Danh mục
KHBD Giáo dục địa phương 7 tuần 6,7
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 12/10/23 08:51
Lượt xem: 6
Dung lượng: 530.8kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 09/10/2023 Thời gian Tiết PPCT Lớp 12/10/2023 6 7B3 14/10/2023 6 7B1 19/10/2023 7 7B3 21/10/2023 7 7B1 Ngày giảng: Tiết 6,7 BÀI 3: BẢO VẬT QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH (Thời lượng: 2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức – Trình bày được địa điểm phát hiện các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. – Giới thiệu được giá trị văn hoá, lịch sử của các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Năng lực tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá các kiến thức. - Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện khác để trình bày và thảo luận về đặc điểm các dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh * Năng lực đặc thù: + Năng lực nhận thức khoa học về các giá trị văn hoá, lịch sử của các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. + Năng lực tìm hiểu tự nhiên, xã hội: giải thích được các giá trị văn hoá, lịch sử của các bảo vật quốc gia. + Năng lực giao tiếp, hợp tác, thảo luận, thuyết trình để làm việc nhóm, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào việc bảo tồn các bảo vật quốc gia. *Học sinh khuyết tật 7B1: biết địa điểm phát hiện của các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 3. Phẩm chất - Yêu nước, trách nhiệm: Có ý thức tìm hiểu địa điểm phát hiện các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Giới thiệu được giá trị văn hoá, lịch sử của các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Có ý thức bảo tồn các bảo vật quốc gia. 4. mục tiêu đối với học sinh khuyết tật Lắng nghe bài giảng , cố gắng chép bài đầy đủ II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Một số hình ảnh các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, ứng dụng bản đồ của Google (nếu có) - Phiếu học tập; Rubric/Bảng kiểm; Giấy A0, bút dạ, bút màu - Máy tính, bảng thông minh. Dự kiến: Tiết Nội dung Tiết 1 Hoạt động 1 và hoạt động 2 Tiết 2 Hoạt động 3 và hoạt động 4 Tiết 6 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG ( 5 phút) a. Mục tiêu: HS xác định được vấn đề cần giải quyết liên quan đến bài học (các thông tin cơ bản để xác định các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh) và tạo hứng thú trong học tập cho HS. b. Nội dung: giới thiệu một số bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. c. Sản phẩm: - Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (1-2 phút) - GV giới thiệu video về các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. https://www.youtube.com/watch?v=5zmTcl7M_Bo - GV đặt câu hỏi: Qua video trên, em hãy kể tên một số bảo vật quốc gia ở tỉnh Quảng Ninh. Cảm nhận của em về bảo vật quốc gia qua video vừa xem? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (05 phút): - HS xem video và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận (01 phút): - GV mời một số HS trả lời câu hỏi và gọi một vài HS khác nhận xét về nội dung câu trả lời của bạn.- Giáo viên sẽ cho hiển thị đáp án sau khi các HS nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định (01 phút): - GV đánh giá kết quả hoạt động của HS, động viên học sinh có câu trả lời đúng. - GV dẫn dắt HS vào bài học: tìm hiểu các bảo vật quốc gia của tỉnh Quảng Ninh. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (40 phút) Hoạt động 2.1. Khái quát các bảo vật quốc gia của tỉnh Quảng Ninh (20 phút) a. Mục tiêu: HS trình bày được khái quát các bảo vật quốc gia của tỉnh Quảng Ninh. Xác định trên bản đồ một số vị trí tập trung các bảo vật quốc gia. b. Nội dung: - Tìm hiểu chung về các bảo vật quốc giac của tỉnh Quảng Ninh. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (01 phút): - GV hỏi HS hiểu thế nào là bảo vật quốc gia? (Học sinh khuyết tật) “Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học”. - GV yêu cầu HS đọc đoạn ngữ liệu phần 1. Khái quát các bảo vật quốc gia của tỉnh Quảng Ninh trong SGK thực hiện yêu cầu theo trình tự sau: - GV đề nghị HS chia thành nhóm bàn đọc thông tin mục 1, kết hợp những hiểu biết của mình để tìm hiểu, thảo luận và trả lời câu hỏi. Chọn một số nhóm trả lời hai câu hỏi: 1. Hãy giới thiệu một bảo vật quốc gia của tỉnh Quảng Ninh mà em yêu thích. 2. Hãy nêu một số thông tin về bảo vật quốc gia tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông đang được lưu giữ tại Yên Tử. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (4 phút): - HS làm việc cá nhân (02 phút) - Làm việc nhóm (02 phút); - GV: quan sát, nhắc nhở hs về hiệu lệnh thời gian, trợ giúp các cá nhân/nhóm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận (08 phút): - Các nhóm trình bày kết quả đã hoàn thành (trên giấy A4 hoặc giấy nhớ) - Giáo viên gọi ngẫu nhiên đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày; Mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên chiếu đáp án, hs các nhóm dựa vào đáp án để chấm chéo sản phẩm nhóm của nhau; Học sinh ghi chép cá nhân. Bước 4: Kết luận, nhận định (01 phút): - GV đánh giá kết quả trả lời của HS. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS. - GV chốt kiến thức: Tính đến tháng 06 năm 2021, Quảng Ninh có tất cả 09 bảo vật quốc gia: (1) Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông, niên đại thế kỉ XVII, được thờ trong tháp Huệ Quang tại Khu di tích và danh thắng Yên Tử; (2) Hộp vàng Ngoạ Vân - Yên Tử, niên đại thế kỉ XIV; (3) Bình gốm Đầu Rằm, niên đại nửa đầu thiên niên kỉ thứ II trước Công nguyên (TCN); (4) Trống đồng Quảng Chính, niên đại thế kỉ thứ III – II TCN; (5) Thống đồng thời Trần, niên đại thế kỉ XIII - XIV; (6) Mâm bồng gốm men vẽ nhiều màu, niên đại thế kỉ XV; (7) Bình gốm hoa sen, niên đại thế kỉ XI - XII; (8) Bình gốm hoa nâu Kinnari, niên đại từ thế kỉ XI - XII; (9) Thạp gốm hoa nâu, niên đại thế kỉ XI - XII (các bảo vật từ số 2 đến số 9 đều đang được lưu giữ tại Bảo tàng Quảng Ninh). - GV trình chiếu: Một số hình ảnh bảo vật quốc vật quốc gia của tỉnh Quảng Ninh: Hình 3.1. Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông Hình 3.2. Trống đồng Quảng Chính Hình 3.3. Thống đồng thời Trần Hình 3.4. Mâm bồng gốm men vẽ nhiều màu Hình 3.5. Thạp gốm hoa nâu Hình 3.6. Hộp vàng Ngoạ Vân-Yên Tử Hình 3.7. Bình gốm Đầu Rằm Hoạt động 2.2. Giá trị văn hoá, lịch sử của các bảo vật Quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (20 phút) a. Mục tiêu: - HS trao đổi về giá trị văn hoá, lịch sử của các bảo vật Quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. b. Nội dung: - HS xác định được giá trị văn hoá, lịch sử của 9 bảo vật Quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. c. Sản phẩm: - Phiếu học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS chia thành 4 nhóm học tập; mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư kí, tổ chức thảo luận trên phiếu học tập. – GV phát phiếu học tập cho các nhóm. Lập bảng nhận biết địa danh và ý nghĩa các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS làm viêc theo nhóm và báo cáo kết quả học tập trên phiếu. - Thông tin cho GV: 2.1. Đối với bảo vật quốc gia, Luật Di sản văn hoá (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có quy định các tiêu chí cụ thể. 2.2. Lập bảng nhận biết địa danh và ý nghĩa các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Bước 3: Báo cáo kết quả - HS trình bày kết quả (chú ý hoạt động của học sinh khuyết tật) Bước 4: Đánh giá, nhận xét - GV, HS nhận xét, đánh giá kết quả. - GV chốt kiến thức: 2.1. Đối với bảo vật quốc gia, Luật Di sản văn hoá (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có quy định các tiêu chí cụ thể như sau: a) Là hiện vật gốc độc bản; b) Là hiện vật có hình thức độc đáo; c) Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mĩ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất. 2.2. Lập bảng nhận biết địa danh và ý nghĩa các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. STT Tên bảo vật Địa danh lưu giữ bảo vật Giá trị văn hoá, lịch sử 1 Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông Tháp Huệ Quang, chùa Hoa Yên, khu di tích và danh thắng Yên Tử, thành phố Uông Bí – Niên đại: Đầu thế kỉ XVII, thời Lê Trung Hưng. – Giá trị lịch sử, tư tưởng và mĩ thuật: Phật giáo Đại Việt, Phật giáo Trúc Lâm. 2 Hộp vàng Ngọa Vân – Yên Tử còn gọi là hộp vàng hình Hoa Sen Bảo tàng Quảng Ninh - Niên đại: được xác định có niên đại thời Trần, nửa đầu thế kỷ 14. - Giá trị lịch sử, tư tưởng và mĩ thuật: là một di vật quan trọng liên quan đến hoàng gia hoặc nghi lễ tôn giáo tôn nghiêm, được sử dụng trong nghi lễ Phật giáo Mật tông. 3 Trống đồng Quảng Chính Bảo tàng Quảng Ninh - Niên đại: được xác định có niên đại văn hóa Đông Sơn, khoảng thế kỷ III - II trước Công Nguyên. - Giá trị lịch sử, tư tưởng và mĩ thuật: Trống đồng không chỉ là nhạc khí mà còn có những chức năng khác như biểu tượng cho quyền lực tôn giáo... Trống được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, lễ hội và chiến tranh chống giặc ngoại xâm. 4 Bình gốm Đầu Rằm hay còn gọi là gốm Hoàng Tân Bảo tàng Quảng Ninh - Niên đại: được xác địnhcó niên đại văn hóa Phùng Nguyên muộn, cách đây hơn 3.000 năm. - Giá trị lịch sử, tư tưởng và mĩ thuật: là vật dụng cao quý, được sử dụng trong các nghi lễ như bát bồng và thố của người Phùng Nguyên vùng đất tổ, của cư dân thời đại kim khí ở Đầu Rằm. 5 Thống đồng thời Trần Bảo tàng Quảng Ninh - Niên đại: được xác định có niên đại thời Trần, thế kỷ 13-14. - Giá trị lịch sử, tư tưởng và mĩ thuật: Thống là sự kế thừa và tiếp biến văn hóa của nhiều thời kỳ. Từ nghệ thuật trống đồng Đông Sơn đến nghệ thuật trang trí thời Trần và sau đó. Thống đồng thời Trần là vật dụng lễ khí (tế khí) trong các hoạt động nghi lễ (tế lễ) của đời sống cung đình (miếu, đường) thời Trần. 6 Mâm bồng gốm men vẽ nhiều màu Bảo tàng Quảng Ninh - Niên đại: được xác định có niên đại thời Lê sơ, thế kỷ 15. - Giá trị lịch sử, tư tưởng và mĩ thuật: Căn cứ vào hình dáng, hoa văn trang trí và kích thước, các nhà nghiên cứu đoán định mâm bồng có thể là đồ “ngự dụng” hoặc đồ “quan dụng” (đồ dành cho vua, quan dùng trong hoàng cung) có tính chất cao quý và là vật dụng được sử dụng trong các nghi lễ thờ cúng trong tín ngưỡng của văn hóa người Việt. 7 Bình gốm hoa sen Bảo tàng Quảng Ninh - Niên đại: được xác định có niên đại dưới thời Lý, thế kỷ 11-12. - Giá trị lịch sử, tư tưởng và mĩ thuật: Căn cứ vào hình dáng, hoa văn trang trí và kích thước, bình gốm hoa sen được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng. 8 Bình gốm hoa nâu Kinnari Bảo tàng Quảng Ninh - Niên đại: được xác định có niên đại thời Lý, thế kỷ 11-12, đã phát hiện ở miền Bắc Việt Nam. - Giá trị lịch sử, tư tưởng và mĩ thuật: Bình gốm hoa nâu Kinnari là đồ dùng của tầng lớp quyền quý, hoặc là đồ lễ khí (tế khí) trong các hoạt động nghi lễ của đời sống cung đình (miếu, đường) hoặc đời sống tôn giáo (chùa) thời Lý. 9 Thạp gốm hoa nâu Bảo tàng Quảng Ninh - Niên đại: được xác định có niên đại thời Lý, thế kỷ 11 – 12. - Giá trị lịch sử, tư tưởng và mĩ thuật: Thạp có thể là đồ dùng của tầng lớp quyền quý, hoặc là đồ lễ khí (tế khí) trong các hoạt động nghi lễ của đời sống cung đình (miếu, đường) hoặc đời sống tôn giáo (chùa) thời Lý. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Học bài: kể tên các bảo vật Quốc gia của tỉnh Quảng Ninh. - Nắm được địa điểm phát hiện các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Nhận biết được giá trị văn hoá, lịch sử của các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. - Chuẩn bị tiết 7: - Giới thiệu được giá trị văn hoá, lịch sử của các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. - Làm thế nào để bảo tồn các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh? Tiết 7 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (27 phút) a. Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kỹ năng giới thiệu các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. b. Nội dung - HS giới thiệu các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất những biện pháp bảo tồn các bảo vật Quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS, phiếu học tập. d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: ?1. HS làm việc nhóm đôi, lập sơ đồ tư duy khái quát kiến thức bài học; ?2. Đề xuất ý tưởng làm thế nào để bảo tồn các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả - HS trình bày. - HS báo cáo sơ đồ tư duy trên giấy A0, hoặc trình chiếu PP. Gợi ý trả lời: 1.Lập sơ đồ tư duy khái quát kiến thức bài học (sơ đồ vẽ tay, PP) 2. Lập sơ đồ tư duy đề xuất một số giải pháp bảo tồn bảo vật Quốc gia của tỉnh Quảng Ninh - Tuyên truyền, quảng bá qua các kênh khác nhau về 9 bảo vật Quốc gia của Quảng Ninh. - Tích cực tham gia các hoạt động nhằm phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc (giữ gìn, bảo tồn các bảo vật Quốc gia, khi đi tham quan viện bảo tàng không chạm vào bảo vật…). Bước 4: Đánh giá, nhận xét - GV, HS nhận xét, đánh giá kết quả. - GV chốt kiến thức 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (15 phút) a. Mục tiêu: HS về nhà, vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học để hoàn thành bài tập dự án; thực hành vận dụng gắn với tình huống và thực tiễn. b. Nội dung Thực hiện dự án tìm hiểu bảo vật Quốc gia của tỉnh Quảng Ninh. c. Sản phẩm - Sơ đồ tư duy, dự án tìm hiểu một bảo vật Quốc gia của tỉnh Quảng Ninh. d. Tổ chức thực hiện: GV hướng dẫn HS thực hiện ở nhà. Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV chia nhiệm vụ: Thực hiện dự án tìm hiểu bảo vật Quốc gia của tỉnh Quảng Ninh. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện theo nhóm tổ. Dự án Tìm hiểu các bảo vật Quốc gia của Tỉnh Quảng Ninh: sản phẩm (bằng video quay trực tiếp, video dựng bằng hình ảnh chụp có lồng tiếng thuyết minh, bài viết hoặc các sản phẩm khác...) giới thiệu giá trị của bảo vật quốc gia với du khách. - HS sáng tạo theo ý hiểu của nhóm về ND và hình thức trình bày. - Hoạt động chung của các nhóm: Hãy thuyết trình, giới thiệu về những vấn đề nhóm đã chuẩn bị. - GV gợi ý cách làm, hình thức triển khai và sản phẩm báo cáo (thiết kế bố cục báo cáo; hình thức triển khai và sản phẩm công bố (quay video trực tiếp, sưu tầm tư liệu qua các trang thông tin, bài viết và các sản phẩm khác...). - GV quan sát, thúc đẩy quá trình nghiên cứu, học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả (chú ý hoạt động của học sinh khuyết tật) - GV yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp dự án tìm hiểu bảo vật Quốc gia trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh. - Sưu tầm thông tin, hình ảnh về 08 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Quảng Ninh. - Thực hiện dự án/ sản phẩm (bằng video quay trực tiếp, video dựng bằng hình ảnh chụp có lồng tiếng thuyết minh, bài viết hoặc các sản phẩm khác...) giới thiệu giá trị của bảo vật quốc gia với du khách. Bước 4: Đánh giá, nhận xét - Các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, cho điểm, khích lệ HS học tập. - GV đánh giá, tổng kết. - GV nghiệm thu kết quả các nhóm. - GV đánh giá, chấm sản phẩm. * Hướng dẫn về nhà (03 phút) - Học bài: - Nắm được địa điểm phát hiện các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Nhận biết được giá trị văn hoá, lịch sử của các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. - Giới thiệu được giá trị văn hoá, lịch sử của các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. - Có ý thức bảo tồn các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - Hoàn thiện dự án (sau khi đã được nhận xét, góp ý) - Chuẩn bị bài: + Bài 4. Thương cảng Vân Đồn + Trình bày được thương cảng Vân Đồn là thương cảng quốc tế quan trọng của đất nước. + Giới thiệu được vai trò của thương cảng Vân Đồn: giao thương phát triển kinh tế; giao lưu văn hoá, tôn giáo; mở rộng các mối quan hệ bang giao của nước ta. ******************************************

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.