạng thái, không thay đổi + Phản biện: đánh giá theo một góc nhìn khác + Tha nhân: người khác 2. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả - Huỳnh Như Phương sinh năm 1955 - Quê ở Quảng Ngãi - Là giảng viên đai học, nhà nghiên cứu phê bình văn học. - Tác phẩm chính: Dẫn vào tác phẩm văn chương (1986); Trường phài Hình thức Nga (2007); Những nguồn cảm hứng trong văn hoc(2008); Hãy cầm lấy và đọc (2016); Giấc mơ, cảnh tượng và cái nhìn (2019);.. b. Tác phẩm - Thể loại: Văn bản nghị luận - Xuất xứ: Trích từ cuốn «Hãy nhìn lấy và đọc» - PTBĐ: Nghị luận kết hợp tự sự - Bố cục: + Phần 1: từ đầu...thời trung đại Câu chuyện về động lực đọc sách của Thánh Au-gu-xtinh + Phần 2: tiếp... là vô ích Những vấn đề của việc đọc sách + Phần 3: còn lại Nhắc lại về thông điệp của sách - Tóm tắt: Có một lần Thánh Au-gu-xtinh do nghe giọng nói thì thầm của một em bé: “Hãy cầm lấy mà đọc” mà được thúc đẩy đi sâu vào nghiên cứu triết học và trở thành nhà tư tưởng hàng đầu của thời trung đại. Vượt qua tính chất huyền bí của câu chuyện, lời mời gọi trân trọng người ta đọc một cuốn sách. Con người không ăn có thể chết nhưng người không đọc cũng có thể “chết” dần. Không phủ nhận vai trò của sách trong bối cảnh ngày càng tăng của các phương tiện hiện đại. Chữ nghĩa mang lại kiến thức, văn hóa cho con ngườ, chứa đựng nhiều điều kì diệu của nhân loại. Nền giáo dục không khuyến khích con người đọc sách là nền giáo dục phiến diện. Lâu nay chúng ta thường nghe những báo động về sự sa sút văn hóa đọc. Sách sinh ra là dùng để đọc, không phải để trưng bày. Hãy cầm sách lên và đọc Hoạt động 2.2: Khám phá văn bản a. Mục tiêu: - Phân tích được vấn đề của văn bản - Phân tích được nội dung của vấn đề qua các luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng - Phân tích được kết thúc của văn bản b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1: Tìm hiểu vấn đề nghị luận (15p) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV đặt câu hỏi gợi dẫn: 1. Vấn đề được bàn trong tác phẩm là gì? 2. Nêu tác dụng của cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện? 3. Mục đích kể chuyện của người viết? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức II. Khám phá văn bản 1. Vấn đề nghị luận - Câu chuyện huyền bí về động lực đọc sách của thánh Au-gu-xtinh - Vấn đề: bàn về việc đọc sách Vấn đề quan trọng, có ý nghĩa với nhiều người. - Thông điệp: «Hãy cầm lấy và đọc» hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào. - Tác dụng của cách gợi dẫn vấn đề + Tạo ấn tượng, khơi gợi sự tò mò của người đọc về vấn đề được bàn tới + Từ câu chuyện của Thánh, tác giả khéo léo kết nối với vấn đề mình muốn đề cập tới. + Câu chuyện mở đầu văn bản tạo nên sự hấp dẫn, như là một dẫn chứng quan trọng cho văn bản TIẾT 2 Thao tác 2: Tìm hiểu bàn luận về vấn đề (23 p) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu học sinh chia nhóm và hoàn thành nhiệm vụ sau + Nhóm 1: a. Cách lí giải về thông điệp «Hãy cầm lấy và đọc» + Nhóm 2: b. Vai trò của việc đọc sách đối với đời sống con người + Nhóm 3: c. Điều kiện để giải quyết tình trạng sa sút trong văn hóa đọc + Nhóm 4: d, Đọc sách là một kiểu trải nghiệm - Thời gian: 10 phút Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS chia nhóm và hoàn thành nhiệm vụ được phân công. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. 2. Bàn luận về vấn đề Vấn đề: bàn về việc đọc sách Vấn đề quan trọng, có ý nghĩa với nhiều người. a. Cách lí giải về thông điệp «Hãy cầm lấy và đọc» - Được coi như một thông điệp của văn bản để kêu gọi mọi người + Hãy tiếp xúc trực tiếp với cuốn sách, tự trải nghiệm mà không qua một trung gian nào. + Việc tự tiếp xúc với sách sẽ khác với việc nghe người khác nói lại (được trực tiếp có cảm xúc và tiếp xúc với ngôn từ) + Việc đọc sách sẽ là một trải nghiệm cho bản thân b. Vai trò của việc đọc sách đối với đời sống con người - Lí lẽ: Đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người. - Bằng chứng: Con chữ trên trang sách hàm chứa văn hóa của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước. Chữ kích thích trí tưởng tượng của người đọc, không bị cố định hóa trong một khuôn khổ, hình thể nào. - Lí lẽ: Một nền giáo dục không khuyến khích con người đọc sách là một nền giáo dục phiến diện - Bằng chứng: Tạo ra còn người nông cạn về tinh thần, những con người một chiều kích. Đọc sách là cả một cuộc khám phá, chinh phục... - Lí lẽ: Đánh thức những giá trị tinh thần - Bằng chứng: sự xuất hiện của sách điện tử, internet, chữ in nổi sự phát triển của nhân loại...; Trí tuệ và tâm tư gắn liền với ngôn ngữ, tiếng nói và chữ viết... NT: Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu thuyết phục. c. Điều kiện để giải quyết tình trạng sa sút trong văn hóa đọc - Chủ thể đọc (con người): Phải ham đọc - Đối tượng đọc (sách): Phải có sách hay, thu hút Tác động qua lại với nhau. Thiếu một trong hai, tình trạng sa sút trong văn hóa đọc sẽ khó cải thiện được - NT: Phân tích tỉ mỉ, chi tiết. d, Đọc sách là một kiểu trải nghiệm * Có thể xem đọc sách là một kiểu trải nghiệm vì: - Trải nghiệm về cách đọc sách, người đọc sẽ tìm ra một cách đọc phù hợp với bản thân mình. - Trải nghiệm cùng nội dung của cuốn sách, người đọc sẽ có thêm những hiểu biết mới dựa vào nội dung của sách, đó chính là một sự trải nghiệm. Liên hệ thực tiễn. Thao tác 3: Tìm hiểu kết thúc vấn đề (7 p) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: Em hãy nhận xét về cách kết thúc vấn đề của văn bản? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh, mở rộng kiến thức. 3. Kết thúc vấn đề - Nhắc lại thông điệp về đọc sách Kết thúc đầu cuối tương ứng Tạo tính liên kết chặt chẽ cho văn bản, khẳng định tính thuyết phục của ý kiến được đưa ra để bàn luận Thao tác 4: Tổng kết (5 p) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS khái quát nội dung nghệ thuật của bài - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức III. Tổng kết 1. Nghệ thuật Lối dẫn dắt độc đáo, lập luận chặt chẽ bằng cách đưa ra lí lẽ, bằng chứng thuyết phục… 2. Nội dung Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả về cách nhìn nhận của mình về tầm quan trọng của việc đọc sách và tính cấp thiết của việc khắc phụ sự sa sút băn hóa đọc. Bên cạnh đó, bài viết còn truyền cảm hứng, kêu gọi mọi người yêu sách hơn, đọc sách để giữ vững văn hóa, mở mang tri thức. Hoạt động 3: Luyện tập (5’) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV cho học sinh xem video và tổ chức hoạt động GÓC CHIA SẺ - Em có thói quen đọc sách không? - Em thấy mình đã đọc sách đúng cách hay chưa? - (Nếu chưa) Cách khắc phục? - Theo em, sách mang lại điều gì cho bản thân? Hoạt động 4: Vận dụng (5’) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: chọn 1 trong 2 đề sau: + Viết đoạn văn (khoảng 6-8 câu) với chủ đề: Sách là để đọc, không phải để trưng bày. + Vấn đề “lười đọc”, “sa sút văn hóa đọc” là một vấn đề đáng báo động hiện nay. Theo em, cần làm gì để khơi gợi hứng thú đọc sách ở mỗi người? Hãy trình bày bằng đoạn văn từ 6-8 câu chia sẻ ý kiến của em. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. * Hướng dẫn về nhà: - Học bài - Hoàn thiện bài tập - Soạn bài: Thực hành Tiếng Việt -------------------------------------- Ngày soạn: 24/3/2024 Ngày dạy: 29/3/2024 Tiết 108 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS hiểu được thế nào là thuật ngữ, cách xác định nghĩa của thuật ngữ, biết được có những đơn vị khi thì được dùng với tư cách là thuật ngữ, khi được sử dụng như một từ ngữ thông thường; biết dựa vào câu để xác định một đơn vị nào đó có phải là thuật ngữ hay không. - HS vận dụng hiểu biết về thuật ngữ để tiếp nhận văn bản khoa học trong các bài học; biết sử dụng thuật ngữ trong việc tạo lập văn bản theo yêu cầu. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực chuyên biệt - Năng lực ngôn ngữ: HS sử dụng được thuật ngữ một cách có hiệu quả trong khi nói và viết (đặt câu, viết đoạn văn). - Năng lực văn học: HS cảm nhận được cái hay về nội dung và nghệ thuật khi sử dụng thuật ngữ một cách chính xác và đúng mục đích. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Học sinh có ý thức trách nhiệm thực hiện nhiệm vận dụng kiến thức về thuật ngữ vào các văn bản được học và trong cuộc sống. - Chăm chỉ: Học sinh chăm chỉ học tập, rèn luyện để sử dụng thuật ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Tìm hiểu, khám phá nghĩa của các từ (thuật ngữ) để mở rộng vốn hiểu biết. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7 tập hai, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5’) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: 30s TƯ DUY - Các thuật ngữ quen thuộc sẽ lần lượt xuất hiện trên màn hình, HS suy nghĩ nhanh để giải nghĩa những thuật ngữ đó: Thế nào là hình tam giác? Thế nào là hình vuông? Truyện ngụ ngôn là gì? Tục ngữ là gì? - Thời gian cho mỗi khái niệm: 30 giây - HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời - GV dẫn dắt vào bài học mới: Những khái niệm chúng ta vừa giải thích trong hoạt động vừa rồi được gọi là thuật ngữ. Vậy thuật ngữ là gì và đặc điểm của thuật ngữ như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài hôm nay nhé! Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (15p) a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm thuật ngữ và nắm được, nhận biết được đặc điểm, chức năng của thuật ngữ. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi dẫn + Dựa vào phần Tri thức ngữ văn đã học ở bài 8, em hãy nhắc lại khái niệm thuật ngữ. + Đọc kiến thức trong phần Nhận biết đặc điểm và chức năng của thuật ngữ, hãy cho biết đặc điểm về cấu tạo, chức năng và phạm vi sử dụng của thuật ngữ? + Theo em, với kiến thức về Thuật ngữ, chúng ta cần phải lưu ý điều gì? + Hãy nêu các thuộc tính của thuật ngữ? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. Hình thành kiến thức 1. Khái niệm thuật ngữ - Là từ ngữ dùng để chỉ các khái niệm của một số lĩnh vực chuyên môn hoặc ngành khoa học. - Nghĩa của thuật ngữ là nghĩa quy ước trong phạm vi hẹp của lĩnh vực chuyên môn hoặc khoa học chuyên ngành. - Nhờ sử dụng chính xác và hợp lí các thuật ngữ, văn bản có được tính chuyên môn cao và cách biểu đạt hàm súc, tạo thuận lợi cho những cuộc trao đổi, thảo luận bổ ích xung quanh nội dung của văn bản. 2. Nhận biết đặc điểm và chức năng của thuật ngữ - Về cấu tạo, thuật ngữ có thể là một từ hoặc một cụm từ. - Về chức năng và phạm vi sử dụng: thuật ngữ được sử dụng trong các ngành khoa học hoặc các lĩnh vực chuyên môn. - Về mối quan hệ giữa thuật ngữ và các từ ngữ thông thường: + Có những đơn vị khi thì được dùng với tư cách là thuật ngữ, khi thì được dung như từ ngữ thông thường. Muối là hợp chất mà phân tử có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc acid Thuật ngữ Canh còn hơi nhạt, con thêm tí muối nữa Từ thông thường + Có những thuật ngữ đôi khi được dùng như từ ngữ thông thường. Ẩn số của phương trình này là một số thập phân Liệu con virut này có biến thể nào khác hay không vẫn còn là một ẩn số + Muốn phân biệt chính xác cần dựa vào câu và loại văn bản, ngữ cảnh mà nó xuất hiện - Các thuộc tính của thuật ngữ + Tính chính xác + Tính quốc tế + Tính hệ thống Hoạt động 3: Luyện tập (20p) a. Mục tiêu: biết sử dụng kiến thức vừa học để giải quyết các bài tập b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 3 nhóm và hoàn thành bài tập + Nhóm 1: bài tập 1 + Nhóm 2: bài tập 2 + Nhóm 3: bài tập 3 Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Bài tập 1 a. Ngụ ngôn Dùng để chỉ một thể loại văn học b. Triết học Chỉ một ngành khoa học. c. Văn hóa Chỉ những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra d. In-ter-net Chỉ một lĩnh vực của công nghệ thông tin Bài tập 2 - Ngụ ngôn: thể loại văn học, dùng văn xuôi hoặc văn vần, thường mượn chuyện loài vật để nói về việc đời nhằm dẫn đến những kết luận về đạo lí, kinh nghiệm sống. - Triết học: khoa học nghiên cứu về những quy luật chung nhất của thế giới và sự nhận thức thế giới. - Văn hóa: tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình lịch sử. - In-tơ-nét: hệ thống các mạng máy tính được nối với nhau trên phạm vi toàn thế giới, tạo điều kiện cho các dịch vụ truyền thông dữ liệu, như tìm đọc thông tin từ xa, truyền các tệp tin, thư tín điện tử và các nhóm thông tin. Bài tập 3 Những từ in đậm trong các câu sau là thuật ngữ: - Trong một bài hát hay bản nhạc, phần được lặp lại nhiều lần khi trình diễn gọi là điệp khúc. - Trong thời đại ngày nay, con người đã biết tận dụng các nguồn năng lượng. - Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, trên đó các đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiện bản đồ. Căn cứ: dựa vào các câu có sử dụng những từ đó.. Đó là những câu có tính chất định nghĩa, thuộc về một về một lĩnh vực nhất định. Các từ điệp khúc, năng lượng, bản đồ chỉ có một nghĩa, thuộc về chuyên môn. Những từ in đậm trong các câu sau là từ ngữ thông thường: - Câu nói ấy lặp đi lặp lại như một điệp khúc - Đọc sách là một cách nạp năng lượng cho sự sống tinh thần - Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thật sự bế tắc Căn cứ: các từ trên đều được dùng theo nghĩa chuyển. Hoạt động 4: Vận dụng (5p) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV cho học sinh làm bài tập nhanh: Sắp xếp các từ, cụm từ sau vào bảng đã cho theo lĩnh vực khoa học thích hợp. am-pe kế, phong trào cách mạng, giống thuần chủng, cốt truyện, biến trở, phương trình, đường phân giác, từ láy, chiến lược, hoán dụ, thành ngữ, nhiệt dung riêng, đấu tranh tự phát, hiệu điện thế,… Gợi ý: * Hướng dẫn về nhà: - Học bài - Hoàn thiện bài tập - Soạn bài: Nói với con (Câu hỏi gV gửi GvCn gửi Nhóm zalo lớp).
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 26/03/24 13:29
Lượt xem: 1
Dung lượng: 193.5kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 24/3/2024 Ngày dạy: 26/3/2024 Tiết 105 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS củng cố hai khái niệm mạch lạc và liên kết, mối quan hệ giữa liên kết và mạch lạc, các biện pháp và phương tiện liên kết thông dụng, liên kết các câu trong đoạn văn và liên kết các đoạn trong văn bản, chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. - HS nhận diện các phương tiện liên kết thường sử dụng trong văn bản, phân tích được chức năng của liên kết qua những ngữ liệu cụ thể, vận dụng tri thức về liên kết vào việc viết đoạn văn hoặc tạo lập văn bản. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực chuyên biệt - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập xác định mạch lạc và liên kết trong văn bản. - Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn. 3. Phẩm chất - Thái độ học tập nghiêm túc. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7 tập hai, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5’) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV đưa ra yêu cầu / nhiệm vụ cho HS: CON MẮT TINH TƯỜNG – VƯỢT MỌI CUNG ĐƯỜNG - GV phát bảng ma trận chữ cái (có thể trình chiếu, có thể in ra và phát cho HS). Trong bảng ma trận đó, HS sẽ tìm nhanh các từ khóa sau: TỪ NGỮ, BIỆN PHÁP, MẠCH LẠC, LIÊN KẾT, PHÉP NỐI, PHÉP THẾ, PHÉP LẶP, ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN, QUAN HỆ - Thời gian thực hiện: 3 phút - HS nào tìm đúng, đủ và nhanh nhất sẽ chiến thắng - HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời; - GV dẫn dắt vào bài học mới: Cũng giống như những mắt xích, trong một văn bản cũng cần có sự liên kết, mạch lạc, hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức. Vậy làm thế nào để liên kết các câu trong đoạn và liên kết các đoạn trong văn bản? Bài học hôm nay cô trò cùng đi tìm hiểu Biện pháp liên kết và từ ngữ liên kết. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (15p) a. Mục tiêu: HS củng cố hai khái niệm mạch lạc và liên kết, mối quan hệ giữa liên kết và mạch lạc, các biện pháp và phương tiện liên kết thông dụng, liên kết các câu trong đoạn văn và liên kết các đoạn trong văn bản, chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi dẫn + Hãy nhắc lại khái niệm Mạch lạc và liên kết. + Quan sát vào 3 ví dụ trong SGK, trang 59-60 và hoàn thành nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1: NHẬN DIỆN + Chỉ ra từ ngữ nối biểu thị quan hệ giữa câu sau và câu trước: Có lẽ cháu nghĩ rằng tấm bản đồ dẫn đường của ông sau đó đã trở nên rõ ràng hơn, khi ông đã trưởng thành. Nhưng không phải vậy đâu Sam à. + Chỉ ra từ ngữ dùng để thay thế cho từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước: Hai mươi tuổi, chàng thanh niên Lỗ Tấn du học ở Nhật. Ông theo ngành Y. + Chỉ ra từ ngữ được lặp lại ở các câu trong đoạn văn sau: Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thực sự bế tắc. Ông không biết có phải mình là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không. […] Ông cảm thấy mặt đất dưới chân mình sao mà bấp bênh và không bền vững. Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ 1, HS thực hiện tiếp nhiệm vụ 2. GV có thể chấm chữa xong nhiệm vụ 1 rồi tiếp tục giao nhiệm vụ 2. Nhiệm vụ 2: GHÉP CẶP (HS nối phép liên kết với đặc điểm tương ứng của chúng) Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. Hình thành kiến thức 1. Khái niệm mạch lạc: - Là sự liền mạch về nội dung của một đoạn văn hoặc văn bản; chủ yếu dựa trên sự thống nhất về đề tài và sự tiếp nối theo một trình tự hợp lí giữa các câu trong đoạn văn hoặc giữa các đoạn văn trong văn bản. - Các câu, các đoạn, các phần: + Đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề xuyên suốt + Được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lý trước sau hô ứng chủ đề liền mạch và gợi nhiều hứng thú cho người đọc (người nghe) 2. Khái niệm liên kết: - Là quan hệ về mặt hình thức giữa các câu trong đoạn văn hoặc giữa các đoạn trong văn bản. - Thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ như: + từ ngữ nối + từ ngữ lặp lại + từ ngữ thay thế (từ đồng nghĩa, đại từ)…. 3. Nhận diện một số biện pháp liên kết và từ ngữ liên kết a. Phép nối (đoạn a – “Nhưng”) Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa hai câu liền với nhau b. Phép thế (Từ ông thay thế cho từ chàng thanh niên Lỗ Tấn ở câu trước) Tạo ra sự liên kết giữa hai câu với nhau c. Phép lặp (từ ông) Tạo ra sự liên kết giữa các câu với nhau Phép lặp: được tạo nên bằng cách để câu sau lặp lại một số từ ngữ ở câu trước Phép thế: sử dụng từ ngữ ở câu sau thay thế cho từ ngữ ở câu trước Phép nối: sử dụng từ ngữ nối Hoạt động 3: Luyện tập (20p) a. Mục tiêu: biết sử dụng kiến thức vừa học để giải quyết các bài tập b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức làm bài tập 1,2,3,4,5 Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Bài tập 1 - Nội dung đoạn 1: “Ông” kể cho Sam về cách nhìn cuộc đời của mẹ ông và bố ông. - Nội dung đoạn 2: “Ông” luôn tin tưởng mọi người, ngược lại, mẹ ông thì luôn hoài nghi. Do tất cả các câu trong đoạn văn cùng tập trung thể hiện một chủ đề, giữa các câu có sự liên kết về hình thức. Bài tập 2 - Ở đoạn thứ nhất: + Câu (2) gắn với câu (1) bằng lặp từ ngữ (bản đồ dẫn đường của cháu- tấm bản đồ của ông) + Câu (3) gắn với câu (2) bằng lặp từ (ông) + Câu (4) gắn với câu (3) bằng đại từ thay thế (mẹ ông-bà) và lặp lại từ (ông) + Câu (5) gắn với câu (4) bằng từ ngữ thay thế (quan điểm đó thay cho cụm từ dài nói về quan điểm của bà mẹ) và lặp lại từ (ông) - Ở đoạn thứ hai: tất cả các câu liền kề nhau đều gắn với nhau bằng cách lặp lại từ ông Bài tập 3 - Câu có tác dụng liên kết giữa hai đoạn: “Nhưng quan điểm ấy dường như không phù hợp với ông” - Các phương tiện liên kết đoạn thứ hai: quan hệ từ nhưng - chữ đầu tiên nằm ở câu (1) của đoạn thứ hai, bên cạnh đó lặp lại từ quan điểm ở đoạn trước cũng có tác dụng liên kết Bài tập 4 - Cách sắp xếp thứ nhất: 2, 4, 1, 5, 3 Nhận xét: một số câu liền kề nhau không còn phương tiện liên kết, nhưng quan trọng hơn, giữa chúng không có mối quan hệ về nội dung - Cách sắp xếp thứ hai: 7, 3, 4, 6, 1, 5, 2 Nhận xét: về hình thức, phương tiện liên kết (lặp từ ông) vẫn tồn tại, song giữa các câu không có sự liên hệ về nội dung. Cả hai đều không hề toát ra chủ đề gì, vì thế, đó không phải là hai đoạn văn, mà chỉ là những câu văn lộn xộn. Bài tập 5 Khi hoán đổi hai đoạn thì cả hai đoạn không còn quan hệ lô-gíc, tính liên kết với nhau nữa. Đoạn đầu là mở đầu và giới thiệu quan điểm, đoạn sau là nêu ý kiến của bản thân, bình luận, suy nghĩ về quan điểm đó. Chính vì vậy ta không thể đảo vị trí của hai đoạn. Hoạt động 4: Vận dụng (5p) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV cho học sinh làm bài tập nhanh: Phân tích tính liên kết nội dung và liên kết hình thức của các đoạn trích sau: Mẹ ơi, trên mây có người gọi con: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”. Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”. Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. “Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”. (R. Ta-go, Mây và sóng) Gợi ý: Đoạn thơ của Ta-go có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức: - Về nội dung: +Các câu trong văn bản cùng hướng đến chủ đề: Cuộc trò chuyện của em bé với nhũng người “trên mây”. + Các câu trong văn bản được sắp xếp theo trình tự của cuộc trò chuyện. - Về hình thức: Các câu trong văn bản được liên kết chặt chẽ bằng các phép liên kết: + phép lặp: mẹ, họ, được, chơi, con, mây + phép thế: họ (thế cho những người “trên mây”) + phép nối: nhưng, liên tưởng: sử dụng trường từ vựng về thiên nhiên (bình minh, vầng trăng, trái đất, trời, mây). - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. * Hướng dẫn về nhà: - Học bài - Hoàn thiện bài tập - Soạn bài: “Hãy cầm lấy và đọc” (Câu hỏi giao nhiệm vụ học tập Gv gửi qua GVCN lớp). --------------------------------------- Ngày soạn: 24/3/2024 Ngày dạy: 26+29/3/2024 TIẾT 106, 107 HÃY CẦM LẤY VÀ ĐỌC - Huỳnh Như Phương- I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS nắm được chủ đề và quan điểm của người viết thể hiện qua VB nghị luận (nhu cầu và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với đời sống con người, cách chọn sách, cách đọc, biện pháp khắc phục sự xuống cấp của văn hóa đọc,…) Tất cả đều được trình bày thành những ý kiến có khả năng định hướng suy nghĩ cho người đọc. - HS hiểu được cách sử dụng lí lẽ, bằng chứng, nghệ thuật diễn đạt, cách chuyển đoạn và liên kết để hướng tới một chủ đề chung của VB nghị luận. 2. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực chuyên biệt: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Hãy cầm lấy và đọc - Năng lực đọc hiểu, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Hãy cầm lấy và đọc. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản. - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề. 3. Phẩm chất: - HS có trách nghiệm với bản thân và với cộng đồng. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Các phương tiện kỹ thuật - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5’) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV đặt câu hỏi gợi dẫn vào bài: + Nêu một câu danh ngôn nói về sách hoặc về việc đọc sách mà em cho là có ý nghĩa. + Em thích đọc loại sách nào? Em đã từng thu nhận được điều gì bổ ích sau khi đọc một cuốn sách? - GV dẫn dắt vào bài mới: Sách là một kho tàng tri thức khổng lồ, là tinh hoa của nhân loại. Sách đem đến cho mỗi người rất nhiều điều bổ ích, chữa lành tâm hồn con người, đưa con người tới chiếm lĩnh tri thức và thế giới. Trong văn bản Hãy cầm lấy và đọc mà chúng ta sẽ được học ngày hôm nay, hãy cùng nhau đi lĩnh hội những tri thức mới nhé. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Đọc và tìm hiểu chung (25 p) a. Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1: đọc- chú thích Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: đọc văn bản trước lớp và các bạn ngồi dưới đánh giá phần đọc của bạn theo gợi ý sau: - Gv giải thích một số từ khó cho học sinh. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS theo dõi sgk - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá Thao tác 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS tìm hiểu các yếu tố: + Tác giả Huỳnh Như Phương (năm sinh, quê quán, thể loại sáng tác, một số tác phẩm tiêu biểu…) + Tác phẩm, đoạn trích (thể loại, xuất xứ, PTBĐ, bố cục, tóm tắt…) - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức * Tóm lược một số ý kiến được tác giả lần lượt trình bày trong văn bản - Câu chuyện về việc lĩnh hội sứ mệnh đọc sách, nghiên cứu của Thánh Au-gu-xtinh - Vai trò của việc đọc sách đối với đời sống tinh thần của con người - Sự khuyến khích đọc sách đến từ những người có trách nhiệm với ta - Sự kì diệu của sách và tác dụng to lớn của việc đọc sách - Đọc sách trong điều kiện thay đổi hình thức sách - Giải pháp cho tình trạng xuống cấp của văn hóa đọc - Nhắc lại thông điệp về việc đọc sách I. Đọc- Tìm hiểu chung 1. Đọc- chú thích a. Đọc Đọc thành tiếng văn bản Hãy cầm lấy và đọc, 2 bạn đọc nối tiếp nhau (GV đọc mẫu đoạn đầu) + HS đọc nối tiếp; thực hiện các nhiệm vụ trong khi đọc (theo dõi, dự đoán, phân tích, tưởng tượng) + Trong quá trình đọc, gặp các thẻ câu hỏi theo dõi, phân tích, suy luận dừng lại 1 phút để suy ngẫm b. Chú thích + Tương truyền: truyền miệng cho nhau nghe trong dân gian từ đời nọ tới đời kia + Sứ mệnh: nhiệm vụ quan trọng, được coi là thiêng liêng + Mặc khải: một khả năng đặc biệt mà chúa ban cho, có thể nhận biết trong khoảnh khắc những điều mà người thường không thể biết. + Trung đại: thời Trung cổ ở các nước châu Âu và thời phong kiến ở các nước phương Đông + Thông điệp: điều công khai gửi đến mọi người + Tuyệt thực: nhịn ăn để thể hiện thái độ phản kháng + Cố định hóa: làm cho giữ nguyên trạng thái, không thay đổi + Phản biện: đánh giá theo một góc nhìn khác + Tha nhân: người khác 2. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả - Huỳnh Như Phương sinh năm 1955 - Quê ở Quảng Ngãi - Là giảng viên đai học, nhà nghiên cứu phê bình văn học. - Tác phẩm chính: Dẫn vào tác phẩm văn chương (1986); Trường phài Hình thức Nga (2007); Những nguồn cảm hứng trong văn hoc(2008); Hãy cầm lấy và đọc (2016); Giấc mơ, cảnh tượng và cái nhìn (2019);.. b. Tác phẩm - Thể loại: Văn bản nghị luận - Xuất xứ: Trích từ cuốn «Hãy nhìn lấy và đọc» - PTBĐ: Nghị luận kết hợp tự sự - Bố cục: + Phần 1: từ đầu...thời trung đại Câu chuyện về động lực đọc sách của Thánh Au-gu-xtinh + Phần 2: tiếp... là vô ích Những vấn đề của việc đọc sách + Phần 3: còn lại Nhắc lại về thông điệp của sách - Tóm tắt: Có một lần Thánh Au-gu-xtinh do nghe giọng nói thì thầm của một em bé: “Hãy cầm lấy mà đọc” mà được thúc đẩy đi sâu vào nghiên cứu triết học và trở thành nhà tư tưởng hàng đầu của thời trung đại. Vượt qua tính chất huyền bí của câu chuyện, lời mời gọi trân trọng người ta đọc một cuốn sách. Con người không ăn có thể chết nhưng người không đọc cũng có thể “chết” dần. Không phủ nhận vai trò của sách trong bối cảnh ngày càng tăng của các phương tiện hiện đại. Chữ nghĩa mang lại kiến thức, văn hóa cho con ngườ, chứa đựng nhiều điều kì diệu của nhân loại. Nền giáo dục không khuyến khích con người đọc sách là nền giáo dục phiến diện. Lâu nay chúng ta thường nghe những báo động về sự sa sút văn hóa đọc. Sách sinh ra là dùng để đọc, không phải để trưng bày. Hãy cầm sách lên và đọc Hoạt động 2.2: Khám phá văn bản a. Mục tiêu: - Phân tích được vấn đề của văn bản - Phân tích được nội dung của vấn đề qua các luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng - Phân tích được kết thúc của văn bản b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1: Tìm hiểu vấn đề nghị luận (15p) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV đặt câu hỏi gợi dẫn: 1. Vấn đề được bàn trong tác phẩm là gì? 2. Nêu tác dụng của cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện? 3. Mục đích kể chuyện của người viết? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức II. Khám phá văn bản 1. Vấn đề nghị luận - Câu chuyện huyền bí về động lực đọc sách của thánh Au-gu-xtinh - Vấn đề: bàn về việc đọc sách Vấn đề quan trọng, có ý nghĩa với nhiều người. - Thông điệp: «Hãy cầm lấy và đọc» hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào. - Tác dụng của cách gợi dẫn vấn đề + Tạo ấn tượng, khơi gợi sự tò mò của người đọc về vấn đề được bàn tới + Từ câu chuyện của Thánh, tác giả khéo léo kết nối với vấn đề mình muốn đề cập tới. + Câu chuyện mở đầu văn bản tạo nên sự hấp dẫn, như là một dẫn chứng quan trọng cho văn bản TIẾT 2 Thao tác 2: Tìm hiểu bàn luận về vấn đề (23 p) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu học sinh chia nhóm và hoàn thành nhiệm vụ sau + Nhóm 1: a. Cách lí giải về thông điệp «Hãy cầm lấy và đọc» + Nhóm 2: b. Vai trò của việc đọc sách đối với đời sống con người + Nhóm 3: c. Điều kiện để giải quyết tình trạng sa sút trong văn hóa đọc + Nhóm 4: d, Đọc sách là một kiểu trải nghiệm - Thời gian: 10 phút Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS chia nhóm và hoàn thành nhiệm vụ được phân công. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. 2. Bàn luận về vấn đề Vấn đề: bàn về việc đọc sách Vấn đề quan trọng, có ý nghĩa với nhiều người. a. Cách lí giải về thông điệp «Hãy cầm lấy và đọc» - Được coi như một thông điệp của văn bản để kêu gọi mọi người + Hãy tiếp xúc trực tiếp với cuốn sách, tự trải nghiệm mà không qua một trung gian nào. + Việc tự tiếp xúc với sách sẽ khác với việc nghe người khác nói lại (được trực tiếp có cảm xúc và tiếp xúc với ngôn từ) + Việc đọc sách sẽ là một trải nghiệm cho bản thân b. Vai trò của việc đọc sách đối với đời sống con người - Lí lẽ: Đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người. - Bằng chứng: Con chữ trên trang sách hàm chứa văn hóa của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước. Chữ kích thích trí tưởng tượng của người đọc, không bị cố định hóa trong một khuôn khổ, hình thể nào. - Lí lẽ: Một nền giáo dục không khuyến khích con người đọc sách là một nền giáo dục phiến diện - Bằng chứng: Tạo ra còn người nông cạn về tinh thần, những con người một chiều kích. Đọc sách là cả một cuộc khám phá, chinh phục... - Lí lẽ: Đánh thức những giá trị tinh thần - Bằng chứng: sự xuất hiện của sách điện tử, internet, chữ in nổi sự phát triển của nhân loại...; Trí tuệ và tâm tư gắn liền với ngôn ngữ, tiếng nói và chữ viết... NT: Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu thuyết phục. c. Điều kiện để giải quyết tình trạng sa sút trong văn hóa đọc - Chủ thể đọc (con người): Phải ham đọc - Đối tượng đọc (sách): Phải có sách hay, thu hút Tác động qua lại với nhau. Thiếu một trong hai, tình trạng sa sút trong văn hóa đọc sẽ khó cải thiện được - NT: Phân tích tỉ mỉ, chi tiết. d, Đọc sách là một kiểu trải nghiệm * Có thể xem đọc sách là một kiểu trải nghiệm vì: - Trải nghiệm về cách đọc sách, người đọc sẽ tìm ra một cách đọc phù hợp với bản thân mình. - Trải nghiệm cùng nội dung của cuốn sách, người đọc sẽ có thêm những hiểu biết mới dựa vào nội dung của sách, đó chính là một sự trải nghiệm. Liên hệ thực tiễn. Thao tác 3: Tìm hiểu kết thúc vấn đề (7 p) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: Em hãy nhận xét về cách kết thúc vấn đề của văn bản? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh, mở rộng kiến thức. 3. Kết thúc vấn đề - Nhắc lại thông điệp về đọc sách Kết thúc đầu cuối tương ứng Tạo tính liên kết chặt chẽ cho văn bản, khẳng định tính thuyết phục của ý kiến được đưa ra để bàn luận Thao tác 4: Tổng kết (5 p) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS khái quát nội dung nghệ thuật của bài - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức III. Tổng kết 1. Nghệ thuật Lối dẫn dắt độc đáo, lập luận chặt chẽ bằng cách đưa ra lí lẽ, bằng chứng thuyết phục… 2. Nội dung Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả về cách nhìn nhận của mình về tầm quan trọng của việc đọc sách và tính cấp thiết của việc khắc phụ sự sa sút băn hóa đọc. Bên cạnh đó, bài viết còn truyền cảm hứng, kêu gọi mọi người yêu sách hơn, đọc sách để giữ vững văn hóa, mở mang tri thức. Hoạt động 3: Luyện tập (5’) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV cho học sinh xem video và tổ chức hoạt động GÓC CHIA SẺ - Em có thói quen đọc sách không? - Em thấy mình đã đọc sách đúng cách hay chưa? - (Nếu chưa) Cách khắc phục? - Theo em, sách mang lại điều gì cho bản thân? Hoạt động 4: Vận dụng (5’) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: chọn 1 trong 2 đề sau: + Viết đoạn văn (khoảng 6-8 câu) với chủ đề: Sách là để đọc, không phải để trưng bày. + Vấn đề “lười đọc”, “sa sút văn hóa đọc” là một vấn đề đáng báo động hiện nay. Theo em, cần làm gì để khơi gợi hứng thú đọc sách ở mỗi người? Hãy trình bày bằng đoạn văn từ 6-8 câu chia sẻ ý kiến của em. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. * Hướng dẫn về nhà: - Học bài - Hoàn thiện bài tập - Soạn bài: Thực hành Tiếng Việt -------------------------------------- Ngày soạn: 24/3/2024 Ngày dạy: 29/3/2024 Tiết 108 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS hiểu được thế nào là thuật ngữ, cách xác định nghĩa của thuật ngữ, biết được có những đơn vị khi thì được dùng với tư cách là thuật ngữ, khi được sử dụng như một từ ngữ thông thường; biết dựa vào câu để xác định một đơn vị nào đó có phải là thuật ngữ hay không. - HS vận dụng hiểu biết về thuật ngữ để tiếp nhận văn bản khoa học trong các bài học; biết sử dụng thuật ngữ trong việc tạo lập văn bản theo yêu cầu. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực chuyên biệt - Năng lực ngôn ngữ: HS sử dụng được thuật ngữ một cách có hiệu quả trong khi nói và viết (đặt câu, viết đoạn văn). - Năng lực văn học: HS cảm nhận được cái hay về nội dung và nghệ thuật khi sử dụng thuật ngữ một cách chính xác và đúng mục đích. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Học sinh có ý thức trách nhiệm thực hiện nhiệm vận dụng kiến thức về thuật ngữ vào các văn bản được học và trong cuộc sống. - Chăm chỉ: Học sinh chăm chỉ học tập, rèn luyện để sử dụng thuật ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Tìm hiểu, khám phá nghĩa của các từ (thuật ngữ) để mở rộng vốn hiểu biết. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7 tập hai, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5’) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: 30s TƯ DUY - Các thuật ngữ quen thuộc sẽ lần lượt xuất hiện trên màn hình, HS suy nghĩ nhanh để giải nghĩa những thuật ngữ đó: Thế nào là hình tam giác? Thế nào là hình vuông? Truyện ngụ ngôn là gì? Tục ngữ là gì? - Thời gian cho mỗi khái niệm: 30 giây - HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời - GV dẫn dắt vào bài học mới: Những khái niệm chúng ta vừa giải thích trong hoạt động vừa rồi được gọi là thuật ngữ. Vậy thuật ngữ là gì và đặc điểm của thuật ngữ như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài hôm nay nhé! Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (15p) a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm thuật ngữ và nắm được, nhận biết được đặc điểm, chức năng của thuật ngữ. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi dẫn + Dựa vào phần Tri thức ngữ văn đã học ở bài 8, em hãy nhắc lại khái niệm thuật ngữ. + Đọc kiến thức trong phần Nhận biết đặc điểm và chức năng của thuật ngữ, hãy cho biết đặc điểm về cấu tạo, chức năng và phạm vi sử dụng của thuật ngữ? + Theo em, với kiến thức về Thuật ngữ, chúng ta cần phải lưu ý điều gì? + Hãy nêu các thuộc tính của thuật ngữ? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. Hình thành kiến thức 1. Khái niệm thuật ngữ - Là từ ngữ dùng để chỉ các khái niệm của một số lĩnh vực chuyên môn hoặc ngành khoa học. - Nghĩa của thuật ngữ là nghĩa quy ước trong phạm vi hẹp của lĩnh vực chuyên môn hoặc khoa học chuyên ngành. - Nhờ sử dụng chính xác và hợp lí các thuật ngữ, văn bản có được tính chuyên môn cao và cách biểu đạt hàm súc, tạo thuận lợi cho những cuộc trao đổi, thảo luận bổ ích xung quanh nội dung của văn bản. 2. Nhận biết đặc điểm và chức năng của thuật ngữ - Về cấu tạo, thuật ngữ có thể là một từ hoặc một cụm từ. - Về chức năng và phạm vi sử dụng: thuật ngữ được sử dụng trong các ngành khoa học hoặc các lĩnh vực chuyên môn. - Về mối quan hệ giữa thuật ngữ và các từ ngữ thông thường: + Có những đơn vị khi thì được dùng với tư cách là thuật ngữ, khi thì được dung như từ ngữ thông thường. Muối là hợp chất mà phân tử có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc acid Thuật ngữ Canh còn hơi nhạt, con thêm tí muối nữa Từ thông thường + Có những thuật ngữ đôi khi được dùng như từ ngữ thông thường. Ẩn số của phương trình này là một số thập phân Liệu con virut này có biến thể nào khác hay không vẫn còn là một ẩn số + Muốn phân biệt chính xác cần dựa vào câu và loại văn bản, ngữ cảnh mà nó xuất hiện - Các thuộc tính của thuật ngữ + Tính chính xác + Tính quốc tế + Tính hệ thống Hoạt động 3: Luyện tập (20p) a. Mục tiêu: biết sử dụng kiến thức vừa học để giải quyết các bài tập b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 3 nhóm và hoàn thành bài tập + Nhóm 1: bài tập 1 + Nhóm 2: bài tập 2 + Nhóm 3: bài tập 3 Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Bài tập 1 a. Ngụ ngôn Dùng để chỉ một thể loại văn học b. Triết học Chỉ một ngành khoa học. c. Văn hóa Chỉ những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra d. In-ter-net Chỉ một lĩnh vực của công nghệ thông tin Bài tập 2 - Ngụ ngôn: thể loại văn học, dùng văn xuôi hoặc văn vần, thường mượn chuyện loài vật để nói về việc đời nhằm dẫn đến những kết luận về đạo lí, kinh nghiệm sống. - Triết học: khoa học nghiên cứu về những quy luật chung nhất của thế giới và sự nhận thức thế giới. - Văn hóa: tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình lịch sử. - In-tơ-nét: hệ thống các mạng máy tính được nối với nhau trên phạm vi toàn thế giới, tạo điều kiện cho các dịch vụ truyền thông dữ liệu, như tìm đọc thông tin từ xa, truyền các tệp tin, thư tín điện tử và các nhóm thông tin. Bài tập 3 Những từ in đậm trong các câu sau là thuật ngữ: - Trong một bài hát hay bản nhạc, phần được lặp lại nhiều lần khi trình diễn gọi là điệp khúc. - Trong thời đại ngày nay, con người đã biết tận dụng các nguồn năng lượng. - Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, trên đó các đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiện bản đồ. Căn cứ: dựa vào các câu có sử dụng những từ đó.. Đó là những câu có tính chất định nghĩa, thuộc về một về một lĩnh vực nhất định. Các từ điệp khúc, năng lượng, bản đồ chỉ có một nghĩa, thuộc về chuyên môn. Những từ in đậm trong các câu sau là từ ngữ thông thường: - Câu nói ấy lặp đi lặp lại như một điệp khúc - Đọc sách là một cách nạp năng lượng cho sự sống tinh thần - Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thật sự bế tắc Căn cứ: các từ trên đều được dùng theo nghĩa chuyển. Hoạt động 4: Vận dụng (5p) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV cho học sinh làm bài tập nhanh: Sắp xếp các từ, cụm từ sau vào bảng đã cho theo lĩnh vực khoa học thích hợp. am-pe kế, phong trào cách mạng, giống thuần chủng, cốt truyện, biến trở, phương trình, đường phân giác, từ láy, chiến lược, hoán dụ, thành ngữ, nhiệt dung riêng, đấu tranh tự phát, hiệu điện thế,… Gợi ý: * Hướng dẫn về nhà: - Học bài - Hoàn thiện bài tập - Soạn bài: Nói với con (Câu hỏi gV gửi GvCn gửi Nhóm zalo lớp).
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

